Việt Nam không đưa lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc phục vụ ý đồ của bất cứ ai
PV: Lực lượng gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc ra đời từ rất sớm, năm 1948. Phải mất tới hơn 60 năm sau, Việt Nam mới bắt đầu cử những sĩ quan đầu tiên đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Vì sao mà chúng ta tham gia muộn như vậy? Có phải do cơ chế hay rào cản nào không, thưa ông?
Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân: Đến năm 1977, Việt Nam mới được gia nhập Liên Hợp Quốc. Sau đó, chúng ta phải đương đầu với các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc và Tây Nam, tiếp đó là bình thường hoá quan hệ với các nước lớn.
Lúc đầu, chúng ta cũng bị ảnh hưởng bởi tư duy mặc cảm thời chiến tranh lạnh: Cho rằng, Liên Hợp Quốc bị các nước lớn chi phối, thao túng nên chúng ta chưa thực sự quan tâm tới hoạt động gìn giữ hòa bình. Mặc dù lực lượng gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc ra đời từ năm 1948 và trên thực tế, sau này nghiên cứu mới thấy không phải một nước lớn nào có thể chi phối hoàn toàn hoạt động của Liên Hợp Quốc. Nhiều nước, trong đó có các nước như Ấn Độ, Indonesia - thành viên sáng lập phong trào không liên kết đều tham gia lực lượng này từ rất sớm, đóng góp quân số đông.
Cũng cần nói thêm rằng, lần đầu tiên Việt Nam tham gia là từ tháng 5/1997 (do Liên Hợp Quốc mời). Như vậy, sau 49 năm chứ không phải 60 năm sau Việt Nam mới tham gia. Lúc đó, Thường trực Ban Bí thư đồng ý nhận lời mời của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và lời mời của nước bạn Algeria, giao Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao cử 5 sĩ quan, cán bộ tham gia tại làm quan sát viên Liên Hợp Quốc tại Algeria.
Bẵng đi hơn một thập kỷ sau, năm 2014, Việt Nam mới cử Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 tham gia. Sau khi đã chuẩn bị bộ máy, cơ chế, chính sách, nhân sự và tranh thủ được sự hỗ trợ quốc tế để có thể tham gia sâu hơn. Đến nay, chúng ta đã cử hàng chục quan sát viên, 5 lượt bệnh viện dã chiến và 2 đội công binh tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, với quân số khoảng trên 500 lượt sĩ quan, quan sát viên quân sự, quân y, công binh, cảnh sát…
Chúng ta cử quân nhân nhưng không cử lực lượng chiến đấu đi tham gia lực lượng này, theo đúng tính chất của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là vô tư, không thiên vị, không sử dụng vũ lực (trừ trường hợp tự vệ cần thiết), theo đề nghị của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và lời mời của nước chủ nhà.
PV: Thực hiện Nghị quyết 1325 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về phụ nữ, hòa bình, an ninh và phát triển, Việt Nam cũng đã cử những nữ sĩ quan tham gia vào lực lượng này. Theo ông, điều này có ý nghĩa như thế nào?
Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân: Ngay từ khi mới ra đời, lực lượng này do các quân nhân nam đảm nhiệm, sau đó mở rộng sang cảnh sát và các thành phần dân sự. Mấy thập kỷ gần đây, xuất hiện các quân nhân nữ trên thế giới tham gia, thậm chí tham gia cả những nhiệm vụ nặng nhọc vốn chỉ phù hợp với nam giới.
Việc Việt Nam cử các nữ sĩ quan tham gia lực lực lượng này là nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới, theo hướng tăng cường trao quyền cho phụ nữ, thêm cơ hội cho các chị em trải nghiệm, phấn đấu; đóng góp vào tương lai bền vững, an ninh, an toàn trên thế giới. Đồng thời cũng thể hiện Việt Nam thực hiện cam kết: Phụ nữ quân đội, phụ nữ công an sẽ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.
PV: Điều 23, Khoản 1 Hiến chương Liên Hợp Quốc có quy định, khi bầu cử Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ “lưu ý đến sự đóng góp của các thành viên Liên Hợp Quốc vào việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế”. Ông có cho rằng, lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam đã mang về điểm cộng để Việt Nam trúng cử vào Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an và 2 lần trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc?
Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân: Việt Nam đã hai lần đảm nhiệm chức trách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an; lần đầu nhiệm kỳ 2007-2008, nhiệm kỳ sau từ 2020-2021; Việt Nam cũng 2 lần trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016 và nhiệm kỳ hiện nay 2023-2025.
Như vậy, lần đầu tham gia Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an cũng như Hội đồng Nhân quyền, chúng ta chưa tham gia nhiều vào hoạt động này.
Tiêu chí lựa chọn ứng viên để Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bầu vào cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an hay Hội đồng Nhân quyền là phải đại diện cho khu vực địa lý. Liên Hợp Quốc chia thế giới thành 5 khu vực địa lý. Trong đó, có nhóm các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương. Nước ứng viên phải được các nước khu vực (châu Á) tín nhiệm giới thiệu, theo tiêu chí toàn diện.
Lấy ví dụ, Việt Nam được các thành viên ASEAN nhất trí ủng hộ là ứng cử viên duy nhất của ASEAN cho vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, đồng thời cũng là ứng cử viên châu Á duy nhất của Cộng đồng Pháp ngữ.
Các nước, các tổ chức khu vực tín nhiệm giới thiệu Việt Nam vì Việt Nam có tiếng nói mạnh mẽ, các bạn khu vực và quốc tế tin rằng Việt Nam sẽ mạnh mẽ hơn khi là thành viên của Hội đồng Bảo an hay Hội đồng Nhân quyền đối với các vấn đề trọng tâm của Liên Hợp Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế.
Như thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, di cư, bảo vệ và thúc đẩy quyền của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người thiểu số, người di cư, đặc biệt trong các cuộc khủng hoảng nhân đạo hoặc xung đột vũ trang trên phạm vi toàn thế giới.
PV: Vì sao Việt Nam chỉ tham gia những chiến dịch gìn giữ hòa bình đã được các bên xung đột đồng ý mời Liên Hợp Quốc tiến hành?
Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân: Đây là tiêu chí chung của Liên Hợp Quốc để đảm bảo tính khách quan, không thiên vị, vô tư và không lợi dụng lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc để nghiêng về bên này hay bên kia, không nghiêng về hoặc nước này hay nước kia trong cuộc xung đột.
Chúng ta không nên quên rằng: Chỉ khi xung đột giữa các bên hay, các nước liên quan chấm dứt, đi tới ký kết Hiệp định/Thỏa thuận hòa bình, trong đó có yêu cầu Liên Hợp Quốc cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến giám sát thi hành Hiệp định/Thỏa thuận hòa bình, thì lúc đó, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc mới tiến hành lập Phái bộ gìn giữ hòa bình, chọn một quan chức dân sự là người đứng đầu Phái bộ; đồng thời Tổng Thư ký và nước/hoặc Chính phủ do các bên xung đột cử ra, lựa chọn thăm dò những nước nào có thể cử quân tham gia, sau đó chính thức mời quốc gia đó. Nói cách khác, nếu Tổng Thư lý Liên Hợp Quốc, các nước, các bên xung đột không mời thì chúng ta không thể mang lực lượng đến đó.
Mỗi Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đều phải được Hội đồng Bảo an nhất trí thông qua bằng Nghị quyết, nêu rõ nhiệm vụ, thời hạn hoạt động, phạm vi hoạt động, kinh phí hoạt động và cứ 6 tháng lại rà xét 1 lần để xem có chấm dứt hay kéo dài hoạt động.
Nếu kéo dài, thì kéo dài đến khi nào, tất cả đều do Hội đồng Bảo an quyết định. Việt Nam chỉ tham gia những Phái bộ gìn giữ hòa bình do Liên Hợp Quốc thành lập và mời tham gia góp quân, để đảm bảo lực lượng này vô tư, không thiên vị, tránh xung đột hay bất đồng với nước chủ nhà.
PV: Khi Việt Nam cử lực lượng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, cũng có nhiều ý kiến đề nghị và đề xuất Việt Nam tham gia vào tìm kiếm, truy bắt tội phạm chiến tranh để giao nộp cho Toà án hình sự quốc tế nhưng chúng ta không đồng ý. Theo ông, vì sao chúng ta lại không tham gia hoạt động này?
Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân: Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) là tòa án quốc tế thường trực được thành lập để điều tra, truy tố và xét xử các cá nhân bị buộc tội phạm những tội ác nghiêm trọng nhất mà cộng đồng quốc tế quan ngại, cụ thể là tội diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh.
Tuy nhiên, kể từ khi thành lập, Tòa án hình sự quốc tế đã phải đối mặt với sự chỉ trích từ nhiều bên và không thể thu hút được sự tham gia của các cường quốc, như Trung Quốc và Nga. Nhiều chính phủ các nước châu Phi phàn nàn rằng, các cuộc truy tố của Tòa án hình sự quốc tế đã nhắm vào châu lục này. Các chính quyền Mỹ gần đây đều cứng rắn với Tòa án hình sự quốc tế, mặc dù chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã áp dụng cách tiếp cận hòa giải hơn nhưng vẫn còn căng thẳng.
Đến nay, mới có 124 quốc gia tham gia Quy chế tòa án hình sự quốc tế (gọi tắt là Quy chế Rome). Khoảng 40 quốc gia chưa ký Quy chế này (như Ethiopia, Ấn Độ, Indonesia, Iraq, Triều Tiên, Ả Rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ...). Như vậy, không phải tất cả các thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đều là thành viên của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC), cho nên tính đại diện chưa cao như Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Chúng ta tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình, không đưa lực lượng đi phục vụ ý đồ của bất cứ ai, của bất cứ nước nào; không làm hại các nước bạn bè hay nước sở tại; không tham gia tìm kiếm, truy bắt “tội phạm chiến tranh” để giao nộp cho ICC. Nói cách khác là chúng ta không “mua dây để tự buộc mình”.
PV: Xin cảm ơn ông.
Theo VOV
-
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominica -
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia -
Thủ tướng chia sẻ 3 đề xuất thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại G20 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu
- Thông điệp mạnh mẽ về niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump
- Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Chile
- Chủ tịch nước Lương Cường đặt vòng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Chile
- Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Chile
- Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
- Ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện CEPA giữa Việt Nam và UAE
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làngVề đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt tay ngay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 50% số xã đạt xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, với hành trình xây dựng từ các hạt nhân nhỏ xóm, làng…
-
Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý về mũi xoang và đầu cổTrong 2 ngày từ 23 – 24/11/2024, tại Hà Nội, Bệnh viên Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh tổ chức Hội nghị quốc tế về “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu cổ”. Đây là cơ hội để các chuyên gia y tế trao đổi kiến thức, nâng cao chất lượng điều trị, cùng nhau góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.
-
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầuThỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon.
-
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnhTrong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
-
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh vì tương lai phát triển bền vữngHội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững” do UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup tổ chức vào sáng 23/11. Đây không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh một địa phương hiện đại, bền vững.
-
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộNgày 23/11/2024, tại thành Phố Vinh (Nghệ An), Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ".
-
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm MalaysiaChuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao.
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ(Tapchinongthonmoi.vn) – Đồng Tháp, vựa lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp với việc nhiều nông dân chuyển đổi sang canh tác lúa hữu cơ. Hướng đi này không chỉ nâng cao giá trị hạt gạo, bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết