Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Thảo luận, đề xuất nhiều vấn đề về công tác Hội và phong trào nông dân

Ngô Chức - 15:06 19/07/2024 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lần thứ 3, khoá VIII (nhiệm kỳ 2023 - 2028), các đại biểu đã thảo luận và quyết định những nội dung có ý nghĩa quan trọng đối với công tác Hội và phong trào nông dân trong 6 tháng cuối năm 2024 và trong thời gian tới.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lần thứ 3, khoá VIII (nhiệm kỳ 2023 - 2028) các đại biểu tập trung chia thành 4 Tổ thảo luận, tập trung góp ý về các dự thảo văn bản: (1) Báo cáo sơ kết công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024; (2) Hướng dẫn thi hành Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam khóa VIII, nhiệm kỳ 2023-2028; (3) Quy định về công tác thi hành kỷ luật của Hội Nông dân Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028; (4) Quy định về công tác kiểm tra, giám sát của Hội Nông dân Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028.

Đồng chí Đinh Khắc Đính, Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam điều hànhi tổ thảo luận 

Thảo luận tại tổ, đồng chí Nguyễn Thị Tuyết, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh đã có những tham mưu tích cực với tỉnh uỷ Bắc Ninh để có những kế hoạch thực hiện trong nhiệm kỳ 2025-2030. Theo đó, hình thành và phát triển mỗi địa phương cấp huyện có ít nhất một cửa hàng nông sản nhằm giới thiệu sản phẩm OCOP, tiếp nối tiêu thụ sản phẩm với các tỉnh bán lẻ và giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu của địa phương.

Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh đã hỗ trợ nông dân lập tài khoản trên sàn thương mại điện tử, đồng thời hỗ trợ Câu lạc bộ nông dân tỷ phú. Triển khai đề án kinh doanh nâng cao năng lực, ứng dụng công nghệ tiên tiến cho các chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, hỗ trợ nông dân sản xuất quảng bá, tiếp nối tiêu thụ nông sản trên đặc biệt trong giai đoạn 2025-2028.

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyết, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh phát biểu

Đồng chí Phạm Hải Hoa, Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội cho rằng, việc xây dựng đề án “kiện toàn tổ chức và hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân theo Nghị định số 37/2023/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân” ở một số huyện, thị còn lúng túng, khó khăn trong bố trí nhân sự đảm bảo theo quy định. Hoạt động sự nghiệp của Trung tâm Hỗ trợ nông dân theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, ngày 21/6/2021, của Thủ tường Chính phủ về việc quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sư nghiệp công lập còn gặp nhiều khó khăn.

Đồng chí Phạm Hải Hoa, Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội phát biểu tại tổ thảo luận

Về nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm: Ban hành các Đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân Thành phố lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028; theo Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ. Tham mưu kế hoạch tổ chức hội nghị đối thoại với Chủ tịch UBND Thành phố với hội viên nông dân năm 2024. Báo cáo trình UBND Thành phố phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án Hội Nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030. Chỉ đạo, hoàn thành việc thành lập Uỷ ban kiểm tra Hội Nông dân các huyện, thị xã nhiệm kỳ 2023-2028. Tập huấn bồi dưỡng cán bộ hội cấp cơ sở và đội ngũ cán bộ chuyên trách Hội Nông dân Thành phố và các huyện, thị xã.

Hội tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn nền tảng số App nông dân Việt Nam cho hội viên nông dân; Thực hiện các nội dung Chương trình phôi hợp với các tỉnh, thành phố; tổ chức đoàn đi học tại các tỉnh, thành phố; Chương trình xúc tiến thương mại năm 2024; Tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10); 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10); Hội nghị biểu dương “Nông dân Thủ đô xuất sắc”, “Chi hội Nông dân nghề nghiệp tiêu biểu”, tổng kết thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Tiếp tục tuyên truyền, thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, hướng dân nông dân xây dựng các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả; tập huấn xây dựng mô hình kinh tế tập thể, liên kết hợp tác; các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân; các hoạt động xúc tiến thương mại, chuyển đổi số; phiên giao dịch kết nối hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Ông Lã Văn Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang cho rằng, hiện nay thông tin cá nhân bị kẻ xấu lợi dụng và được sử dụng vào nhiều việc, mục đích khác nhau đã phổ biến rộng rãi trên không gian mạng, đặc biệt là sử dụng căn cước công dân (CCCD) có gắn chíp điện tử.

“Việc App Hội Nông dân Việt Nam sử dụng CCCD để đăng ký tham gia thành viên ngay cả chúng tôi cũng còn nhiều băn khoăn. Bắc Giang hiện nay có trên 252.000 cán bộ, hội viên nông dân, nếu đăng ký tham gia App hết nghĩa là cũng có trên 252.000 thông tin cá nhân từ cán bộ Hội cấp tỉnh, huyện, xã, chi hội và hội viên nông dân được up lên App. Vậy Trung ương Hội đã có giải pháp nào để bảo mật các thông tin cá nhân này?”, ông Lã Văn Đoàn lo lắng.

Ông Đoàn cũng kiến nghị Trung ương Hội nghiên cứu thêm giải pháp khác thay bằng việc đưa căn CCCD bằng thẻ hội viên. Ông cho rằng, như vậy việc quản lý, thống kê cán bộ, hội viên nông dân sẽ tốt hơn.

Ngoài ra, theo ông Đoàn, việc đăng ký thành viên tham gia App Nông dân Việt Nam phải chờ lãnh đạo cấp Hội phê duyệt sẽ rất khó khăn cho các thành viên tham gia đăng ký. Bởi lẽ, trong trường hợp lãnh đạo bận không phê duyệt ngay được sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của các thành viên tham gia.

Các đại biểu thảo luận sôi nổi, trao đổi nhiều ý kiến.
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lần thứ 3 khoá VIII
(Tapchinongthonmoi.vn) – Ngày 19/7, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức Hội nghị lần thứ 3 khoá VIII về việc báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của 6 tháng cuối năm 2024.