Báo chí có vai trò quan trọng trong việc phổ biến chính sách pháp luật về bảo vệ biên giới, biển, hải đảo
Tham dự Hội nghị có các đại biểu của Sở thông tin và Truyền thôngcác tỉnh phía Bắc, cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại, thông tin, báo chí – xuất bản thuộc TP. Hà Nội; các phóng viên, biên tập viên, báo cáo viên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Hồ Hồng Hải cho biết, nhiều năm qua, thông qua các tin, bài và phóng sự, các cơ quan báo chí đã thực hiện tốt nhiệm vụ lan tỏa các thông điệp bảo vệ biên giới đến mọi tầng lớp nhân dân. Đây là lực lượng có vai trò quan trọng trong việc phổ biến chính sách pháp luật về bảo vệ biên giới, biển, hải đảo góp phần cổ vũ tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việc nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc gìn giữ chủ quyền, biển đảo thiêng liêng đã tạo ra sự đồng thuận cũng như sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật bảo vệ biên giới Tổ quốc đối với đối tượng phóng viên, biên tập viên cũng như cán bộ làm công tác truyền thông là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết.
Tại nội nghị, các đại biểu đã nghe Thượng tá Phạm Ngọc Khoái - Trợ lý phòng Tuyên huấn Bộ đội Biên phòng – Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng trình bày về “Tình hình biên giới và những vấn để đặt ra trong công tác quản lý, xây dựng và bảo vệ biên giới trong tình hình hiện nay”.
Theo Thượng tá Phạm Ngọc Khoái, biên giới luôn là chủ đề nhạy cảm và nhận được nhiều sự quan tâm, nhất là trong tình hình thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp. Việc giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới, việc hoàn thành xây dựng đường biên giới rõ ràng, chính xác, hiện đại, có giá trị pháp lý đối với sự phát triển của mỗi nước và hòa bình, ổn định của khu vực. Chính sách pháp luật của Việt Nam về phân giới cắm mốc, về phát triển vùng biên giới trên tinh thần hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ nhằm nâng cao ý thức quốc gia và trách nhiệm bảo vệ biên giới Tổ quốc.
PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng –Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ về “Kỹ năng viết tin, bài tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong công tác thông tin đối ngoại”, trong đó nhấn mạnh, bên cạnh nghiệp vụ, kĩ năng, quy tắc viết báo thì cần phải nắm được chủ trương của Đảng và Nhà nước về chủ quyền biên giới và biển, đảo. Nhà báo cần kết hợp sử dụng các trang thông tin điện tử cũng như nghiên cứu các kĩ thuật trong truyền thông chính sách để người dân được tiếp cận đầy đủ, sâu rộng với các nguồn tin, cũng như tối ưu các phương tiện. Báo chí phải là lực lượng chủ động đưa những thông tin sớm nhất, đúng nhất đến công chúng.
Cũng trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu tiếp tục được TS. Trần Công Trục – Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia – Bộ Ngoại giao Nguyên trao đổi về tình hình thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong những năm gần đây.
TS. Trần Công Trục cho biết, Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo này từ khi chúng còn là dất vô chủ, chí ít là từ thế kỷ thứ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền của Việt Nam ở 2 quần đảo này là rõ ràng, liên tục, hòa bình, phù hợp với nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ hiện hành - nguyên tắc chiếm hữu thật sự- của Công pháp quốc tế. Việt Nam có đầy đủ các chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để chứng minh và bảo vệ chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo này qua các thời kỳ lịch sử.
TS. Trần Công Trục cũng nhấn mạnh, không phải bất cứ tư liệu lịch sử và bản đồ nào cũng đều có giá trị pháp lý để chứng minh và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này. Chỉ có những tư liệu lịch sử và bản đồ có giá trị pháp lý (nghĩa là các tư liệu do hệ thống tổ chức Nhà nước có thẩm quyền ban hành) mới được coi là những chứng cứ pháp lý. Nếu sử dụng không có chọn lọc, nhất là dùng cho đấu tranh pháp lý, tất cả tài liệu lịch sử, bản đồ… có thể vô tình ủng hộ cho lập trường “chủ quyền lịch sử” của các quốc gia khác.
Trình bày về vị trí, vai trò quan trọng của biển và đại dương, chính sách, pháp luật của Việt Nam trên biển và hải đảo, lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông, TS. Trung tá Nguyễn Thanh Minh - Phs Giám đốc trung tâm đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, Việt Nam là quốc gia biển, do vậy biển đảo có vị trí, vai trò rất quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện ở 3 phương diện: quốc phòng - an ninh; phát triển kinh tế; hợp tác quốc tế.
Đến nay, Nhà nước Việt Nam đã ban hành chính sách, pháp luật về biển và hải đảo một cách đồng bộ bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế biển, quốc phòng - an ninh trên biển, hợp tác quốc tế về biển, phân định biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.
Ông Nguyễn Thanh Minh nhấn mạnh, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam vẫn là lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển bằng biện pháp pháp luật. Mong các cán bộ làm công tác truyền thông sẽ luôn gắn kết, đồng hành cùng Cảnh sát biển Việt Nam trong công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về vấn đề bảo vệ biên giới Tổ quốc đến với các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là bà con vùng sâu vùng xa, biên giới đất liền và hải đảo.
-
Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng Trị -
Hơn 32 nghìn ngôi nhà ở Quảng Bình bị ngập lũ, nước rút chậm -
Tập trung mở rộng quỹ nhà ở xã hội -
Đường sắt Bắc-Nam bị chia cắt do bão số 6, hơn 2.400 hành khách phải chuyển tải
- Các tỉnh khu vực Trung Trung Bộ khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 6
- Sửa đổi Luật điện lực để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
- Quốc hội: Thảo luận ở hội trường về thị trường bất động sản và nhà ở xã hội
- Thiệt hại sơ bộ do bão số 6 tại miền Trung
- Quân khu 5 huy động hơn 60.000 cán bộ chiến sĩ ứng phó bão số 6
- Bão số 6 gây ngập sâu nhiều tuyến đường các tỉnh miền Trung
- Bảy tỉnh, thành phố có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất do hoàn lưu bão số 6
-
Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng TrịDo ảnh hưởng của bão số 6 nhiều xã ở huyện Vĩnh Linh, tuyến quốc lộ, tỉnh lộ ở Quảng Trị bị nước lũ “bủa vây”, gây chia cắt giao thông. Với tinh thần tương thân tương ái, nhiều nhóm tình nguyện ở Quảng Trị đã nấu cơm đưa đến cho những người dân vùng lũ.
-
Tuyên Quang: Chi, tổ hội nghề nghiệp phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãiKhông chỉ là xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân, nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân cũng như vốn từ các ngân hàng đang được phát huy hiệu quả tối đa, khi trên địa bàn huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) dần hình thành những mô hình nông nghiệp công nghệ cao, mô hình nuôi trồng thủy sản hiện đại mà chủ nhân là thành viên chi, tổ hội nghề nghiệp.
-
Thị trường nông sản ngày 30/10: Giá nhiều mặt hàng “quay đầu” tăng(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong ngày 30/10, giao dịch hồ tiêu, cà phê ghi nhận mức tăng giá trở lại sau nhiều ngày giảm sâu.
-
Đổi mới nông nghiệp: Hướng tới tương lai bền vững cùng phân bón hữu cơTrong bức tranh nông nghiệp Việt Nam hiện nay, hình ảnh những cánh đồng xanh mướt, trĩu quả không chỉ là biểu tượng của sự phồn thịnh mà còn phản ánh sự chăm sóc đất đai bằng tình yêu và trách nhiệm. Tuy nhiên, thói quen sử dụng phân bón hóa học đã khiến nhiều nông dân lầm tưởng rằng đây là con đường duy nhất để đạt được năng suất cao. Hệ lụy từ việc lạm dụng phân bón vô cơ không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn đe dọa đến sức khỏe đất, nước và cả những thế hệ tương lai.
-
Masan Group hoàn thành 130% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, Masan MEATLife đạt lợi nhuận sau thuế cả quý dươngTrong quý III/2024, doanh thu mảng thịt của Masan MEATLife bao gồm thịt heo, thịt gà và thịt chế biến tăng 13.6% so với cùng kỳ. Đồng thời, ghi nhận mức tăng 105 tỉ đồng cho lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số. Đây là quý đầu tiên doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận sau thuế dương kể từ năm 2023.
-
“Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê(Tapchinongthonmoi.vn) – Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất cà phê đang ở mức báo động, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, môi trường và sự phát triển bền vững của ngành Cà phê Việt Nam.
-
Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng NinhỦy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025 và ông Nguyễn Xuân Ký.
-
Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong 1 tháng, hướng tới quy mô quốc gia và quốc tếChiều 29/10, Ban Tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 công bố chương trình lễ hội này.
-
Khuyến nông cộng đồng giúp gia tăng giá trị cho ngành hàng cà phêHiện ở Đắk Nông đã thành lập được 54 tổ khuyến nông cộng đồng, thực hiện tư vấn, hỗ trợ người dân, HTX áp dụng quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cà phê, an toàn thực phẩm...
-
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về các nhiệm vụ trọng tâmTrong thời gian tới, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, cần thống nhất nhận thức công tác tuyên giáo là công tác của Đảng, của các cấp ủy, tổ chức đảng, mỗi chi bộ, đảng viên.