Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An chỉ đạo kiểm tra thông tin trại lợn Masan gây ô nhiễm
Đoàn kiểm tra ghi nhận phản ánh của người dân
Theo đó, hiện tại 2 trang trại nuôi lợn của Công ty TNHH MNS Farm đều nằm trên phần đất thuộc xóm Côn Sơn, nay là xóm Cồn Tô, xã Hạ Sơn. Tổng diện tích cơ sở chăn nuôi của trại S2: 1.116.800m2 đã đi vào hoạt động từ tháng 12 năm 2017 với 5.000 lợn nái và 40.000 lợn thịt. Còn trại S1 có tổng diện tích cơ sở chăn nuôi: 1.094.315,8 m2, đi vào hoạt động từ tháng 12/2019 với 5.400 lợn nái và 60.000 lợn thịt.
Với tổng quy mô rất lớn, quá trình vận hành của trang trại đã gây ra mùi hôi thối khiến người dân sống trên địa bàn và các vùng phụ cận bức xúc và nhiều lần có ý kiến với chính quyền cũng như đại diện của trang trại chăn nuôi, đặc biệt là phản ảnh của những hộ dân sống trong cự ly gần với trại chăn nuôi.
Từ ý kiến phản ánh của nông dân, PV Nông thôn mới đã tìm hiểu và có 2 bài viết “Dân bức xúc vì mùi hôi thối từ trang trại lợn Masan ở Nghệ An” và “Trại lợn Masan gây ô nhiễm và ý kiến của lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường”. Sau đó, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An đã có chỉ đạo kiểm tra tình hình thực tế. Ngày 10/11/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An phối hợp với UBND huyện Quỳ Hợp, UBND xã Hạ Sơn, đại diện các xóm và Công ty TNHH MNS Farm Nghệ An kiểm tra và ghi nhận tình hình thực tế.
Ngày 18/11, phóng viên có cuộc tiếp xúc với cán bộ xóm Xiểm – người đã tham gia trong đoàn ngày 10/11/2022 và có ý kiến tại hội trường, vị cán bộ này cho biết: “Mùi hôi thối, so với các năm trước có giảm hơn nhưng mùi hôi thối cứ xuất hiện như thế về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Nếu thời tiết bình thường thì mùi xuất hiện 2 lần/tuần và kéo dài 30 phút/lần, có lúc 2 tuần/lần; còn đối với thời tiết mưa nhiều mùi hôi thối xuất hiện đều hơn trung bình 2 ngày/lần. Bản thân tôi cũng như người dân sống ở đây khiếp đảm khi thời tiết thay đổi, mùi nồng nặc, mùi hôi sốc những lúc như thế làm xuất hiện triệu chứng khó thở”.
Tại biên bản làm việc, ông Lê Sỹ Hào – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳ Hợp cho rằng: “Thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường tại công ty xảy ra ít hơn so với giai đoạn mới đi vào hoạt động. Tuy nhiên vẫn có phản ánh của cử tri và người dân về tình trạng mùi hôi thối phát sinh trong quá trình hoạt động của chăn nuôi của công ty. Đề nghị Phòng quan hệ cộng đồng (của doanh nghiệp - PV) phối hợp tốt và chặt chẽ với người dân để ghi nhận về tần suất và thời gian có mùi hôi thối chính xác hơn, để làm cơ sở trả lời những thắc mắc của nhân dân về mùi hôi phát sinh từ trang trại”.
Kết luận buổi làm việc có ghi nhận: “Qua tìm hiểu người dân xóm Cồn Tô và xóm Xiểm cho thấy việc báo chí phản ánh do hoạt động trang trại chăn nuôi là có cơ sở nhưng mức độ ảnh hưởng là chưa có cơ sở để kết luận”.
Chi tiết hơn trong phản ánh việc trang trại lợn Masan gây ô nhiễm mùi, ông Trương Thanh Tuấn - xóm trưởng xóm Long Sẹt đã ghi nhật kí ngày, giờ xuất hiện tình trạng trên và cho biết, chỉ sau 2 ngày Đoàn kiểm tra về địa phương làm việc, mùi hôi thối nặng xuất hiện liên tục, cụ thể ngày 12/11 thời gian kéo dài từ 7giờ sáng đến 12 giờ trưa, có cả mùi hôi và mùi khét nặng; ngày 13/11 tình trạng này kéo dài từ 7 giờ sáng đến 11 giờ trưa và ngày 14/11 từ 15 giờ đến 17 giờ.
Cần đảm bảo an sinh cho người dân
Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Doanh nghiệp kinh doanh có lãi sẽ có đóng góp đối với việc phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, Nhà nước ta cũng nhấn mạnh quan điểm phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường và đảm bảo các vấn đề về an sinh xã hội.
Ông Lê Văn Lĩnh - người dân xóm Xiểm cho rằng cuộc sống gia đình ông đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng kể từ ngày doanh nghiệp về xây dựng trại lợn ở đây. Ảnh: Bùi Ánh
Theo ý kiến của người dân xóm Xiểm, những ngày mới bắt đầu về đầu tư trên địa bàn, doanh nghiệp đã hứa sẽ hỗ trợ xây dựng các công trình phúc lợi xã hội như đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, cung cấp nước sạch… Nhưng đến nay kể từ ngày doanh nghiệp về xây dựng và hoạt động đến giờ, mới xây dựng nhà cho 2 hộ có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn trị giá 130 triệu đồng và đổ đá sỏi cho 1 tuyến đường với độ dài khoảng 1km. Tuy nhiên, sau khi tuyến đường được sửa chữa lại và đổ đá sỏi thì khó đi hơn bởi do nền bị sửa, doanh nghiệp làm rãnh nhỏ và nước từ trên phía trang trại chảy xuống cũng mạnh nên sau mỗi lần trời mưa lại bị xói lở, chất lượng mặt đường rất kém.
“Gia đình tôi sống cách trang trại trong bán kính khoảng 400m. Kể từ ngày họ về xây dựng trang trại nuôi lợn cuộc sống bị đảo lộn, mùi không chịu nổi. Mùi hôi và khét nồng nặc ngày 17/11 vừa qua kéo dài cả ngày. Ngày 16/11, xóm tổ chức ăn tiệc nhân ngày Đại đoàn kết, mùi hôi cũng mùi xuất hiện nhưng nhẹ hơn. Ngày 19 và 20/11 mùi sốc, nặng kéo dài cả buổi chiều. Mỗi lần mùi hôi nặc xuất hiện thì khó thở lắm, không thở được. Ngày nào có mùi không chịu được, tôi liên tục gọi điện cho đơn vị. Họ về xây dựng trang trại ở đây những năm đầu họ gửi quà tết 500 nghìn đồng, 3 năm trở lại đây thì mỗi năm 1 triệu…” - ông Lê Văn Lĩnh người dân xóm Xiểm cho biết.
Liên quan đến việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân sống trên địa bàn, đặc biệt là những hộ gia đình có đất bị thu hồi để xây dựng trang trại, chính quyền địa phương cũng như người dân đã nhiều lần có ý kiến, tuy nhiên vấn đề đó đến nay vẫn chưa được đảm bảo.
Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Đức Lợi – Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp cho biết: Việc người dân phản ánh mùi hôi trên địa bàn là có và nhiều lần rồi. Phía đơn vị cần phải bớt ra một phần lợi nhuận để đầu tư tốt hơn về công nghệ xử lý, làm tốt công tác an sinh xã hội đặc biệt là xử lý môi trường tránh ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Hơn nữa, người dân họ cũng đã hi sinh về đất đai để cho doanh nghiệp vào hoạt động nên doanh nghiệp cũng cần quan tâm hơn đến các công tác an sinh xã hội như xây dựng nhà cửa, cơ sở văn hóa của thôn... Huyện và địa phương rất tạo điều kiện cho doanh nghiệp vì sự phát triển kinh tế xã hội chung của cả tỉnh, nhưng không vì thế mà đánh đổi lợi ích của người dân.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa Dominica -
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồng -
"Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc" -
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025
- Thầy giáo "quân hàm xanh" đem con chữ đẩy lùi nạn tảo hôn ở miền biên viễn
- Sơn La: Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng
- Doanh nghiệp Việt cần bắt tay cùng làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Nghệ An: Khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động phòng chống Dịch tả lợn Châu Phi
- Làng rau Trà Quế là đại diện của Việt Nam có mặt trong Làng Du lịch tốt nhất" 2024
- Đẩy mạnh truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm
- Tạo tín chỉ carbon nhưng vẫn đảm bảo năng suất lúa
-
Tăng thêm quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tếBộ Y tế vừa ban hành Thông tư 39/2024/TT-BYT (Thông tư 39) ngày 17 tháng 11 năm 2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
-
Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toànVừa qua, Hội Nông dân Ninh Bình đã tổ chức cho các hội viên Chi hội nghề nghiệp trồng dưa xã Gia Phương (huyện Gia Viễn) và Chi hội nghề nghiệp trồng rau an toàn xã Sơn Lai (huyện Nho Quan) thăm quan, học tập kinh nghiệm tại Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh)…
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa DominicaRạng sáng 23/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tăng trưởng GRDP của Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nướcNăm 2024, Thanh Hóa thu ngân sách ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) năm 2024 ước đạt 11,72%, vượt 11% kế hoạch đề ra và đứng thứ 3 cả nước. Trong đó, sản xuất công nghiệp đóng góp lớn nhất tạo nên sự tăng trưởng này.
-
13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5 hoàn thành chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giaoNgày 22/11, tại tỉnh Hậu Giang, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (HNDN) đã tổ chức Hội nghị giao ban tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024 của 13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5. Năm 2024, các tỉnh, thành trong Cụm cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giao, nhiều nơi có chỉ tiêu vượt so với kế hoạch.
-
Nghệ An: Các cấp Hội cần tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, cách làm hiệu quả, kết quả ấn tượngSáng ngày 22/11, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, lắng nghe và nắm bắt tình hình công tác Hội và phong trào nông dân tại tỉnh Nghệ An năm 2024.
-
“Nông dân chính là tương lai của chúng ta”Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
-
Công dụng thần kỳ của nước gừng tươi trong việc giảm cholesterol, giảm cânGừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
-
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc giaTỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, xây dựng và phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
-
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá và báo chíĐó là đề nghị của ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tại Hội nghị “Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2024” tổ chức ngày 21/11/2024 tại Hà Nội.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh