Hội Nông dân Nghệ An “dân vận khéo“ nâng tầm nhà nông
Bài 2: Viên gạch nghĩa tình "nở hoa" trên thủ phủ khoáng sản
Giúp nhau vượt khó, xóa cảnh có nhà như không
Thực hiện chủ trương “Không để người nghèo tụt lại phía sau" của Đảng, những năm qua Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực đến các hộ nghèo, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn để tiếp thêm tinh thần, động lực nhằm vượt thoát khỏi nghịch cảnh của mỗi người, mỗi gia đình.
Bám sát định hướng ấy, Hội Nông dân (ND) tỉnh Nghệ An đã phát động chương trình “Viên gạch nghĩa tình” đến các cấp Hội ND trong tỉnh. Chỉ sau một thời gian ngắn triển khai, chương trình đã lan tỏa mạnh mẽ, nhiều ngôi nhà khang trang, kiên cố được dựng cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở, giúp họ xóa đi những kí ức buồn của ngày tháng cũ, để hướng tới tương lai tươi đẹp.
Gia đình chị Lô Thị Cang, trú tại xóm Diềm Bảy, xã Châu Quang thuộc diện hộ nghèo thâm niên, vợ chồng không có nghề nghiệp ổn định, đồng tiền làm ra không đủ trang trải lo toan, thành thử đói nghèo đeo bám dai dẳng. Họ phải sống ròng rã 15 năm liền sống trong cảnh nhà tranh vách nứa, bốn bề dột nát, đông cũng như hè, mưa cũng như nắng đều cắn răng chịu trận. Nay có căn nhà khang trang, ấm cúng, chị Cang xúc động lắm.
“Chúng tôi đến với nhau bằng 2 bàn tay trắng, 4 bàn tay không, quanh năm suốt tháng vẫn canh cánh gánh nặng cơm áo gạo tiền, nên chẳng dám mơ ước cao sang. Người lớn vẫn gắng gượng được nhưng nhìn bọn nhỏ sống trong điều kiện thua thiệt đủ bề, thực tâm bổn phận làm cha làm mẹ day dứt lắm chứ, có điều biết đó nhưng lực bất tòng tâm. Thú thật đến giờ tôi vẫn ngỡ như là mơ, cảm ơn Đảng, Nhà nước, cảm ơn Hội Nông dân đã mang đến niềm vui to lớn này”, chị nói.
Mỗi cây, mỗi hoa, mỗi nhà, mỗi cảnh nhưng gia cảnh của chị Cang và bà Đậu Thị Thanh tại xóm Đồng Chạo, xã Tam Hợp có điểm chung là thuộc diện "hộ nghèo bền vững". Bà Thanh thường ngày phải dành phần lớn thời gian để chăm sóc mẹ già ốm yếu, không thể tự thân vận động, cùng lúc phải để mắt đến người em gái tâm trí không bình thường. Tay xách nách mang, quanh năm chẳng có lấy phút giây ngơi nghỉ, bà Thanh là lao động chính nhưng chỉ làm việc phụ, thành ra nghèo vẫn hoàn nghèo.
Nhận thấy điều kiện sống quá đỗi tồi tàn, kéo dài thêm nữa sẽ đối diện với hàng loạt nguy cơ, ngày 02/8/2023 từ chủ trương đã được thông qua, Hội Nông dân xã Tam Hợp đã tổ chức khởi công xây dựng căn nhà tình nghĩa kiên cố trên diện tích 40m2, chỉ sau 3 tháng đã hoàn thành và bàn giao kịp thời cho gia chủ.
“Nhà cũ điều kiện không đảm bảo nên bí bách vô cùng, nhất là mùa mưa, lắm hôm mưa gió bão bùng, mất điện tối đen như mực, dò dẫm chẳng biết đường nào mà lần. Có nhà mới rồi, việc đầu tiên là kê chiếc giường cao ở nơi thoáng mát để mẹ tiện bề ngủ nghỉ, phận con cháu cũng nhẹ lòng phần nào”, nói đến đây bà Thanh rơm rớm nước mắt.
Sau gần 2 năm phát động, đến nay Hội Nông dân huyện Quỳ Hợp đã tiếp nhận ủng hộ được 100.000 viên gạch và xây mới, sữa chữa 6 căn nhà, với tổng số tiền hỗ trợ 265 triệu đồng.
“Cho đi là còn mãi”, sự vào cuộc của Hội và hội viên nông dân trên địa bàn huyện Quỳ Hợp nói riêng, toàn tỉnh Nghệ An nói chung đã góp phần quan trọng trong hành trình xóa nhà tranh tre dột nát, kiên cố, cứng hóa thực hiện "tiêu chí nhà ở" thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh, vốn là tiêu chí khó ở khu vực miền núi.
Chung tay xây dựng đời sống văn hóa nông thôn
Giữ gìn bản sắc văn hóa, giữ được nét đặc trưng vùng miền khu vực nông thôn là cơ sở gìn giữ, tạo nên giá trị cốt lõi trong đời sống tinh thần nhân dân. Từ xưa đến nay, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái luôn hiện hữu trong đời sống nông thôn, được xem là mối tương quan chặt chẽ giữa các cá thể và cả cộng đồng.
Kế thừa truyền thống tốt đẹp đó, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã tiếp tục phát huy, củng cố mối đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Phong trào “viên gạch nghĩa tình” được phát động ngay sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An ban hành Chỉ thị số 21 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.
Bên cạnh nguồn lực từ chính sách của Nhà nước, chương trình này nhất thiết cần thu hút sự chung tay của anh em, họ hàng, bà con lối xóm của gia chủ để cùng nhau san sẻ gánh nặng và lan tỏa tình thương yêu.
“Nhằm phát huy tinh thần "lá lành đùm lá rách", "lá rách ít đùm lá rách nhiều", Hội đã vận động cán bộ, hội viên nông dân cùng chung tay giúp đỡ bà con, đồng nghiệp có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh nguồn lực của Nhà nước, nhiều ngôi nhà ý nghĩa được xây dựng nên từ chính đóng góp trực tiếp của cán bộ và hội viên nông dân, điều đó thực sự có ý nghĩa, là mấu chốt cho sự lan tỏa” - ông Nguyễn Quang Tùng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nghệ An nhấn mạnh.
Là hàng xóm bên cạnh gia đình chị Cang, ông Nguyễn Văn Niệm hồ hởi kể về thời gian góp sức, giúp hàng xóm hoàn thiện căn nhà mới: “Xóm Diềm Bảy chúng tôi bà con lối xóm tối lửa tắt đèn có nhau, hiểu rõ gia cảnh của chị ấy nên khi biết chủ trương từ Nhà nước ai nấy đều hồ hởi, sẵn sàng góp công, góp của để xây dựng nơi ở khang trang, ấm cúng. Bản thân tôi đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà vận động, việc nghĩa nên chẳng ai nề nà, người xây, người phụ, chẳng mấy mà xong”.
Phong trào “Viên gạch nghĩa tình” đã thắt chặt tình làng nghĩa xóm, xây dựng đời sống văn hóa nông thôn, qua đây cụ thể hóa Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Đồng thời, đây cũng là hoạt động có ý nghĩa, góp phần thực hiện phong trào thi đua "Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Sáu tháng đầu năm 2024, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được 62 nhà cho 62 hộ hội viên nông dân. Lũy kế đến nay, có 192 nhà được xây mới với tổng kinh phí 2,6 tỷ đồng và hơn 3.000 ngày công.
-
Hà Giang: Hỗ trợ hội viên nông dân tham gia kinh tế tập thể -
Bến Tre: Khởi công cầu Ba Lai 8, mở ra hướng phát triển về phía Đông -
Bắc Giang: "Canh tác lúa thân thân thiện với môi trường" phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp -
Bến Tre hướng đến kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam
- Hội Mai vàng Sài Gòn đấu giá mai vàng gây quỹ từ thiện
- Long An: Trao giải Hội thi “Sáng tạo kỹ thuật của nhà nông” lần thứ VIII
- Quảng Nam: Phát huy vai trò tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu
- Thái Nguyên: Nhiều phần quà thiết thực được trao cho người dân vùng lũ thông qua Hội
- Hội ND Tuyên Quang tiếp nhận hỗ trợ từ hơn 100 tổ chức, cá nhân trong cả nước
- Xây dựng nông thôn mới là nâng cao đời sống, thu nhập cho nông dân; để nông thôn thực sự là miền quê đáng sống
- Kiên Giang lần đầu kết nối giới thiệu sản phẩm Ocop đến người tiêu dùng
-
Sông Mã đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, giúp trái ngọt vươn ra thị trường quốc tếNhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La không chỉ giải được bài toán nông sản “được mùa mất giá”, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn đưa thương hiệu nhãn Sông Mã ghi danh trên bản đồ nông sản thế giới.
-
Bà Rịa - Vũng Tàu vươn lên Top 4 cả nước về GRDP(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của nhà nước và doanh nghiệp; kết quả tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến đột phá hơn so với cùng kỳ năm 2023, có 13/14 chỉ tiêu kinh tế, tài chính tăng trưởng so với cùng kỳ và cao hơn mức kế hoạch cả năm 2024.
-
TP. Hồ Chí Minh: Tuyên dương 17 gương “Nông dân tiêu biểu” và 26 “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu”(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 9/10, tại TP. Hồ Chí Minh (HCM) đã khai mạc Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lần 2 năm 2024 với gần 150 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông nghiệp từ TP. HCM và các tỉnh. Đây là hoạt động do Hội nông dân (HND) TP. HCM tổ chức nhằm kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2024).
-
Phát huy giá trị văn hiến Thăng Long - Hà Nội qua triển lãm sách 70 năm giải phóng Thủ đôTrong không khí mùa thu lịch sử, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, sáng 9/10, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
-
Trọng dụng nhân tài là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đôTại Lễ tuyên dương Thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc năm 2024, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định thu hút trọng dụng nhân tài là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững Thủ đô.
-
Hà Nội - Dấu ấn 25 năm Thành phố vì Hòa bìnhNgày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên vinh dự được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì Hòa bình”. 25 năm trôi qua, Hà Nội đã không ngừng phát triển, mạnh mẽ vươn lên, đạt những thành tựu đáng tự hào, không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
-
Ứng dụng khoa học công nghệ, nông dân Yên Châu đưa nông sản địa phương vươn xaNhờ chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ số và bắt nhịp được xu hướng thị trường, hợp tác xã Tây Bắc (bản Huổi Hẹ, xã Viêng Lán, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) đã đưa thương hiệu “Tỏi đen Yên Châu” cùng nhiều nông sản bản địa khác “ghi danh” trên thị trường.
-
Trong 9 tháng năm 2024 giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,2%Theo báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê công bố ngày 6/10 vừa qua, tình hình sản xuất nông nghiệp trong quý III vẫn duy trì đà tăng trưởng, lúa vụ Đông Xuân - Hè Thu đạt kết quả khá; đàn gia cầm ổn định, nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển, đáp ứng đủ nhu cầu nội địa và phục vụ xuất khẩu.
-
Hà Tĩnh: Một nông dân thu tiền tỷ từ mô hình nuôi chồn vòi mốc(Tapchinongthonmoi.vn) - So với nhiều vật nuôi khác, nuôi chồn vòi mốc chi phí đầu tư thấp, song bán giá cao, không phải lo lắng về đầu ra sản phẩm. Nhận thấy những điều này, anh Lê Văn Bình, ở thôn Hợp Phát, xã Đức Giang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đã lựa chọn mô hình này để phát triển kinh tế và mang lại hiệu quả.
-
Bình Thuận: Hướng dẫn hội viên nông dân chuyên canh rau an toàn ở Hàm Thuận BắcViệc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) đã khẳng định được hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác. Hiện nay, các cấp Hội Nông dân trong huyện đang đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ hội viên về giống, kỹ thuật canh tác, thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác để chuyên canh rau an toàn đạt hiệu quả cao.
-
1 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
2 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
3 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
4 Tôn vinh 56 “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024 -
5 Hội Nông dân Việt Nam thăm hỏi, tặng quà nông dân bị thiệt hại bão lũ ở Bắc Giang