Việt Nam nỗ lực trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo về lương thực
Ngày 3/8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức Phiên thảo luận mở về “Nạn đói và mất an ninh lương thực do ảnh hưởng của xung đột” dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken (Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 8/2023) với sự tham dự và phát biểu của đại diện hơn 80 nước thành viên Liên hợp quốc.
Phát biểu tại cuộc họp, diễn giả từ một số tổ chức quốc tế và đại diện các nước đánh giá thế giới đang đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực do tác động đan xen của các yếu tố an ninh truyền thống và phi truyền thống, như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, xung đột vũ trang...
Về giải pháp, các ý kiến cho rằng cần tăng cường vai trò của Liên hợp quốc, nhất là Hội đồng Bảo an, trong việc ngăn ngừa xung đột, tăng cường hệ thống cảnh báo sớm về nguy cơ mất an ninh lương thực, củng cố hệ thống lương thực toàn cầu theo hướng bền vững hơn, bảo đảm khả năng tiếp cận lương thực của dân thường trong xung đột.
Phát biểu tại Phiên thảo luận, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, nhấn mạnh các báo cáo gần đây và thảo luận tại Hội nghị Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) lần thứ 43 diễn ra tại Rome tháng 7/2023 cho thấy thế giới đang phải đối mặt với thách thức ngày càng lớn về an ninh lương thực.
Trong khi hầu hết các lĩnh vực đã phục hồi ở mức độ khác nhau sau đại dịch, tình trạng mất an ninh lương thực tiếp tục là vấn đề nan giải ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là các khu vực có xung đột.
Do đó, cần có cam kết và nỗ lực chung mạnh mẽ hơn của cộng đồng quốc tế để chấm dứt vòng luẩn quẩn giữa xung đột và đói nghèo.
Nhấn mạnh cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa nạn đói tại các vùng xung đột là ngăn chặn bạo lực và xây dựng hòa bình, Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho rằng Hội đồng Bảo an cần đóng vai trò hiệu quả hơn trong giải quyết nguyên nhân gốc rễ của xung đột, qua đó giảm thiểu rủi ro mất an ninh lương thực do xung đột.
Đại diện Việt Nam kêu gọi các bên trong xung đột tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, đặc biệt là luật nhân đạo quốc tế, không phá hủy cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống của dân thường, nhất là phụ nữ và trẻ em, như quy định tại Nghị quyết 2573 do Việt Nam đề xuất khi làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 4/2021.
Đồng thời, Hội đồng Bảo an cần phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan chuyên môn như FAO, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) và các đối tác quốc tế để giải quyết nạn đói ở các khu vực xung đột, hợp tác với các tổ chức khu vực để tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống lương thực và đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định an ninh lương thực vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, trong đó ưu tiên phát triển nông nghiệp ít phát thải và có khả năng chống chịu tác động của biến đổi khí hậu, mong muốn đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo về lương thực trong khu vực.
Đại sứ nhấn mạnh Việt Nam cam kết tiếp tục đóng góp tích cực cho an ninh lương thực toàn cầu, thông qua duy trì xuất khẩu gạo và các nông sản khác một cách ổn định; sẵn sàng cùng cộng đồng quốc tế giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực do tác động của xung đột./.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominica -
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia -
Thủ tướng chia sẻ 3 đề xuất thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại G20 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu
- Thông điệp mạnh mẽ về niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump
- Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Chile
- Chủ tịch nước Lương Cường đặt vòng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Chile
- Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Chile
- Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
- Ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện CEPA giữa Việt Nam và UAE
-
Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao“Bản làng có bình yên, nhà nhà êm ấm thì bà con mới yên tâm sản xuất, mới no đủ được” - Câu nói của ông Giàng Lao Khay, người có uy tín trong bản Pa Kha II, xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La làm chúng tôi nhớ mãi.
-
Hà Tĩnh: Triển vọng từ nghề trồng dâu nuôi tằm(Tapchinongthonmoi.vn)–Trong những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã An Dũng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng các loại cây ngắn ngày hiệu quả thấp sang trồng dâu nuôi tằm và đã thu được kết quả kinh tế khả quan, có thể nghiên cứu nhân rộng.
-
Lào Cai: Nông dân thu hơn trăm tỷ đồng một năm từ quả quýt sen(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai hiện có trên 800ha quýt, trong đó có trên 500ha quýt đang cho thu hoạch, dự kiến sản lượng quýt đạt trên 6.000 tấn, trung bình đạt 12 tấn/ha, thu về khoảng trên 140 tỷ đồng.
-
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An(Tapchinongthonmoi.vn) – Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phát triển kinh tế, xã hội.
-
Chuỗi bán lẻ của Masan báo lãi sau thuế dương trong quý III/2024WinCommerce ghi nhận doanh thu quý III tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 8.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng đạt 20 tỷ đồng, lần đầu có lãi dương kể từ đại dịch Covid-19.
-
Lâm Đồng: Tổ chức sản xuất và thu nhập của người dân nông thôn được nâng caoSau 14 năm thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã giúp diện mạo nông thôn tỉnh Lâm Đồng ngày càng hoàn thiện, chất lượng cuộc sống người dân dần được nâng cao. Thành tựu nổi bật là đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 111/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
-
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đồn Biên phòng Bát MọtTrong chương trình công tác tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại tỉnh Thanh Hóa, chiều 4/12, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, động viên và tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bát Mọt, huyện Thường Xuân.
-
Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõiPhó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 4/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi.
-
Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con sốThủ tướng yêu cầu các dự án luật cần đảm bảo vừa có thể quản lý được nhưng cũng cần đảm bảo thông thoáng để huy động các nguồn lực trong xã hội, phục vụ cho yêu cầu phát triển đất nước.
-
Hội NDVN tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai nghị quyết, nghiệp vụ và ứng dụng nền tảng số Nông dân Việt Nam 2024(Tapchinongthonmoi.vn) – Ngày 4/12, tại thành phố Đà Nẵng, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Nghị quyết, nghiệp vụ công tác văn phòng và ứng dụng nền tảng số App Nông dân Việt Nam 2024.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
4 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn -
5 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua