Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lần thứ 3 khoá VIII
Tham dự Hội nghị có đồng chí Lương Quốc Đoàn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; đồng chí Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Trung ương Hội, ủy viên Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam; đồng chí Đinh Khắc Đính, Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; đồng chí Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; đồng chí Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, đồng chí Phạm Tiến Nam, Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
Kết quả công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm 2024
Phát biểu khai mạc, đồng chí Lương Quốc Đoàn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết: “Thực hiện chương trình công tác, BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VIII tổ chức hội nghị lần thứ 3 mở rộng để sơ kết công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm; bàn, thống nhất các nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 và thảo luận, quyết định một số nội dung quan trọng và thực hiện công tác cán bộ”.
Với tinh thần đổi mới, phát huy dân chủ, trí tuệ của BCH Trung ương Hội trong quá trình xem xét, thảo luận, quyết định các vấn đề quan trọng của tổ chức Hội và phong trào nông dân 6 tháng cuối năm 2024 và những năm tiếp theo, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam đã lưu ý, gợi mở thêm một số vấn đề liên quan để các đồng chí đại biểu quan tâm tập trung thảo luận, xem xét, quyết định.
Về kết quả công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm, đồng chí Lương Quốc Đoàn cho biết: Năm 2024 là năm đầu tiên các cấp Hội Nông dân Việt Nam triển khai thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028. Bám sát sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đảng đoàn, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Trung ương Hội, BCH Hội Nông dân các cấp và cán bộ, hội viên nông dân cả nước đã chủ động, linh hoạt, vượt qua khó khăn, tích cực tham gia các phong trào thi đua và triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm 2024. Có 14/18 chỉ tiêu thực hiện đạt trên 50% kế hoạch năm, trong đó có 7/18 chỉ tiêu thực hiện đã vượt kế hoạch năm 2024 đề ra.
Trung ương Hội tổ chức tốt Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, học tập, triển khai thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam (khóa VIII), nhiệm kỳ 2023-2028 và Quyết định số182/QĐ-TTg, ngày 20/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ với sự tham dự của 112.716 đại biểu là cán bộ Hội các cấp và cán bộ chi, tổ Hội.
Hội Nông dân các tỉnh, thành phố đã chủ động tham mưu cho 63 tỉnh ủy, thành ủy ban hành Chương trình hành động/kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị ở địa phương; cụ thể hóa nội dung thực hiện nghị quyết vào nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân có trọng tâm, trọng điểm, sát thực tiễn hoạt động ở địa phương, cơ sở.
Trung ương Hội đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết 69/NQ-CP ngày 11/5/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 182/QĐ-TTg ngày 20/02/2024 phê duyệt Đề án Hội Nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030.
Công tác tuyên truyền, vận động được thực hiện sâu rộng và kịp thời, bằng nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội. Công tác xây dựng tổ chức Hội được chú trọng, củng cố; chất lượng hội viên, chất lượng sinh hoạt của các chi, tổ Hội được nâng lên theo hướng thiết thực, hiệu quả gắn các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ nông dân của các cấp Hội.
Các Phong trào thi đua, cuộc vận động do Hội phát động, nhất là Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững được triển khai sâu rộng, hình thức đa dạng, phong phú, thu hút được sự tham gia đông đảo của hội viên, nông dân, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội. Qua phong trào đã xuất hiện nhiều gương nông dân giỏi, sáng tạo, mạnh dạn ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng thương hiệu, khởi nghiệp, chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Bên cạnh đó, tăng trưởng nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp đạt kết quả tích cực, nhất là tăng trưởng từ nguồn ngoài ngân sách đạt 28,641 tỷ đồng. Các cấp Hội chủ động phối hợp với doanh nghiệp cung ứng giống, vật tư, máy nông nghiệp cho nông dân theo hình thức trả chậm không tính lãi; tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn nông dân đưa các sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử để giới thiệu và tiêu thụ.
Các cấp Hội cũng tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo, đồng hành, đảm bảo an sinh xã hội cho đối tượng gia đình chính sách, hộ nông dân nghèo, đồng bào ở các xã vùng sâu, vùng xa, thôn, bản biên giới, nông dân bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Những vấn đề còn khó khăn, hạn chế cần thảo luận và có biện pháp tháo gỡ
Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn cũng đã thẳng thẳn chỉ ra 5 vấn đề còn khó khăn, hạn chế của công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm 2024. Đó là:
Công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân ở một số nơi thiếu chủ động, nội dung tuyên truyền chưa phong phú, thiếu sức hấp dẫn; việc nắm bắt, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, khó khăn, bức xúc về đời sống, sản xuất của hội viên, nông dân có lúc, có nơi còn chậm, chưa kịp thời.
Việc sinh hoạt chi hội, tổ hội có lúc, có nơi chưa được duy trì đều đặn; tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt còn thấp; công tác quản lý, theo dõi hội viên ở một số địa phương, cơ sở Hội vẫn còn thiếu chặt chẽ, cập nhật chưa được thường xuyên, nhất là việc quản lý hội viên đi làm ăn xa còn gặp rất nhiều khó khăn.
Có nơi, việc thực hiện Phong trào thi đua chưa thực chất; chất lượng phong trào, cuộc vận động chưa cao; công tác phát hiện nhân tố mới, xây dựng, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời, chưa lan tỏa mạnh mẽ đến các đối tượng hội viên, nông dân.
Các chương trình, dự án, mô hình do các cấp Hội trực tiếp tổ chức triển khai còn ít, qui mô nhỏ; hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ cho nông dân ở một số nơi còn hạn chế; hoạt động quảng bá, xúc tiến, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân hiệu quả chưa cao.
Việc triển khai Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân ở cấp huyện một số địa phương còn gặp khó khăn trong việc kiện toàn bộ máy tổ chức; xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy và công tác quản lý, điều hành hoạt động Quỹ và phối hợp với các Ngân hàng hỗ trợ vốn cho nông dân.
Một số cấp Hội địa phương chưa chủ động trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội; kỹ năng giám sát, phản biện xã hội của cán bộ Hội các cấp ở một số nơi còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, chưa mạnh dạn.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam sẽ tiến hành bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành và bầu bổ sung Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội nhiệm kỳ 2023-2028; thảo luận, cho ý kiến vào dự thảo Hướng dẫn thi hành Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam khóa VIII, nhiệm kỳ 2023-2028; Dự thảo Quy định về công tác thi hành kỷ luật của Hội Nông dân Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028; Dự thảo Quy định về công tác kiểm tra, giám sát của Hội Nông dân Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028; Phát động phong trào thi đua "Cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia phát triển kinh tế tập thể" và chia tay các đồng chí nguyên Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội đã chuyển công tác.
Chủ tịch Lương Quốc Đoàn đề nghị các đồng chí đại biểu phát huy tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, tập trung nghiên cứu, thảo luận, đóng góp ý kiến sâu sắc để Hội nghị đạt kết quả cao.
Cũng trong buổi sáng ngày 19/7, Hội Nông dân Việt Nam tổ chức thảo luận tại 4 tổ về các dự thảo văn bản: Báo cáo sơ kết công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024; Hướng dẫn thi hành Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam khoá VIII, nhiệm kỳ 2023-2028; Quy định về công tác thi thành kỷ luật của Hội Nông dân Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028; Quy định về công tác kiểm tra, giám sát của Hội Nông dân Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn -
13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5 hoàn thành chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giao -
Nghệ An: Các cấp Hội cần tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, cách làm hiệu quả, kết quả ấn tượng -
Hội Nông dân huyện Diễn Châu đã chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, xây dựng Hội, xây dựng mô hình, điển hình
- Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN thăm và làm việc tại tỉnh Đồng Tháp
- Tuyên truyền pháp luật đến nông dân được duy trì thường xuyên, ổn định
- Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN làm việc với Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang
- Trà Vinh: Trồng chanh xuất khẩu, nông dân thu nhập 600 - 700 triệu đồng/ha/năm
- Bàn giải pháp phát huy vai trò của Hội Nông dân trong hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn vì sức khoẻ cộng đồng
- Hội Nông dân tỉnh Bình Dương: Hàng loạt chương trình phối hợp, hợp tác được ký kết
- Trái cây Việt Nam áp dụng công nghệ cao tiếp cận các thị trường “khó tính”
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
Bắc Ninh: Cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫuLà một trong 18 tỉnh, thành phố trên cả nước có tất cả đơn vị cấp xã và cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), Bắc Ninh bước vào xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu với khí thế mới, với nhiều mục tiêu trọng tâm được đặt ra…
-
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường HalalThị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Lan tỏa và tạo sức sống mới cho Dân ca Quan họ Bắc NinhTối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làngVề đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt tay ngay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 50% số xã đạt xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, với hành trình xây dựng từ các hạt nhân nhỏ xóm, làng…
-
Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý về mũi xoang và đầu cổTrong 2 ngày từ 23 – 24/11/2024, tại Hà Nội, Bệnh viên Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh tổ chức Hội nghị quốc tế về “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu cổ”. Đây là cơ hội để các chuyên gia y tế trao đổi kiến thức, nâng cao chất lượng điều trị, cùng nhau góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.
-
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầuThỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon.
-
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnhTrong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết