Hồ Tây sẽ bừng sáng với màn trình diễn nghệ thuật của 2.024 drones light
UBND quận Tây Hồ chủ trì, phối hợp cùng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) tổ chức màn trình diễn ánh sáng nghệ thuật bằng 2.024 thiết bị bay không người lái (drones) mang tên gọi “Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long” với chủ đề “Một ngày kinh đô - Ngàn năm lịch sử”.
“Lễ hội Ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long” là tác phẩm ánh sáng nghệ thuật độc đáo nhất với những câu chuyện, hình ảnh đẹp về hình tượng Rồng trong văn hóa người Việt và các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội. Qua đó quảng bá hình ảnh của Thủ đô tới đông đảo nhân dân và du khách quốc tế nhằm thu hút và phát triển du lịch Thủ đô góp phần thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU Hà Nội năm 2022 về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021- 2025.
UBND quận Tây Hồ xác định “Lễ hội Ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long” là chương trình điểm nhấn quan trọng trong đêm Giao thừa Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024, góp phần tạo không khí vui tươi mừng thắng lợi kết quả phát triển kinh tế xã hội Quận Tây Hồ nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung năm 2023, chào mừng năm mới 2024 với nhiều khí thế mới.
“Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long” sẽ chính thức được diễn ra vào lúc 23h30’ ngày 09/02/2024 (tức đêm giao thừa 30/12 Tết Giáp Thìn) tại khu vực ngã ba Văn Cao, quận Tây Hồ, Hà Nội. Toàn bộ cung đường Nguyễn Đình Thi – Trích Sài là nơi khán giả thưởng thức màn trình diễn ánh sáng.
Ngay sau đó, từ 0h00’ - 0h15’ ngày 10/02/2024 (tức rạng sáng mùng 01/01 Tết Giáp Thìn), quận Tây Hồ cũng sẽ triển khai bắn pháo hoa tầm cao đón chào năm mới.
Ban tổ chức khuyến cáo các hộ dân tại khu vực tổ chức lễ hội và người dân đến xem lễ hội
* Đối với hộ dân tại khu vực tổ chức lễ hội:
- Toàn bộ khu vực Nguyễn Đình Thi và Trích Sài: Các hộ dân đóng cửa ra vào; không tập trung đông người ở lan can, ban công.
- Khu vực Văn Cao: Các hộ dân đóng cửa ra vào; người dân không đứng ở lan can, ban công.
* Đối với nhân dân đến xem lễ hội:
- Không sử dụng các thiết bị bay không người lái;
- Không sử dụng, thả bóng bay;
- Không sử dụng các đồ, vật, dụng cụ dễ gây cháy nổ;
- Không đứng gần lan can hồ;
- Không chen lấn, xô đẩy; di chuyển theo hướng dẫn, chỉ dẫn của các lực lượng chức năng nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
“Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long” là màn trình diễn drones với số lượng nhiều kỷ lục tại khu vực Đông Nam Á, đồng thời kết hợp cùng âm nhạc được sáng tác riêng, hệ thống âm thanh và màn hình tường thuật trực tiếp được lắp đặt xung quanh khu vực hồ Tây, hứa hẹn sẽ là màn siêu trình diễn hoành tráng, chưa từng có dành cho người dân Thủ đô và du khách trong dịp Tết Nguyên đán 2024.
Để đảm bảo chương trình “Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long” diễn ra thông suốt theo kế hoạch, thuận tiện phục vụ nhân dân trong đêm giao thừa Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024, Ban tổ chức Chương trình bố trí 15 điểm trông giữ phương tiện ô tô, xe máy, trong đó:
* 03 điểm trông giữ phương tiện của Ban Tổ chức, tình nguyện viên, khách VIP tham dự, khách của đơn vị tài trợ) gồm:
1. Trường Tiểu học Chu Văn An (khu vực dành cho BTC và TNV hỗ trợ)
2. Trước sảnh nhà khách Bộ Quốc phòng (khu vực dành cho khách VIP tham dự chương trình).
3. Cạnh nhà khách Bộ Quốc phòng (khu vực dành cho khách mời của đơn vị tài trợ).
* 12 điểm trông giữ phương tiện của người dân gồm:
1. Dưới gầm cầu vượt Hoàng Hoa Thám.
2. Nhánh C, nhánh D Tam Đa.
3. Khu vực ngõ 152 Thụy Khuê.
4. Trường Tiểu học Chu Văn An A.
5. Ngõ 128 Thụy Khuê.
6. Vườn hoa Lý Tự Trọng.
7. Trường THPT Chu Văn An.
8. Đối diện Bệnh viện Thu Cúc.
9. Trong sân trường THCS Đông Thái hoặc cuối phố Võng Thị (Cạnh chùa Tĩnh Lâu).
10. Cuối ngõ 45 Võng Thị (Cạnh đình Vòng Thị).
11. Ngõ 282 Lạc Long Quân.
12. Tuyến đường Văn Cao và trong sân Quần ngựa.
Theo VOV
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại" -
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầu -
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh vì tương lai phát triển bền vững -
Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt Nam
- Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa Dominica
- Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồng
- "Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc"
- Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025
- Thầy giáo "quân hàm xanh" đem con chữ đẩy lùi nạn tảo hôn ở miền biên viễn
- Sơn La: Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng
- Doanh nghiệp Việt cần bắt tay cùng làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZelo, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
Bắc Ninh: Cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫuLà một trong 18 tỉnh, thành phố trên cả nước có tất cả đơn vị cấp xã và cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), Bắc Ninh bước vào xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu với khí thế mới, với nhiều mục tiêu trọng tâm được đặt ra…
-
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường HalalThị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Lan tỏa và tạo sức sống mới cho Dân ca Quan họ Bắc NinhTối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làngVề đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt tay ngay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 50% số xã đạt xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, với hành trình xây dựng từ các hạt nhân nhỏ xóm, làng…
-
Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý về mũi xoang và đầu cổTrong 2 ngày từ 23 – 24/11/2024, tại Hà Nội, Bệnh viên Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh tổ chức Hội nghị quốc tế về “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu cổ”. Đây là cơ hội để các chuyên gia y tế trao đổi kiến thức, nâng cao chất lượng điều trị, cùng nhau góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.
-
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầuThỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon.
-
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnhTrong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết