Tâm huyết với việc Hội dù không lương, không phụ cấp
Chi hội trưởng nông dân làm kinh tế giỏi
Đến xã Độc Lập, chúng tôi được gặp anh Nguyễn Hồng Minh (SN 1981), Chi hội trưởng Nông dân năng động, tâm huyết của xóm Mùi. Anh Minh là nông dân làm kinh tế giỏi với mô hình nuôi dúi. Cũng như bao người nông dân khác, trước đây anh Minh đã tự mày mò tìm hiểu, học hỏi rồi đầu tư trồng nhiều loại cây và chăn nuôi lợn, trâu, bò… nhưng đều thất bại. Khi cây trồng được thu hoạch thì mất giá; chăn nuôi thì dịch bệnh, giá thức ăn tăng, giá bán thấp không đủ tiền vốn.
Trong một lần đi làm thuê, anh Minh biết trên thị trường thịt thú rừng được người tiêu dùng rất chuộng. Từ thông tin đó, anh suy nghĩ đến việc nuôi con dúi. Sinh ra và lớn lên ở vùng rừng, anh Minh không lạ gì giống dúi. Đây là giống hoang dã, nuôi với thức ăn đơn giản sẵn có ở địa phương mà giá bán dúi lại cao. Nghĩ là làm, anh Minh đặt mua dúi của những người chuyên đi bắt con dúi rừng và cải tạo chuồng lợn cũ thành nơi nuôi dúi. Nhà có bao nhiêu vốn liếng, anh Minh đầu tư hết vào mua dúi rừng về nuôi.
Vốn là động vật hoang dã nên đàn dúi rất khỏe, phát triển tốt. Nhưng khi những con dúi cái đẻ thì chúng lại cắn chết con khiến người nuôi dúi như anh Minh không duy trì, phát triển, nhân đàn được. Nuôi dúi rừng đẻ thất bại, anh Minh lên mạng tìm hiểu và biết tới nhiều cơ sở nuôi dúi rừng đã thuần ở huyện Lạc Sơn.
Từ nguồn gốc động vật hoang dã, con dúi rừng được thuần hóa và giờ đây đã được cấp giấy phép nuôi. Sau hơn 2 năm nuôi giống dúi rừng thuần mua ở Lạc Sơn về, đàn dúi nhà anh Minh phát triển khỏe mạnh, số lượng đàn tăng nhanh. Con dúi đẻ ra, anh bán dúi giống cho các hộ trong vùng, dúi thịt được bán cho những hộ có nhu cầu làm thực phẩm. Nhiều lúc chuồng của anh không có sản phẩm để bán.
Một lần đi tìm hiểu thêm về thị trường nuôi dúi thương mại, anh Minh nghe chủ trại nuôi dúi ở Hà Nội mua 28 đôi “dúi lai” với hi vọng cải tạo, thay thế đàn dúi ta cho hiệu quả kinh tế cao hơn, nhưng khi nuôi được hơn 1 tháng, chúng bị bệnh và chết hàng loạt. Lần đó anh Minh thiệt hại hơn 100 triệu đồng tiền mua dúi giống và còn làm lây bệnh sang đàn dúi ta (dúi rừng).
Rút kinh nghiệm từ những lần thất bại, anh tập trung nuôi dúi ta vốn là con F1 của động vật hoang dã và mở rộng đàn. Sau mỗi năm đàn dúi lại phát triển tốt hơn. Khi đó anh mới thở phào nhẹ nhõm, những nỗ lực, cố gắng đã được đền đáp. Giờ đây đàn dúi đã lên tới 200 con.
Anh Minh chia sẻ: “Cũng giống như chuột rừng, con dúi đẻ sai, một năm 1 con dúi sinh sản 4 lứa, mỗi lứa đẻ từ 2 - 4 con. Nuôi dúi khoảng hơn 1 năm đạt trọng lượng 1,5 - 2kg là xuất bán. Giá bán dúi thương phẩm hiện nay là 600.000 đồng/kg. Nhờ nuôi dúi hiện gia đình tôi cũng đã có thu nhập cao và ổn định”.
Đàn dúi thương phẩm của anh Nguyễn Hồng Minh, Chi hội trưởng Nông dân xóm Mùi.
“Không lương, không phụ cấp” vẫn tâm huyết
Không chỉ làm kinh tế giỏi, với vai trò là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân, anh Minh luôn đặt phong trào thi đua lao động sản xuất giỏi và tham gia xây dựng nông thôn mới của hội viên lên hàng đầu. Anh tích cực tuyên truyền, vận động các hội viên nông dân trong chi hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại giống cây, con có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
Tâm sự với chúng tôi, anh Minh cho biết, hiện nay Chi hội Nông dân xóm Mùi có 45 hội viên. Anh Minh đảm nhiệm chức danh Chi hội trưởng đến nay đã được 8 năm. Hết nhiệm kỳ 5 năm, anh lại được sự tín nhiệm của hội viên, nông dân và tiếp tục được bầu là Chi hội trưởng. Từ sự tín nhiệm đó, anh Minh thấy mình phải có trách nhiệm đưa công tác Hội ngày càng vững mạnh hơn và bản thân phải nỗ lực phấn đấu để không phụ lòng tin tưởng của hội viên, nông dân.
Theo anh Minh, những ngày đầu làm Chi hội trưởng Chi hội Nông dân xóm Mùi, anh vất vả ngược xuôi tham gia tất cả các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt... để về hướng dẫn lại cho bà con trong xóm. Tại các buổi họp xóm, anh Minh truyền đạt lại những gì mình được học tại các lớp tập huấn nhưng nhiều người dân chưa tin tưởng nên không làm theo. Điều này khiến anh rất buồn và nản chí, có lúc đã từng nghĩ đến việc xin nghỉ làm Chi hội trưởng Chi hội nông dân. Nhưng vì tâm huyết với Hội, vì muốn bà con ngày càng tiến bộ, có thêm hiểu biết để đồng thuận hưởng ứng những phong trào của địa phương, anh Minh lại kiên trì nhiều lần cất công ngược xuôi đến từng nhà hội viên để tuyên truyền, vận động.
“Tôi làm được việc, uy tín với bà con nông dân, lại làm việc không lương, không phụ cấp, phục vụ bà con nông dân lâu dần cũng thành quen”, anh Minh bộc bạch.
Cũng theo anh Minh, Độc Lập vốn là xã 135 duy nhất ở thành phố Hòa Bình, có hơn 90% dân số là dân tộc Mường. Việc đi lại, tuyên truyền, vận động người dân gặp nhiều khó khăn. Từ 1/7/2024, Chi hội trưởng Nông dân được nhận phụ cấp hơn 300 nghìn đồng/tháng. Nhưng chừng đấy không đủ trang trải cho việc đi lại để tuyên truyền. Hơn nữa, những lần đi tập huấn xa, tiền hỗ trợ các lớp tập huấn không đủ tiền xăng xe, ăn uống, anh Minh cũng như những Chi hội trưởng Nông dân khác trong xã đều phải bỏ tiền túi ra bù vào.
Ngoài công việc tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, anh Minh tích cực đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động để người dân thực hiện tốt các phong trào thi đua do các cấp, các ngành phát động. Từ các phong trào thi đua yêu nước, xuất hiện nhiều gương nông dân điển hình tiên tiến làm kinh tế giỏi; nhiều nông dân tự nguyện hiến đất, ngày công lao động làm đường nông thôn…
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Độc Lập chia sẻ: “Hội Nông dân xã có 6 chi hội. Các Chi hội trưởng nông dân trước đây không có phụ cấp, từ ngày 01/7/2024 có được phụ cấp rất ít, đi lại đường xá vất vả, phải bỏ tiền túi ra để đi tuyên truyền vận động hội viên, nông dân nhưng vẫn rất tâm huyết với bà con nông dân và công tác Hội. Ở xã hiện nay không có nguồn để hỗ trợ các Chi hội trưởng Nông dân. Chúng tôi mong muốn có thêm chính sách hỗ trợ thêm về phụ cấp để các Chi hội trưởng Nông dân yên tâm công tác, phục vụ bà con nông dân”.
-
Điểm sáng nhân rộng mô hình hợp tác hỗ trợ nông dân bảo vệ môi trường -
Sơn La: Nâng cao kỹ năng phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị cho cán bộ, hội viên nông dân -
Tổ chức thành công Hội thi “Nông dân Tuyên Quang với chuyển đổi số” -
Hải Dương: Giải bóng chuyền “Bông Lúa vàng” lần thứ XIII, cup Agribank năm 2024 sân chơi giải trí của nông dân
- Nông dân Nghệ An liên kết nuôi ong lấy mật theo chuỗi
- Nghệ An: Tham quan, chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Hội chợ dược liệu 2024: Tiềm năng thị trường còn rất lớn đối với vùng nguyên liệu dược
- Thanh Hoá: Tập huấn nghiệp vụ phòng, chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dân
- Nghệ An: Phát huy vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới
- Nhiều hoạt động sôi nổi kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam tại các trường đào tạo của Hội Nông dân Việt Nam
- Bến Tre: Hội Nông dân tỉnh tập huấn chương trình khởi nghiệp thành lập doanh nghiệp cho hội viên
-
Tổng Bí thư: Kiện toàn bộ máy chính trị với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết lần sắp xếp tinh gọn bộ máy này sẽ làm từ trên xuống với phương châm “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng," làm với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”...
-
Masan Consumer đạt biên lợi nhuận 46,8% trong quý IIIQuý 3/2024, kết quả kinh doanh của Masan Consumer tiếp tục duy trì đà tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hai chữ số. Doanh thu thuần Quý 3 đạt 7.987 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.
-
Hội Nhà báo Việt Nam trao quyết định bổ nhiệm cán bộNgày 2/12, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức trao quyết định bổ nhiệm Nhà báo Nguyễn Văn Thắng giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập Tạp chí Người làm báo. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/12/2024, thời hạn giữ chức vụ 5 năm.
-
Bước đầu đưa sản phẩm OCOP đến với thị trường châu Âu(Tapchinongthonmoi.vn) - Gần 100 sản phẩm OCOP, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam đang được trưng bày tại Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế AF-L'ARTIGIANO IN FIERA năm 2024. Hội chợ sẽ kéo dài từ 30/11-08/12 tại Trung tâm tổ chức sự kiện Milan, Italia.
-
Sản xuất tinh dầu tràm hướng mở cho người nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Tinh dầu tràm Huế - Tiền Phong, một sản phẩm mới chất lượng đạt tiêu chuẩn FSC vừa được Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong (Công ty Tiền Phong) ở TP. Huế sản xuất thành công. Sản phẩm này ra đời từ dự án khoa học công nghệ được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao cho đơn vị.
-
Mảng tiêu dùng của Masan tiếp tục đạt tăng trưởng 2 con số trong quý III/2024Bức tranh tổng thể của ngành tiêu dùng bán lẻ được dự báo có tiềm năng bứt phá hơn trong cuối năm 2024. Một doanh nghiệp ngành tiêu dùng bán lẻ gây chú ý khi hoàn thành 130% kế hoạch lợi nhuận năm 2024
-
Trái ngọt trên núi đá được mùa, được giáTại huyện vùng cao biên giới Mường Khương - vùng đất chỉ toàn sương mù và núi đá của Lào Cai, cây quýt ngày càng khẳng định là cây trồng chủ lực, giúp nông dân địa phương nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
-
Đặc sắc ‘Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025’Từ ngày 01/12/2024 - 01/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề "Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025".
-
Chế độ của nhân viên tiếp cận cộng đồng trong dự phòng lây nhiễm HIVNgày 28 tháng 10 năm 2024 Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2024/NĐ-CP “Quy định chi tiết một số điều của luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)”. Trong đó quy định việc phòng lây nhiễm HIV và những điểm mới về tiêu chuẩn, chế độ của nhân viên tiếp cận cộng đồng... Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2024.
-
Đưa 3 công trình thủy lợi vào danh mục liên quan đến an ninh quốc giaHồ chứa nước Cửa Đạt; hồ chứa nước Tả Trạch; hồ chứa nước Dầu Tiếng được đưa vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắc -
3 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
4 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
5 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn