
Bắc Ninh: 107 mộc bản chùa Dâu được công nhận là Bảo vật Quốc gia
Chùa Dâu và trung tâm Phật giáo Luy Lâu hơn 2000 năm trước
Thời kỳ Bắc thuộc cách đây hơn 2000 năm, khoảng năm 110 TCN, Sĩ Nhiếp, một quan lại nhà Đông Ngô đã cho xây thành Luy Lâu, đặt làm thủ phủ hành chính. Thành Luy Lâu được xây dựng cạnh sông Dâu. Con Sông Dâu (nay đã bị bồi lắng) là mạch giao thông thủy cổ xưa đi qua vùng Luy Lâu, nối các sông phía Bắc với sông Hồng, trước thế kỷ 19 vẫn là tuyến giao thông quan trọng ở phía Nam của vùng Kinh Bắc. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của Kinh Bắc xưa và các vùng lân cận phụ thuộc vào sông này, tín ngưỡng thờ Tứ Pháp ra đời từ đây và lan toả ra khu vực đồng bằng Bắc Bộ rộng lớn.
Các tài liệu nghiên cứu, kết quả khảo cổ cho thấy, Thành Luy Lâu xưa ngày nay thuộc địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Di tích để lại ngày nay chỉ còn một đoạn tường thành nhỏ còn sót lại, tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Cái tên Luy Lâu xuất hiện từ khá sớm trong các thư tịch cổ của Trung Quốc và Việt Nam, như Tiền Hán thư - Địa lý chí, Tấn thư - Địa lý chí, Thủy kinh chú, Tam Quốc chí, hay Việt sử lược, Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Nam nhất thống chí... Các tài liệu đều thống nhất các điêm chung là người xây thành là Sĩ Nhiếp và Luy Lâu chính là trị sở của nhà Hán ở Giao Chỉ và là trung tâm Phật giáo cổ xưa thời Bắc thuộc.
Sau khi người Pháp xâm chiếm Việt Nam, Viện Viễn đông Bác cổ đã nhiều lần tiến hành khai quật khảo cổ tại Luy Lâu, lưu lại nhiều tài liệu quý giá về kinh thành cổ xưa này của nước ta. Theo đó, các di tích liên quan đến thành cổ Luy Lâu, di chỉ cư trú, mộ táng, các kiến trúc Phật giáo, hệ thống Tứ pháp... đã được tìm hiểu bước đầu, đem lại những nhận thức đầy đủ hơn về giá trị to lớn của di sản văn hóa Luy Lâu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tính chất phức hợp của di tích Luy Lâu, đây vừa là một thành lũy quân sự, lại vừa là một trị sở hành chính, đồng thời là trung tâm về tôn giáo và văn hóa, với kiến trúc nhà cửa, dinh thự quy mô lớn.
Trong các giá trị to lớn đó, khu di tích Luy Lâu còn có ý nghĩa là một trung tâm Phật giáo sớm được du nhập kết hợp hài hòa với tín ngưỡng dân gian (giữa Phật và Thần) đã hình thành nên triết lý cùng hệ thống chùa, tháp và các di sản vô cùng độc đáo, đặc sắc của Phật giáo Việt Nam. Nổi bật lên trong đó Lăng Sĩ Nhiếp, cụm di tích Chùa Dâu và hệ thống chùa Tứ Pháp thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nằm trên địa bàn của 3 xã như sau: chùa Dâu (Diên Ứng Tự, Pháp Vân Tự) tại thôn Khương Tự (tên nôm làng Dâu) thuộc xã Thanh Khương; chùa Tướng (Phi Tướng Tự) tại thôn Lũng Khê thuộc xã Thanh Khương; chùa Dàn (Trí Quả Tự ) tại thôn Phương Quan (tên nôm Dàn Câu) thuộc xã Trí Quả; chùa Tổ (Phúc Nghiêm Tự) ở thôn Mãn Xá thuộc xã Hà Mãn. Còn chùa Đậu (Thành Đạo Tự) bị phá hoại hoàn toàn trong kháng chiến chống Pháp và đã được trùng tu trong thời gian gần đây. Tất cả có 18 di tích.
Chùa Dâu, ngôi chùa cổ kính bậc nhất lịch sủ Phật giáo Việt Nam
Bản khắc Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục lưu giữ tại chùa Dâu, hay bia đá Sự tích chùa Phúc Nghiêm ở chùa tổ Mãn Xá cho biết một câu chuyện mang đậm tính huyền tích về buổi đầu hình thành phật Tứ pháp. Các tăng sĩ Ấn Độ, những người có mặt đầu tiên để truyền giáo ở Luy Lâu, trong đó có sư Khâu Đà La đến đây truyền giáo vào thời Sĩ Nhiếp, ông đã lập am truyền đạo tại chùa Linh Quang trên núi Phượng Hoàng.
Mộc bản chùa Dâu – Hiện vật gốc, độc bản, toàn vẹn
Tháng 1/2024, Mộc bản chùa Dâu được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia. Bộ mộc bản gồm 107 ván khắc, hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực với nhiều loại hình văn bản như: Truyền thuyết về Phật Tứ pháp, kể hạnh về Phật Tứ pháp, kinh Phật, các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, cúng tế các vị Tổ chùa...
Các nhà nghiên cứu đã tạm phân loại thành 13 bộ khác nhau gồm: Cổ Châu hạnh, Cổ châu lục, Cổ Châu nghi, Âm chất giải âm, Nhân quả quốc ngữ, Kỳ vũ kinh, Kỳ vũ hồng ân công văn, Thỉnh Long Vương nghi, Công đức, Mục Liên, Tam giáo, Phù chú và Tồn nghi là những ván chưa xác định được tên gọi.
Mỗi ván khắc có tiết diện hình chữ nhật, hầu hết đều có kích thước trung bình dài từ 40 - 47cm, rộng từ 19 - 24cm, độ dày ván từ 1,5 - 2,5cm; có 92/107 ván được khắc 2 mặt và 15/107 ván khắc một mặt. Một số ván khắc đan xen những đồ hình minh họa được bố cục chặt chẽ, hài hòa với phần văn tự.
Mộc bản chùa Dâu được san khắc vào thời Lê Trung hưng và Tây Sơn kéo dài đến thời Nguyễn. Chữ trên mộc bản đều là chữ Hán cổ và chữ Nôm được khắc âm bản, đường nét mềm mại, có tính thẩm mỹ cao nên khi in ra giấy dó rất sắc nét. Chất liệu ván in đều được làm bằng gỗ cây thị, trải qua thời gian gần 300 năm, nhưng ván khắc còn khá nguyên vẹn, đủ số chữ, sắc nét, rõ ràng.
Mộc bản chùa Dâu là di sản văn hóa có giá trị to lớn giúp cho việc nghiên cứu về chùa Dâu, Tứ pháp trong lịch sử, đồng thời tìm hiểu về các vị sư Tổ chùa Dâu qua các thời kỳ.
Hiện nay, toàn bộ 107 ván khắc gỗ ở chùa Dâu đang được bảo vệ, cất giữ cẩn trọng trong tủ kính khóa kín. Nhân dân và du khách thập phương khi về tham quan di tích có thể chiêm ngưỡng, tiếp cận kho mộc bản giá trị này./.

-
Người bác sỹ già cứu sống nhiều bệnh nhân tim mạch nguy kịch
-
“Trong ngành y, đào tạo thực tế là rất quan trọng”
-
Thầy thuốc phải có kiến thức đầy đủ, đức hạnh vẹn tròn, hành vi mẫu mực
-
Sơn La: Xe chở khách va chạm với xe đầu kéo trên Quốc lộ 6, 6 người tử vong tại chỗ
- Sơn La: Thành lập một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và cho phép hợp nhất tổ chức hội quần chúng
- Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global S.L.P
- Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Bí thư Đảng bộ Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La
- Lạng Sơn: Xã Nhật Tiến tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025-2030
- Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh
- Thêm một đặc sản Sơn La được phục vụ trên các chuyến bay của Vietnam Airlines
- Trình Quốc hội kịp thời xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước
-
Trà hoa vàng và câu chuyện phát hiện, bảo tồn cây dược liệu quý ở Thái NguyênTheo PGS.TS Trần Ninh, trong gần 30 năm gắn bó cùng các đồng nghiệp, ông đã đi khắp các vùng miền Việt Nam và phát hiện được 25 loài trà hoa vàng mới cho khoa học. Ông đã đặt tên cho loài hoa trà hoa vàng bản địa Thái Nguyên trên dãy núi Tam Đảo là Hakodae Ninh. Từ những phát hiện trên, "Nhà Khoa học của nhà nông" Phạm Thị Lý đã lựa chọn trà hoa vàng để đưa vào "mô hình đa hệ sinh học dược liệu dưới tán rừng".
-
Lễ hội Cà phê lần thứ 9: “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”Ngày 26/2, tại tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Họp báo Lễ hội Cà phê lần thứ 9 năm 2025, với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”. Đây là sự kiện thiết thực, ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk.
-
Người bác sỹ già cứu sống nhiều bệnh nhân tim mạch nguy kịchVới tâm huyết, kinh nghiệm và tay nghề cao, dù đã nghỉ hưu hơn 10 năm, bác sỹ Huy vẫn trực tiếp tham gia nhiều ca can thiệp tim mạch phức tạp, cứu sống nhiều bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch.
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bảo đảm người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế gần nhất với chất lượng tốt nhấtTối 26/2, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Y tế tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) với chủ đề “Bản hùng ca người chiến sĩ áo trắng”. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo.
-
Vinamilk đồng hành cùng Giải chạy vì cộng đồng nhân dịp 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt NamVinamilk đã đồng hành cùng với hơn 1.000 nhân viên y tế, runner tại giải chạy “Run With Me - Cộng Đồng Khỏe” nhân kỉ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2025). Đây là một trong nhiều hoạt động Vinamilk phối hợp cùng ngành y trong suốt thời gian qua hướng đến chăm sóc sức khỏe người Việt.
-
“Trong ngành y, đào tạo thực tế là rất quan trọng”Cách đây không lâu, trên một chuyến máy bay, có 1 nữ hành khách quốc tế lên cơn đau bất ngờ, cần sự giúp đỡ ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Tiếp viên trưởng ra tín hiểu khẩn tới toàn kíp bay và hành khách: “Có ai trong đoàn bay là bác sĩ không? Chúng tôi cần được giúp đỡ!”.
-
Ông Vũ Đức Thuận được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn LaNgày 26/2, tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức công bố các quyết định về công tác cán bộ tại Hội Nông dân tỉnh Sơn La. Dự Hội nghị có các ông Lò Minh Hùng, Phó Bí thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Sơn La, lãnh đạo huyện ủy Mường La.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khánh thành Viện Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe Cán bộ Trung ươngNhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025), sáng 25/2, tại Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tổ chức Lễ khánh thành hai tòa nhà: Viện Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe Cán bộ Trung ương (A11) và Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm (A4), góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ của Bệnh viện hạng đặc biệt trong công tác khám, chữa bệnh cho các cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân.
-
Trải nghiệm Xuân vùng cao Hà Giang theo những cung đường “hot” nhấtSức hút từ những điểm đến hoang sơ và độc đáo như cung đường Hà Giang cho thấy du khách trong nước và quốc tế ngày càng muốn có những trải nghiệm chân thực, yêu thích phiêu lưu và khám phá văn hóa.
-
Phú Mỹ và Hanwa ký kết biên bản ghi nhớNgày 24 tháng 2 năm 2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo – Phú Mỹ) và Công ty Hanwa (Nhật Bản) đã chính thức ký kết Biên bản Ghi nhớ (MoU), đánh dấu cột mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai bên. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng với sự tham dự của Ban lãnh đạo cấp cao từ cả Phú Mỹ và Hanwa.