Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Ngày 14/9, chủ trì và kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9, cũng là phiên họp thứ 9 của năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thiết kế pháp luật đảm bảo một việc chỉ giao một người, cơ quan, tổ chức thực hiện; người, cơ quan, tổ chức nào làm tốt thì giao.
Tại Phiên họp, Chính phủ đã nghe trình bày tờ trình tóm tắt các dự án luật, đề nghị xây dựng luật; báo cáo tiếp thu ý kiến thẩm định về các dự án luật, đề nghị xây dựng luật; đồng thời xem xét, cho ý kiến, thông qua đối với 5 đề nghị, dự án luật, gồm: Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia; Đề nghị xây dựng Luật Báo chí (sửa đổi) và Đề nghị xây dựng Luật Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).
Các thành viên Chính phủ thảo luận sôi nổi về những bất cập, vướng mắc pháp lý phát sinh trong thực tiễn, cản trở sự phát triển; những nội dung cần sửa đổi, bổ sung ngay trong một số luật trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư và tài chính, qua đó khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng.
Chính phủ cũng thảo luận về đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm trong xây dựng pháp luật, đơn giản hóa cách làm, tăng cường phân cấp, phân quyền, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật; đồng thời thảo luận các nội dung nhằm xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, nhất là việc hình thành và cơ chế chính sách cho các tổ hợp báo chí…
Cho ý kiến về hồ sơ, trình tự, thủ tục, nguyên tắc, yêu cầu xây dựng Luật, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trực tiếp cho ý kiến vào từng nội dung cụ thể của từng dự án luật, đề nghị xây dựng luật; giao Bộ, cơ quan chủ trì tiếp tục tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để hoàn thiện dự án luật, bảo đảm chất lượng, tiến độ và trình dự án luật theo đúng quy định.
Đối với Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các nội dung sửa đổi, bổ sung luật cần được thuyết minh, giải trình đầy đủ, rõ ràng, có số liệu, lập luận để bảo đảm tính thuyết phục với cơ quan có thẩm quyền.
Trong đó, nội dung Luật phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; xóa bỏ cơ chế xin-cho, tránh tạo môi trường cho tiêu cực; đơn giản hóa, cắt giảm trình tự, thủ tục, rút ngắn thời gian triển khai, sớm hoàn thành, đưa dự án vào khai thác; huy động năng lực quản lý và nguồn lực của các thành phần kinh tế trong thực hiện dự án đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư; thúc đẩy thực hiện và giải ngân hiệu quả kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; theo nguyên tắc những luật ban hành trước phải thực hiện theo luật ban hành sau và phải áp dụng theo luật chuyên ngành.
Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Chứng khoán, Luật Quản lý thuế, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục rà soát, bảo đảm đồng bộ thống nhất với các luật có liên quan.
Trong đó, sửa đổi một số nội dung Luật Chứng khoán để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thị trường giao dịch thuận lợi, cơ quan nhà nước quản lý hiệu quả hơn; sửa đổi một số nội dung Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập phải làm rõ các nguyên tắc áp dụng chuẩn mực kế toán, bổ sung công khai Báo cáo tài chính, bảo đảm công khai thông tin theo quy định của luật có liên quan, bảo đảm tính răn đe, hiệu quả, khả thi, tránh tiêu cực trong quá trình thực thi công vụ; sửa đổi một số nội dung Luật Quản lý, sử dụng tài sản công cần làm rõ các chính sách quản lý, sử dụng tài sản công đối với lĩnh vực công nghệ cao và đổi mới sáng tạo; đồng thời, tăng cường trách nhiệm kiểm tra, giám sát khi thực hiện phân cấp cho các cơ quan, tổ chức…
Với Đề nghị xây dựng Luật Báo chí (sửa đổi), Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu việc xây dựng Luật phải thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về báo chí; khắc phục vướng mắc, bất cập, bảo đảm phù hợp thực tiễn; thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực báo chí phù hợp với tình hình thực tiễn và xu hướng chuyển đổi số báo chí, song không làm mất đi vai trò của báo chí Cách mạng; hoàn thiện các cơ quan báo chí chuyên nghiệp, hiện đại, giữ vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội; giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng…
Yêu cầu một số nội dung cụ thể trong xây dựng các chính sách để tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động báo chí; nâng cao chất lượng người làm báo, lãnh đạo cơ quan báo chí; thúc đẩy phát triển kinh tế báo chí; điều chỉnh hoạt động báo chí trên không gian mạng…, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Luật Báo chí (sửa đổi) cần quy định rõ xây dựng các cơ quan báo chí chủ lực đa phương tiện, tổ hợp báo chí phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc; cơ chế chính sách để cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ, sứ mệnh được Đảng, Nhà nước giao; tăng tiềm lực, thu nhập cho các cơ quan báo chí và người hoạt động báo chí…
Về Đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Thủ tướng chỉ đạo hoàn thiện các chính sách về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, bổ sung một số nguyên tắc về kiểm soát quyền lực trong xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật; thu hẹp và xác định rõ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời phản ứng chính sách.
Thủ tướng lưu ý xác định rõ vai trò, thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể tham gia xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; hoàn thiện một số quy định về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật; bảo đảm nguồn lực, đổi mới cơ chế phân bổ, sử dụng hiệu quả kinh phí xây dựng và thi hành pháp luật…
Kết luận Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao các Bộ: Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông đã nỗ lực, tích cực chuẩn bị, trình các nội dung; đánh giá cao ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, sâu sắc, có chất lượng của các thành viên Chính phủ tham dự Phiên họp, Thủ tướng yêu cầu các Bộ chủ trì tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến hợp lý của các thành viên Chính phủ và các đại biểu, hoàn thiện các đề nghị, dự án luật theo quy định; giao các Phó Thủ tướng được phân công theo lĩnh vực phụ trách quan tâm, trực tiếp chỉ đạo việc hoàn thiện 5 nội dung quan trọng nêu trên.
Về các nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, tại Kỳ họp thứ 8 tới của Quốc hội, Chính phủ dự kiến trình Quốc hội thông qua 15 dự án luật; trình Quốc hội cho ý kiến 10 dự án luật; yêu cầu các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện các nội dung trình Quốc hội theo kế hoạch và quy định, theo chức năng, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó.
Trong đó, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tiếp tục ưu tiên thời gian, tập trung nguồn lực cao nhất, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện các dự án luật để trình Quốc hội theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm chất lượng, tiến độ theo yêu cầu; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, tạo sự đồng thuận trong quá trình thẩm tra, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật theo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội; tiếp tục lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, người hoạt động thực tiễn, Nhân dân và các đối tượng mà luật tác động.
Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo, quá trình xây dựng, hoàn thiện các dự án luật phải đảm bảo thể chế hóa, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật; pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển; tập trung vào tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc mà thực tiễn đặt ra, một cách thuyết phục với sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước; xây dựng pháp luật, đáp ứng kịp thời các diễn biến nhanh chóng và yêu cầu cấp bách của thực tiễn.
“Việc xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng, bám sát và lấy thực tiễn làm thước đo; vừa làm vừa rút kinh nghiệm; không cầu toàn, không nóng vội; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, mọi chính sách phải hướng tới người dân, doanh nghiệp và phát huy sự đóng góp của các chủ thể này vào quá trình xây dựng pháp luật,” Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng lưu ý, luật không quy định dài dòng, cứng nhắc; tăng cường phân cấp, phân quyền triệt để; huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực có hiệu quả; thiết kế công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xóa bỏ cơ chế xin-cho, giảm các khâu trung gian; cùng với đó, kiểm soát quyền lực, không để xảy ra tình trạng cài cắm quy định lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ hoặc tạo môi trường cho tham nhũng, tiêu cực trong các dự án luật.
Với quan điểm “nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, doanh nghiệp,” Thủ tướng chỉ rõ thiết kế pháp luật nhằm huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội”, phát huy các mô hình “đầu tư công, quản lý tư,” “đầu tư tư, sử dụng công,” “lãnh đạo công, quản trị tư.”
Theo Thủ tướng, việc xây dựng các luật phải kế thừa những quy định còn phù hợp, có tác động tích cực trong luật hiện hành, trên tinh thần “cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện, luật hóa; quản lý được nhưng phải thông thoáng và rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm.”
Các luật thể hiện được nguyên tắc, các cơ quan Nhà nước tập trung thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước: xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, thể chế, cơ chế chính sách, hành lang pháp lý, tiêu chuẩn, tiêu chí, công cụ để giám sát kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật…; một việc chỉ giao một người, cơ quan, tổ chức cụ thể thực hiện; ai, cơ quan, tổ chức nào làm tốt thì giao cho người, tổ chức đó.
Cùng với tập trung xây dựng các luật, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh.
Trong đó, các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện phải được ban hành để có hiệu lực đồng thời với luật, pháp lệnh, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Nhấn mạnh, “Không để xảy ra khoảng trống pháp lý, vướng mắc gây khó khăn cho địa phương, doanh nghiệp, người dân, ảnh hưởng đến hiệu lực thi hành của luật do chậm ban hành văn bản quy định chi tiết,” Thủ tướng chỉ đạo, khẩn trương xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản dưới luật để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, phân cấp giải quyết thủ tục hành chính, giấy tờ công dân./.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Chương trình tôn vinh “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2024: Những khoảnh khắc ấn tượng -
Thủ tướng: Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước -
Thủ tướng: Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát bằng mọi nguồn lực, với cách làm mới -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Mông Cổ
- Thủ tướng phát lệnh khởi công tuyến cao tốc 10.000 tỷ đồng tại Tây Bắc
- Việt Nam tiếp tục thăng hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu
- Thủ tướng: Pháp luật giúp tăng cường quản lý song phải khuyến khích sự sáng tạo
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
- Thủ tướng: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng Liên Hợp quốc và thăm Cuba
- Bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Bạc Liêu: Tổ chức thành công Hội thi Cán bộ Hội giỏi lần thứ I - năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 4/10, Hội Nông dân (HND) tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Hội thi Cán bộ Hội giỏi lần thứ I - năm 2024. Đây là hoạt động hướng tới chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930- 14/10/2024).
-
Khánh Hòa: Thu hút hơn 50 gian hàng trưng bày sản phẩm, công nghệ số tiêu biểu tại Ngày hội công nghệ số năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 4/10, tại TP. Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức ngày hội công nghệ số năm 2024. Ngày hội có quy mô hơn 50 gian hàng của cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp công nghệ số, ngân hàng trong và ngoài tỉnh Khánh Hòa tham gia trưng bày các sản phẩm công nghệ số tiêu biểu. Qua đó, thu hút được đông đảo người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tiếp cận công nghệ mới, dịch vụ công nghệ mới, góp phần vào thành công chung trong công cuộc chuyển đổi số của tỉnh
-
Ninh Thuận: Kinh tế nông nghiệp và nông thôn duy trì đà tăng trưởng(Tapchinongthonmoi.vn) – Trong 9 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận tiếp tục phục hồi, phát triển ổn định theo kế hoạch (KH). Một số lĩnh vực chuyển biến tích cực như: các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ, công nghiệp tăng khá; kinh tế nông nghiệp và nông thôn duy trì tăng trưởng ổn định, quy mô sản xuất nông nghiệp công nghệ cao vượt mục tiêu đề ra.
-
Tôn vinh những người "Gieo trí tuệ, gặt mùa vàng"Sáng 3/10/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã trang trọng tổ chức Chương trình tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V và trao giải cuộc thi "Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông" lần thứ X, năm 2024. Đây là một chương trình kéo dài suốt 6 tháng với nhiều vòng thẩm định nghiêm túc, khắt khe để chọn ra 56 gương mặt "Nhà khoa học của Nhà nông"; 24 tác giả đoạt giải cuộc thi "Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông"
-
Không gian mua sắm sôi động tại nhà phố quảng trường đầu tiên tại Nghệ AnNhà phố quảng trường Central Plaza, Eco Central Park lấy cảm hứng thiết kế từ những căn nhà châu Âu cộng với ngôn ngữ kiến trúc Ecopark tạo nên một không gian mua sắm sôi động, hiện đại, kích thích nhu cầu tiêu dùng, gia tăng trải nghiệm của cư dân, khách tham quan, du lịch.
-
An Giang tăng cường liên kết đưa trái cây vươn ra thế giới(Tapchinongthonmoi.vn) – An Giang là tỉnh có thổ nhưỡng rất thích hợp cho phát triển cây ăn trái, do đó hoạt động liên kết, tiêu thụ trái cây được quan tâm, doanh nghiệp đầu tư, xúc tiến liên kết để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
-
Tây Ninh kêu gọi đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Tỉnh Tây Ninh đã và đang tập trung tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư vào vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
-
Hà Nội tổ chức “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại Hồ Hoàn Kiếm vào sáng 6/10Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm - biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô.
-
Trưởng bản “vượt lũ” cứu dân trong đêmThất thần sau cơn lũ quét ngang qua, anh Lô Văn Du, trưởng bản Đửa, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An vẫn còn bàng hoàng, chưa tin đây là sự thật…
-
Bình Dương: Phát động phong trào nông dân sử dụng thuốc sinh học, vi sinh(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 02/10, tại tỉnh Bình Dương, Trung tâm Dạy nghề và Dịch vụ hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh Bình Dương) tổ chức phát động phong trào nông dân sử dụng thuốc sinh học và vi sinh, hướng đến giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
-
1 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
2 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
3 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
4 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm hỏi đồng bào, chiến sỹ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 -
5 Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm!