Cán bộ Hội “3 cùng” với nông dân
Tuổi đời vừa tròn 59, đã có đến hơn 35 năm công tác, cống hiến cho địa phương trong nhiều lĩnh vực như Trưởng thôn, MTTQ xã, Hội Cựu chiến binh, năm 2017, ông Trương Bình đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Dõng cho đến tận bây giờ.
Uy tín đối với hội viên, nông dân
Với phương châm: “Cán bộ nào, phong trào ấy”, cho nên dù ở nhiều lĩnh vực công tác khác nhau, nhưng ông Bình có đặc điểm chung là phong trào nào cũng năng nổ, công việc nào cũng làm tốt và xuất sắc. Trong vai trò Chủ tịch Hội Nông dân xã, ông Bình luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm chăm lo cho lợi ích chính đáng của nông dân trên địa bàn.
Được sự chỉ đạo của Hội cấp trên, ông Trương Bình luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để hội viên nông dân nắm bắt và thực hiện đạt hiệu quả. Đặc biệt, ông còn tích cực triển khai, hướng dẫn các chi hội làm tốt công tác tuyên truyền về pháp luật, nhất là những vấn đề liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Tổ chức tuyên truyền lồng ghép với các buổi sinh hoạt chi, tổ hội; các buổi tập huấn, hội nghị; thông qua các nhóm zalo…. Trong năm 2022, Hội ND xã đã tổ chức tuyên truyền cho gần 426 lượt hội viên, nông dân. Đồng thời, Hội ND xã và bản thân ông Bình còn trực tiếp tham gia phối hợp hòa giải 36 vụ tranh chấp, trong đó hòa giải thành 32 vụ, 4 vụ còn lại đang tiếp tục giải quyết.
Nghĩa Dõng là xã thuần nông, vùng ven trung tâm TP. Quảng Ngãi, vì vậy mà trong quá trình phát triển theo hướng “đô thị hóa” nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp dần, vấn đề chuyển đổi ngành nghề cho lao động nông thôn cho phù hợp luôn là bài toán nan giải. Hiện nay, trên toàn xã vẫn còn 21 hộ nghèo và 81 hộ cận nghèo (theo chuẩn mới) nên ông Bình luôn trăn trở làm thế nào để giúp những hộ nghèo và cận nghèo nơi đây có vốn đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Đặc biệt, trong 3 năm (2019 – 2021) tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của bà con nông dân, ông Trương Bình là người đứng ra huy động lực lượng chung tay tiếp tế lương thực, thực phẩm cho các gia đình trong khu phong tỏa; đồng thời đến tận nơi chăm sóc gia súc, gia cầm cho các hộ gia đình bị đi điều trị và cách ly tập trung. Bên cạnh đó, ông Bình còn vận động, kêu gọi sự đóng góp để hỗ trợ nhu yếu phẩm cho bà con với tổng kinh phí đóng góp hơn 70 triệu đồng.
Ông Trương Bình còn là một “cộng tác viên” sôi nổi trong công tác thiện nguyện của địa phương, hàng năm ông cố gắng duy trì mối quan hệ với các nhóm thiện nguyện ở TP. HCM để vận động, hỗ trợ quà Tết cho các hộ gia đình nghèo, khó khăn trong xã. Năm 2021, ông Bình đã liên hệ với các mạnh thường quân là bạn bè, người thân thành đạt ở TP. Hồ Chí Minh để kêu gọi đóng góp kinh phí hỗ trợ bò cái giống (trị giá hơn 30 triệu đồng) trao cho 2 hộ là bà Nguyễn Thị Được (đội 4, thôn 1) và bà Nguyễn Thị Oanh (đội 5, thôn 3) phát triển chăn nuôi.
Trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão – 2023 vừa qua, ông Bình đã huy động được 200 suất quà (500.000đồng/suất) với tổng trị giá 100 triệu đồng để tặng cho 200 hộ có hoàn cảnh khó khăn.
Trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão – 2023 vừa qua, ông Bình đã huy động được 200 suất quà (500.000đồng/suất) với tổng trị giá 100 triệu đồng để tặng cho 200 hộ có hoàn cảnh khó khăn để không ai bị bỏ lại phía sau. Ngoài ra, ông Bình còn huy động đóng góp số tiền 5 triệu đồng để lắp ráp 3 chiếc camera an ninh ở những nơi được xem là “điểm đen” trong xã về tệ nạn ma túy hoặc chỗ thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông, góp phần vào công tác đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội ở nông thôn.
Ông Bùi Vạn Khoa, Phó Chủ tịch Hội ND TP. Quảng Ngãi cho biết: Tuy ông Trương Bình sắp nghỉ hưu nhưng ông ấy luôn sôi nổi, hăng hái tích cực trong mọi phong trào. Nhờ vậy, uy tín của Hội ND được nâng lên và bản thân ông Trương Bình cũng được nhiều người dân tin tưởng, yêu mến. Có thể nói, ông Bình đã đóng góp công sức rất lớn trong công tác Hội và phong trào nông dân ở địa phương trong nhiệm kỳ 2018 – 2023.
Người gắn kết nông dân với doanh nghiệp
Theo ông Trương Bình, để tạo nguồn thu nhập cho hội viên, nông dân thì việc tuyên truyền vận động nông dân tham gia phong trào thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững rất quan trọng. Vì vậy, ông Bình đã rất quan tâm, hướng dẫn các chi hội thực hiện, đồng thời còn trực tiếp tham gia tuyên truyền, vận động nông dân, nhất là việc “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để thuyết phục 47 hộ ở thôn Làng Cầu (địa bàn khó khăn và xa nhất của xã Nghĩa Dõng) chuyển từ sản xuất giống lúa ăn truyền thống (nhỏ lẻ) sang liên kết với các doanh nghiệp sản xuất lúa giống… đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn. Với hình thức liên kết sản xuất, bà con nông dân Làng Cầu chỉ cần bỏ công chăm sóc, còn 100% giống, 30% vật tư đều đã được doanh nghiệp và chính quyền địa phương hỗ trợ.
Ông Trương Bình (thứ 2, từ trái qua) đến thăm, hỗ trợ tiền và động viên các hộ gia đình có người thân bị mất do tai nạn giao thông đầu năm 2023 tại đoạn qua Núi Thành (Quảng Nam).
Để người dân khỏi bỡ ngỡ với quy trình sản xuất mới, bên cạnh các lớp tập huấn quy trình kỹ thuật trước khi gieo sạ, ông Trương Bình còn xuống tận ruộng hướng dẫn bà con thực hiện chăm, bón đúng cách, nhằm đảm bảo loại bỏ toàn bộ lúa hỗn tạp, bàn giao lúa nguyên chủng, giữ đúng chữ tín với doanh nghiệp. Kết quả, từ vụ Đông Xuân 2016 – 2017 đến nay, năng suất tại xứ đồng này luôn chạm mức 80 tạ/ha, tăng 20 tạ/ha so với sản xuất lúa thường. Thu nhập của người dân nhờ thế cũng tăng từ 36 lên 54 triệu đồng/ha.
“Làm nông gần 50 năm nay, giờ tôi mới được tiếp cận cách làm lúa lợi đủ đường như thế này. Sản xuất lúa giống, chúng tôi được DN xuống tận ruộng thu mua lúa tươi, thay vì phải tự vận chuyển về nhà rồi phơi khô lúa, vừa hao hụt, vừa tốn công sức như làm lúa thường. Chúng tôi cũng không còn lo giá cả thị trường lên hay xuống, vì đã có doanh nghiệp cam kết bao tiêu với mức giá định sẵn”. Ông Bùi Thanh Tuấn, một trong 47 nông dân tham gia sản xuất lúa giống ở Làng Cầu chia sẻ.
Trong những năm qua, việc làm của ông Bình đã mang lại lợi ích rất lớn cho địa phương và được nhiều người dân trong xã đồng tình ủng hộ. Tuy vậy, ông Bình vẫn thường khiêm tốn nói: “Đó là việc nhỏ thôi, vì bản thân anh cũng được sinh ra và lớn lên ở đây nên muốn đóng góp sức mình bằng những việc làm nhỏ ấy để xóm làng thêm yên vui…”.
Chuyên mục: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên nông dân
-
Bài 2: Phát huy vai trò của đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật -
Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao -
Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm! -
Xảy ra 118 vụ tai nạn giao thông, làm chết 56 người trong 2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ
- Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay"
- Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay
- Cần làm rõ trách nhiệm vụ cây sau sau bị bứng, cây tự nhiên bị chặt hạ ở xã Hướng Linh
- Mặc dù đã có chỉ đạo bảo vệ, hàng loạt cây tự nhiên vẫn bị cưa hạ
- Chưa đơn vị nào nhận trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng tái sinh nơi 40 cây sau sau bị bứng khỏi rừng Quảng Trị.
- Vụ bứng cây tạo "cảnh trời Âu” ra khỏi rừng Quảng Trị: Cơ quan chức năng vào cuộc
- Dùng ô tô bứng cây tạo "cảnh trời Âu” ra khỏi rừng Quảng Trị
-
Bài 2: Phát huy vai trò của đội ngũ tuyên truyền viên pháp luậtTrong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở Sơn La, đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật là chủ thể quan trọng, là lực lượng nòng cốt góp phần đưa pháp luật vào đời sống của người dân.
-
Tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW: Điều chỉnh thời gian thực hiện một số nội dungHoàn thành dự thảo báo cáo tổng kết Nghị quyết 18, đề xuất đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
-
Hà Nội đưa tiêu chí an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hộiUBND Thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã đưa tiêu chí về an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
-
Cây dứa bén rễ trên vùng đất Vũ Quang(Tapchinongthonmoi.vn) - Sau khi trồng thử nghiệm trồng 5ha dứa đạt kết quả tốt trên đất Vũ Quang (Hà Tĩnh), chính quyền địa phương đang nỗ lực vận động người dân tiếp tục mở rộng quy mô cây trồng để vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa phát triển bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ.
-
Quảng Bình: Chung sức đưa xã Phúc Trạch đạt chuẩn nông thôn mớiSau thời gian đồng lòng nỗ lực vượt khó, xã Phúc Trạch (Bố Trạch – Quảng Bình) đã hoàn thành các tiêu chí vượt kế hoạch và được tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024. Lộ trình tiếp theo, Phúc Trạch quyết tâm về đích NTM nâng cao như đã hẹn.
-
Khai mạc Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024Tối 5/12, tại tỉnh Lâm Đồng, đã diễn ra Lễ khai mạc Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, với chủ đề “Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu” tiếp tục khẳng định thương hiệu “Đà Lạt - thành phố Festival Hoa Việt Nam”, thành phố sáng tạo âm nhạc của UNESCO và top 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.
-
Bắc Giang: Đường hoa, cây xanh tô điểm cho bức tranh nông thôn mới kiểu mẫu ở Tân YênMột trong những điểm nổi bật của quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang là việc triển khai các tuyến đường hoa, cây xanh tại các thôn. Hình mẫu này đang góp phần xây dựng hệ thống giao thông nông thôn xanh - sạch - đẹp, tân trang diện mạo thôn quê, tạo phong trào thi đua sâu rộng trong toàn dân.
-
Bình Thuận: Mở ra nhiều cơ hội kết nối giao thương để phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệpTrong năm 2024, Liên minh HTX Bình Thuận đã đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước thông qua các hoạt động kết nối giao thương, Hội thảo, Hội nghị xúc tiến đầu tư, Hội chợ triển lãm giới thiệu hàng hóa… Qua đó, mở ra cơ hội về thị trường tiêu thụ cho sản phẩm và đối tượng khách hàng tiềm năng cho các HTX trên địa bàn. Đồng thời, kí kết hợp tác với Hội Nông dân (HND) tỉnh Bình Thuận để phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp giai đoạn 2024 – 2030.
-
Lâm Đồng, tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình xã Nông thôn mới thông minh và thí điểm xã thương mại điện tửChương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM), hướng NTM thông minh giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chỉnh phủ được UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành tại Kế hoạch số 5306/KH-UBND ngày 19/6/2023 về triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023- 2025.
-
'Chốt' kế hoạch sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủSắp xếp tổ chức bộ máy gắn với giảm biên chế cán bộ, công chức, viên chức và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
4 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn -
5 Kỳ vọng chỉ đạo của Tổng Bí thư về tinh gọn bộ máy sẽ tạo đột phá