
Tọa lạc tại phường Phú Thứ, quận Cái Răng hơn 200 năm, đền Xẻo Kè là địa chỉ đỏ cách mạng của TP.Cần Thơ, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong vùng. Nhưng, chỉ vì lấy đất phân lô bán nền xây biệt thự, CTCP Nam Long-Hồng Phát đã cho người phá hủy, san bằng ngôi đền, gây bức xúc dư luận.

Họ đã lén lút phá hủy một niềm tin
4 giờ sáng ngày 11/5/2019, khi mọi người còn đang say giấc, bất ngờ CTCP Nam Long- Hồng Phát đưa người và cơ giới tập kích san bằng ngôi đền Xẻo Kè. Trời sáng, khi người dân còn chưa hiểu chuyện gì thì nhận ra sự thật kinh hoàng. Ngôi đền tồn tại hơn 200 năm gắn với bao thế hệ cha ông của họ giờ chỉ còn là một khoảng trống tan hoang.
Nhiều người dân không kiềm lòng đã thốt lên: “Ác nhơn quá, nơi thờ cúng mà sao làm vậy!”. Còn Ban quản lý đền chỉ biết kêu trời. Trên mắt họ lăn dài những giọt nước mắt bất lực. Ông Đào Quang Từ -nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQ TP.Cần Thơ đã thốt lên: Ngôi đền không những là nơi thờ cúng tín ngưỡng dân gian, mà còn là nơi giáo dục lý tưởng cách mạng cho các thế hệ mai sau về niềm tin đối với Đảng.

Cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Phú An 1930-1975” ghi rõ: Miếu Xẻo Kè là nơi chiêu mộ huấn luyện nghĩa binh Phú An trước khi gia nhập khởi nghĩa do Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực lãnh đạo. Là nơi hun đúc bảo vệ và cung cấp những hạt giống cho Đảng, cất giấu tài liệu vũ khí cho cách mạng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp-Mỹ. Theo những bậc cao niên trong vùng và nguyên lãnh đạo TP.Cần Thơ, đền Xẻo Kè đã có lịch sử hơn 200 năm. Được xây dựng từ thời khẩn hoang mở đất để thờ các vị thần gắn liền với nghề nông như Thần Nông, Thần Hoàng… Sau đó được gia đình dòng họ Đào ở đây cải tạo lớn hơn. Là di tích lịch sử cách mạng gắn liền với nhân dân 6 xã ven sông Hậu trong thời kỳ chống Pháp, Mỹ đến nay.
Chính vì vậy, ngay từ năm 2003, lúc bấy giờ ông Trần Thanh Mẫn là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ đã ký quyết định số 3927/UB ngày 30/9/2003 công nhận đền Xẻo Kè là địa chỉ đỏ, yêu cầu các cơ quan chức năng sớm thực hiện các trình tự thủ tục để công nhận là di tích lịch sử. Biên bản làm việc ngày 26/5/2016 giữa Sở VHTT&DL với Ban quản lý di tích thành phố và gia đình ông Đào Quang Từ về việc thống nhất vị trí của đền Xẻo Kè, để thực hiện thủ tục xếp hạng là di tích lịch sử – văn hoá cấp thành phố. Ông Đặng Thái Hoà -Phó giám đốc Sở VHTT&DL Cần Thơ cho biết: “Đền Xẻo Kè đã có đủ tiêu chí để tiến hành hồ sơ đề nghị xếp hạng là di tích lịch sử – văn hoá cấp thành phố”.
Trái lòng dân, sai chỉ đạo
Việc làm “phá đền lấy nền” của CTCP Nam Long- Hồng Phát đã khiến dư luận bức xúc, cho rằng doanh nghiệp này cố tình không thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND TP.Cần Thơ, và trái với mong muốn của người dân địa phương trong việc xử lý đền Xẻo Kè.
Trước đó, ngày 23/3/2016, Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ đã có quyết định số 754 về việc phê duyệt chỉnh sửa quy hoạch tỉ lệ 1/500 KDC lô 8C Khu đô thị Nam Sông Hậu, khu vực quy hoạch bao gồm luôn phần đất có ngôi đền Xẻo Kè tọa lạc. Ngày 15/4/2017, hàng trăm cán bộ lão thành và người dân TP.Cần Thơ ký đơn gửi đơn đến UBND TP.Cần Thơ kiến nghị giữ lại đền Xẻo Kè. Sau đó, UBND TP.Cần Thơ đã nhiều lần ra văn bản, đề nghị các cơ quan chức năng điều chỉnh vị trí đền, khi di dời đều phải tuân thủ theo nguyên tắc đảm bảo giữ gìn và trùng tu ngôi đền Xẻo Kè.
Trong văn bản số 1614/VPUB- BTCD ngày 19/5/2017 do ông Hồ Văn Gia – Chánh Văn phòng UBND TP.Cần Thơ thông báo ý kiến của Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ đến các sở ban ngành liên quan: Về việc sớm xúc tiến việc xây dựng và trùng tu ngôi đền Xẻo Kè mà CTCP Nam Long- Hồng Phát đã thống nhất từ trước. Ngày 13/9/2017, Văn phòng UBND TP.Cần Thơ có công văn số 3061/ VPUB-XDDT do ông Nguyễn Thành Sích -Phó chánh Văn phòng ký, đã nêu: Việc trùng tu xây dựng mới đền Xẻo Kè đề nghị thực hiện đúng cam kết với chủ đầu tư.

Thế nhưng, ngày 15/5/2019 khi tiếp xúc với Làng Mới, ông Trần Thanh Tùng – Phó giám đốc CTCP Nam Long- Hồng Phát, cho rằng: Việc đập bỏ đền Xẻo Kè vì TP.Cần Thơ đã cho phép Công ty thực hiện dự án KDC lô 8C. Bên cạnh đó, việc đền bù cũng đã thực hiện xong từ trước. Ngôi đền chỉ là nơi thờ cúng của gia đình, khi xưa các cán bộ lão thành từng có dịp dừng chân, bây giờ gặp nhau nhắc lại, không phải là di tích theo quản lý của Luật Di sản Văn hóa.
Ông Phạm Duy Khương – nguyên Thường vụ Tỉnh ủy Cần Thơ trước 1975, trong đơn kiến nghị gửi các cơ quan ở TP.Cần Thơ từ năm 2018 đã khẳng định: “Nơi đây có bề dày lịch sử từ thời khai mở đất, thời chống giặc ngoại xâm trước, trong và sau Cách mạng tháng 8, là niềm tự hào không thể nào quên trong tâm khảm của người dân, nhất là các vị bô lão. Đã có nhiều nhân chứng sống hoạt động tại địa chỉ này”.
Cầm lá đơn kêu cứu gửi Làng Mới, cô Đào Thị Huyền Nga – nguyên Chỉ huy Tiểu đoàn biệt động Lê Thị Riêng, nói trong nước mắt: “Cô từng phải mổ 23 lần vì những vết thương tù Côn Đảo nhưng vẫn không đau đớn bằng việc nhìn ngôi đền bị phá hủy như vậy. Khi toàn quốc kháng chiến chống Pháp nổ ra, gia đình đã nghe theo mệnh lệnh “Tiêu thổ kháng chiến” của Đảng, từng phải phá hủy đền để giặc không thể dùng làm nơi đóng đồn, bót. Bao nhiêu năm bom đạn vẫn gìn giữ được, nhưng hôm nay đã không giữ được ngôi đền gắn liền với ký ức cách mạng của nhân dân vùng 6 xã ven sông Hậu”.
Được biết, ngoài ngôi đền Xẻo Kè bị xóa sổ trắng, một vài con rạch nhỏ gần đền nằm trong quy hoạch KDC 8C nay đã không còn thấy dấu vết.
Hoàng Quân
-
Thị trường lao động tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm 2023
-
Tháng 2/2023, khả năng rét đậm, rét hại còn xuất hiện ở vùng núi và trung du Bắc Bộ
-
Năm 2023 Bộ Nội vụ sẽ rà soát, xây dựng hàng loạt văn bản liên quan đến công chức, viên chức
-
Báo chí phải nhanh, nhạy, chính xác, chuyên nghiệp, sát với thực tiễn hơn
- Giá xăng dầu được điều chỉnh tăng trước kỳ điều hành 2 ngày
- Hà Tĩnh khai hội chùa Hương Tích, mở đầu du lịch năm 2023
- Ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu sẵn sàng cho chuyến biển đầu năm
- CB, CC, VC tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính; không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết,…
- Kiểm soát chặt, bình ổn giá dịch vụ vui chơi, ăn uống dịp lễ hội sau Tết
- Tái hiện nghi lễ vua Lê Đại Hành cày Tịch điền tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023
- Đồng bào dân tộc thiểu số đón Tết vui tươi, an toàn, tiết kiệm
-
Thị trường lao động tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm 2023Theo dự báo của các chuyên gia, trong năm 2023, thị trường lao động sẽ có những biến động nhất định, do đó, các bộ, ngành liên quan cần hỗ trợ doanh nghiệp để cải thiện việc làm cho người lao động và ổn định thị trường lao động trong nước.
-
Trên 78% diện tích ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đủ nước gieo cấyTổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, tính đến 15h ngày 1/2, ngày đầu tiên của đợt 2 lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông-Xuân 2022-2023, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã có trên 390.000 ha diện tích đã đủ nước gieo cấy.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ với các địa phươngSáng 2/2, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 1/2023.
-
Ra mắt sách của Tổng Bí thư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cựcToàn bộ tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư về đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực đã được hệ thống lại trong cuốn sách, như là một đáp án trả lời cho câu hỏi vì sao chúng ta phòng chống tham nhũng tiêu cực được mạnh mẽ, quyết liệt như thời gian qua; vì sao đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực thành công như vừa qua...
-
Các trường hợp ký hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lậpNghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 quy định các trường hợp ký hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có hiệu lực từ ngày 22/2/2023.
-
Xuất khẩu thủy sản tháng 1/2023 giảm 31%, kỳ vọng phục hồi từ quý IITháng 1/2023, xuất khẩu (XK thủy sản) vẫn tiếp đà giảm sâu theo xu hướng của quý cuối năm trước cộng với dịp trùng vào kỳ nghỉ Tết nguyên đán. Ước tháng đầu năm, XK thủy sản giảm 31% đạt khoảng 600 triệu USD. Trong đó, cá tra giảm 50%, tôm giảm 46%, cá ngừ giảm 32%, riêng mực, bạch tuộc vẫn giữ được tăng trưởng dương 4% và các loài cá biển khác tăng 6%.
-
Doanh nghiệp xuất khẩu dược liệu sang Trung Quốc sẽ phải có đăng kýCục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đơn vị vừa có công văn số 231/BVTV-HTQT về việc thực hiện quy định mới của Trung Quốc liên quan đến đăng ký xuất khẩu dược liệu gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh thành, các tổ chức, cá nhân xuất khẩu dược liệu sang thị trường Trung Quốc.
-
Tháng 2/2023, khả năng rét đậm, rét hại còn xuất hiện ở vùng núi và trung du Bắc BộNhận định về xu thế thời tiết tháng 2/2023, ông Nguyễn Đức Hòa, Phó trưởng Phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo, trong nửa đầu tháng 2, không khí lạnh hoạt động có cường độ yếu và lệch ra phía Đông. Do đó, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Nghệ An trong thời kỳ này có khả năng xuất hiện mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù tập trung vào đêm và sáng.
-
Thư cảm ơn của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngTổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có Thư cảm ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi điện chia buồn trước việc đồng chí Giang Trạch Dân từ trần.
-
Hội nghị triển khai Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2023Trong năm 2023, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại, Thường trực Ban Bí thư yêu các cơ quan được giao nhiệm vụ cần tập trung, chủ động xây dựng các đề án, báo cáo được phân công; một số đề án khó, phức tạp, nhạy cảm đã tồn đọng từ các năm trước cần tập trung giải quyết dứt điểm theo chương trình đã đề ra.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh