
Đang hoạt động ổn định, không tranh chấp và đầu tư nhiều tiền để phục vụ sản xuất nông nghiệp, hàng chục hộ dân ở xã Vĩnh Hảo (Tuy Phong, Bình Thuận) bổng được chính quyền xã thông báo… mất đất. Toàn bộ đất canh tác của họ tự nhiên được chuyển sang phục vụ dự án trồng cỏ của một cá nhân và bị thu hồi theo một quy trình xây dựng thần tốc, khó hiểu.

Bổng dưng mất đất…
Theo phản ánh của người dân, hơn 40 hecta đất thuộc khu vực Láng Lớn xã Vĩnh Hảo được người dân khai hoang trồng trọt nhiều năm qua và đã nhiều lần được chuyển nhượng. Từ một khu vực khô cằn, hiện tại người dân đã trồng được nhiều loại cây ăn quả như mãng cầu, xoài, thanh long… trên khu vực đất này.
Thế nhưng, cuối tháng 5/2018, chính quyền xã VĨnh Hảo bổng tổ chức họp dân và tuyên bố, khu vực đất này đã được UBND huyện Tuy Phong giao cho cá nhân ông Nguyễn Hoàng Anh (trú tại Quận 1, TP,HCM) thuê với thời hạn 50 năm, để trồng cỏ, bắp phục vụ việc chăn nuôi bò. Tại buổi làm việc, chính quyền xã đã cung cấp giấy Chứng nhận QSDĐ số CE633603 và CE633604 ngày 19/5/2017 cho ông Nguyễn Hoàng Anh.
Nhiều hộ dân đã bày tỏ bức xúc với cách làm việc của chính quyền. Họ phản bác lại quy trình, thủ tục liên quan đên việc thu hồi đất, thủ tục bồ thường tài sản trên đất và quy trình cho thuê đất.

Ông Phương Gia Lưu (sinh năm 1965) cho biết, năm 2010, gia đình ông mua lại 50.000 m2 đất sản xuất nông nghiệp của vợ chồng ông Nguyễn Văn Long và bà Lương Thị Sơn tại địa phương, với số tiền 300 triệu đồng. Khu đất này. ông Lưu trồng 400 cây trôm lấy mủ, nay đã hơn 5 năm tuổi; và nhiều loại cây lâu năm khác, với giá trị hàng tỷ đồng. Do đó, việc Nhà nước cho thuê đất tại đât nhưng không hề khảo sát, thông qua người dân là bất hợp lý, và việc khu đất được áp các mức giá bồi thường nông nghiệp quá thấp, là không thể chấp nhận.
Bà Lương Thị Sơn (57 tuổi) cho biết, khu đất hiện bà đang canh tác được chính bà khai hoang, sau đó chuyển nhượng một phần đất cho gia đình ông Lưu, một phần cho người họ hàng. “Chúng tôi sinh sống và canh tác trên thửa đất này từ lâu và không tranh chấp với ai. Chúng tôi đã đầu tư công sức, tiền bạc để phát triển khu vực này. Nhà nước lấy đất để cho dự án trồng cỏ thì còn tệ hơn chúng tôi trồng cây ăn quả. Giá thuê đất bèo bọt như thế còn thua chúng tôi đóng thuế”. Bà Sơn bức xúc phản ảnh.
30m2, 1kg thịt và quy trình kỳ lạ!
Những người dân cho biết, khi làm việc với dân, ông Nguyễn Hoàng Anh đưa ra mức giá hỗ trợ chung là 30 triệu đồng/ha, mà không cần tính giá trị tài sản trên đất. Theo một phép tính thì hóa ra 30 m2 mới chỉ xấp xỉ đổi được 1 kg thịt heo; còn hàng trăm triệu đồng, hàng tỷ đồng được người dân đầu tư sản xuất thì không được tính.

Ngoài việc bồi thường đất với giá bèo bọt, các hộ dân cũng bức xúc về quy trình thu hồi đất, cho thuê đất một cách thần tốc ở sự vụ này.
Cụ thể, ông Nguyễn Hoàng Anh thuê gần 42 hecta trong vòng 50 năm nhưng không hề thông qua ý kiến dân, không có khảo sát thực tế.
Chính quyền cũng đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông này chỉ trong vòng 7 ngày, căn cứ theo tờ trình của Phòng Tài nguyên & Môi trường (tờ trình số: 299/TTr-TMMT, ngày 12/5/2017).
Ngoài ra, giấy CNQSDĐ này được ký cùng ngày với quyết định cho thuê đất (19/5/2017).
Kỳ quặc hơn, hợp đồng cho thuê đất của ông Hoàng Anh lại được chính quyền ký vào ngày 24/7/2017, sau 2 tháng từ khi ông này đã có giấy CNQSDĐ. Nghĩa là ông Hoàng Anh đã có quyết định sử dụng đất trước khi có nhu cầu thuê đất, dù cơ sở để địa phương công bố thu hồi đất người dân phục vụ dự án của ông chính là hợp đồng thuê đất.
Không chỉ thế, nội dung trong hợp đồng thể hiện, giá tiền thuê đất mà ông Hoàng Anh phải trả cho Nhà nước chỉ tính 55 đồng/m2, nghĩa là 42 hecta đất của người dân bị thu hồi, Nhà nước chỉ cho thuê được chưa đầy 23 triệu đồng/năm. Với giá này, người dân cho biết còn thua luôn cả việc thu thuế của họ, nếu Nhà nước giao đất cho người dân canh tác.
Theo quy định về Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, áp dụng từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2019, ban hành kèm Quyết định 59/2014 (ngày 26/12/2014) của UBND tỉnh Bình Thuận, thì nhóm đất nông nghiệp tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong có giá thấp nhất là 10.000 đồng/m2. Như vậy, chính quyền huyện Tuy Phong cho ông Nguyễn Hoàng Anh thuê với giá 55 đồng/m2 là không biết căn cứ vào đâu?

Ngoài những vấn đề trên, người dân cũng không đồng tình việc chính quyền địa phương quyết định giao khu vực đất cho dự án chăn nuôi với quy mô lớn, nằm dọc tuyến kênh tiếp nước từ đầu nguồn nước ngọt, vốn phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân khu vực. Theo họ, nếu dự án chăn nuôi trên được triển khai, vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước cần phải tính đến để ngăn ngừa là điều tất yếu.
Tỉnh gấp rút kiểm tra?
Sau khi nhận được phản ánh của người dân, UBND tỉnh Bình Thuận đã giao Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh gấp rút kiểm tra tình hình. Theo đó, phần 23,7 hecta đất trong tổng số 41,76 hecta mà UBND huyện cho ông Nguyễn Hoàng Anh thuê thuộc quỹ đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng do UBND xã Vĩnh Hảo quản lý. Nghĩa là xã đã thu hồi phần đất không thuộc phạm vi quản lý của mình để cho thuê?
Theo Quyết định số 2636 (ngày 20/12/2012) của UBND tỉnh Bình Thuận về thu hồi diện tích đã điều chỉnh ra ngoài quy hoạch 03 loại rừng, mục tiêu chính của phương án chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp cốt lõi là “bố trí đất cho các hộ gia đình, cá nhân thiếu đất sản xuất trên địa bàn huyện, theo phương án đã được duyệt”. Với phương án này, có 118 người dân địa phương nằm trong danh sách được bố trí đất. Song phải chăng họ đã bị bỏ quên, để địa phương dành đất cho người ở nơi khác đến thuê?
Trong lúc chờ các cơ quan chức năng làm rõ thêm vấn đề, những người dân trong khu vực bị thu hồi đất thuộc xã Vĩnh Hảo bày tỏ, họ mong được tỉnh Bình Thuận chỉ đạo, xem xét thấu đáo nguyện vọng giữ đất canh tác.
Bảo Trung
- Nuôi chó dữ: Không cấm cũng chẳng quản, cộng đồng bất an đến bao giờ?
- Trung bình doanh nghiệp mất 32,2 giờ để thực hiện 1 thủ tục về đất đai
- Từ ngày 3- 6/6 sẽ diễn ra Festival biển Nha Trang - Khánh Hòa năm 2023
- Khẩn trương triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội
- Chủ tịch nước biểu dương các 'gương mặt vàng' của Thể thao Việt Nam tại SEA Games 32
- Lãnh đạo tỉnh Bình Phước thăm và làm việc tại New Zealand
- Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
-
Kiểm tra chiến dịch bổ sung vitamin A cho hàng nghìn trẻ tại Hà NộiNgày 1/6, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Đào Hồng Lan làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức chiến dịch đợt 1 bổ sung vitamin A cho hơn 392.000 trẻ tại Hà Nội. Dự kiến, cả nước có hơn 6 triệu trẻ sẽ được bổ sung vitamin A đợt này.
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ vấn đề lập dự toán ngân sáchBộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã phát biểu trước Quốc hội làm rõ các vấn đề liên quan đến lập dự toán ngân sách, đến chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, đến số tồn dư ngân sách, quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, kinh phí cho chương trình tiêm chủng…
-
Nhiều mô hình phòng tránh đuối nước cho trẻVừa mới đầu Hè, nhiều nơi đã liên tục xảy ra đuối nước trẻ em. Từ năm 2022 đến nay, tại tỉnh Quảng Trị, 25 trẻ em tử vong do đuối nước. Trong tổng số trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích thì tỷ lệ trẻ em bị tai nạn đuối nước chiếm hơn 50%. Tỉnh Quảng Trị đang triển khai nhiều mô hình, giải pháp giúp giảm nguy cơ đuối nước.
-
Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp cả bản điện tửTừ 1/6, kết quả của các hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp đồng thời cả bản điện tử có đầy đủ giá trị pháp lý cho người dân, doanh nghiệp.
-
Triển khai các biện pháp cấp bách giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu biên giới phía BắcThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 492/CĐ-TTg ngày 31/5/2023 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
-
Sầu riêng Việt Nam "đắt hàng" tại thị trường Trung QuốcQuả sầu riêng tươi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, chiếm 83% tổng trị giá xuất khẩu trái cây.
-
Huy động nguồn lực xã hội tham gia truyền thông dự thảo chính sáchViệc huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác truyền thông dự thảo chính sách là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án 407 được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
-
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: "Quyết tâm công phá tâm lý sợ trách nhiệm"Cho rằng tình trạng cán bộ công chức né tránh, sợ trách nhiệm là biểu hiện của suy thoái về chính trị cần nghiêm khắc phê phán, triệt tiêu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh phải quyết tâm công phá tâm lý này.
-
Những vấn đề đặt ra về hoàn thiện pháp luật, chính sách đối với hợp tác xã trong giai đoạn mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Thực tiễn gần 10 năm thực hiện các quy định của luật HTX và các văn bản chính sách đối với HTX đã nảy sinh các vấn đề cần được nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện nhằm thúc đẩy HTX phát triển vừa đúng bản chất mà Liên minh HTX quốc tế đã đưa ra, vừa thích ứng được với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay và những năm tới.
-
Hải quan: Xây dựng phương án đấu tranh phòng chống ma túy tại các địa bàn 'nóng'Lực lượng Hải quan tập trung phối hợp xây dựng phương án đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy tại địa bàn “nóng” hiện nay là tuyến hàng không, chuyển phát nhanh và một số địa bàn, cửa khẩu trọng điểm.
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
4 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung
-
5 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"