
Ngày 28/4, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Jica) tại Việt Nam và Cục Biến đổi khí hậu (DCC) thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường (TN&MT) phối hợp tổ chức Hội thảo “Trao đổi kinh nghiệm quản lý khí fluorocarbon” (F-gas).

Hội thảo là một phần của chương trình “Khảo sát về thúc đẩy khung chương trình biến đổi khí hậu tại Việt Nam theo Sổ tay quy tắc thực hiện Thỏa Thuận Paris” mà Jica đã triển khai từ tháng 7/2020 nhằm giúp Việt Nam trao đổi kinh nghiệm về quản lý khí F-gas với các nước khác như Nhật Bản, Úc, Singapore và Malaysia.
Tại hội thảo, các diễn giả đến từ Nhật Bản, Úc, Singapore và Malaysia đã chia sẻ với đối tác Việt Nam về những thách thức và nỗ lực của họ trong việc quản lý khí F-gas. Các diễn giả đều nhất trí rằng các nước châu Á cần chung tay thực hiện các hành động giảm dần khí Hydrofluorocarbons (HFC) là một loại khí fluorocarbon phổ biến, để đáp ứng các mục tiêu đề ra trong Hiệp định Kigali sửa đổi và đóng góp vào Thỏa thuận Paris.
Cùng với Sáng kiến quản lý vòng đời các chất Fluorocarbon của Chính phủ Nhật Bản mà Việt Nam đã đồng ý tham gia vào tháng 10/2020, công tác phân tích kỹ thuật về quản lý khí fluorocarbon hiện nay tại Việt Nam của các chuyên gia Jica Nhật Bản sẽ giúp Bộ TN&MT xây dựng các quy chế cụ thể để kiểm soát việc sử dụng và phát thải khí fluorocarbon.
Ông Murooka Naomichi, Phó Trưởng Đại diện Văn phòng Jica Việt Nam chia sẻ: Chúng tôi hy vọng rằng kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc áp dụng các công nghệ thích hợp để thu hồi và tiêu hủy khí fluorocarbon sẽ giúp ích cho các công ty Việt Nam khi Chính phủ triển khai các biện pháp quản lý khí fluorocarbon nghiêm ngặt.
Tiến sĩ Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, đánh giá cao sự hỗ trợ của Jica và cho biết: Điều 92 của Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) quy định trách nhiệm và yêu cầu chính đối với Bộ TN&MT với tư cách là cơ quan đầu mối, đồng thời nêu rõ các bộ ngành liên quan cần có các hành động cụ thể để loại bỏ dần các chất làm suy giảm tầng ôzôn và giảm dần khí HFC. Ông khẳng định: Việc học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản và các nước khác sẽ giúp chúng ta đưa ra các biện pháp kiểm soát khí HFC hiệu quả và đặc biệt là khuyến khích khu vực tư nhân chuyển sang sử dụng nhiều hơn các công nghệ thân thiện với môi trường.
Với các nội dung cải tiến của chương Ứng phó với Biến đổi Khí hậu trong Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) được Quốc hội thông qua vào tháng 11/2020, Việt Nam tái khẳng định cam kết tham gia các nỗ lực toàn cầu về chống biến đổi khí hậu. Điều 92 của Luật bảo vệ môi trường đặt ra các quy tắc và nguyên tắc quan trọng để Việt Nam kiểm soát chặt chẽ việc tiêu thụ khí fluorocarbon nhằm đảm bảo thực hiện Hiệp định Kigali sửa đổi thuộc Nghị định thư Montreal, một hiệp ước quốc tế về khí fluorocarbon mà Việt Nam đã tham gia và là thành viên tích cực kể từ tháng 9/2019. Việt Nam đã và đang thực hiện các bước để dần loại bỏ tất cả các chất làm suy giảm tầng ôzôn và lập kế hoạch bắt đầu giảm khí fluorocarbon từ năm 2024.
Khí HFC được sử dụng rộng rãi như một chất làm lạnh trong máy điều hòa không khí gia dụng và công nghiệp, tủ lạnh, vệ sinh thiết bị điện tử có độ chính xác cao, chất tạo lực phun, uretan dùng trong vật liệu xây dựng, v.v. HFCs có khả năng gây hiệu ứng nóng lên toàn cầu cao hơn nhiều so với khí CO2 và nếu được giải phóng, khí này sẽ tồn tại trong bầu khí quyển trong suốt hàng chục năm. Theo báo cáo của Bộ TN&MT, năm 2019, lượng tiêu thụ khí HFC của Việt Nam lên đến 3.772,621 tấn trong khi lượng HFC thải ra là 33,69 tấn.
Vân Nguyễn
-
Khai mạc Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028
-
Kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh, 235 năm Phượng Hoàng Trung Đô
-
Chăm lo đời sống tinh thần cho người cao tuổi là mục tiêu lâu dài
-
GDP quý III tăng 5,33%, xu hướng tích cực hơn tiếp tục được duy trì và ngày càng rõ nét
- Quỳ Châu (Nghệ An): Tan hoang sau lũ, 35/35 trường dừng dạy học do mưa lớn
- Quảng Trị: Phát hiện thêm công ty xả thải ra sông Sa Lung
- Mưa lũ khiến 1.860 ngôi nhà bị ngập ở Nghệ An
- Thủ tướng động viên, chung vui Tết Trung thu với các bệnh nhi tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
- Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ
- Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội để vùng đất Chín Rồng 'cất cánh'
- Bình Thuận: Phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm đạt nhiều kết quả tích cực
-
Khai mạc Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028Trong nhiệm kỳ 2023-2028, Công đoàn Viên chức Việt Nam sẽ tập trung đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động theo hướng hiện đại, thiết thực, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công đoàn viên.
-
Kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh, 235 năm Phượng Hoàng Trung ĐôTối 30/9 tại quảng trường Hồ Chí Minh, chính quyền và nhân dân thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (10/10/1963-10/10/2023) thành phố, 235 năm Phượng Hoàng Trung Đô (1788 – 2023) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì.
-
Lào Cai: Lấy lợi thế của ngành du lịch phát triển để kết hợp xây dựng nông thôn mới(Tapchinongthonmoi.vn) Phát huy thế mạnh có nhiều điểm du lịch, đặc biệt nổi tiếng là khu du lịch Sa Pa được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến, tận dụng lợi thế này tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều văn bản Nghị quyết, Kế hoạch để triển khai trong giai đoạn 2023-2025 “Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới” tại các xã có tiềm năng phát triển du lịch nông thôn.
-
Chăm lo đời sống tinh thần cho người cao tuổi là mục tiêu lâu dàiTrong bối cảnh già hóa dân số đang diễn ra hiện nay, công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi đang ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm.
-
Thủ tướng chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho 3 tháng cuối nămTại Phiên họp Chính phủ Thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, Thủ tướng chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong phát triển KT-XH tháng 10 và những tháng còn lại của năm.
-
"Đưa nông dân Đắk Nông phát triển toàn diện, hội nhập sâu rộng" trong 5 năm tới.Ngày 29/9, tại tỉnh Đắk Nông, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi bị thiên tai, lũ lụt(Tapchinongthonmoi.vn) - Thời gian qua, mưa lũ đã gây thiệt hại cả về người và của, đời sống của người dân ở nhiều địa phương gặp khó khăn. Vậy những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người bị thiệt hại do thiên tai như thế nào? Luật sư Nguyễn Thanh Hà (Chủ tịch Công ty Luật SBLAW) đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này.
-
Bộ tiêu chuẩn JFS-C giúp ngành Thực phẩm Việt Nam mở rộng thị trường(Tapchinongthonmoi.vn) Chiều ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng SPS Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Rau quả Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo “Các quy định về nhập khẩu thực phẩm và lợi ích khi áp dụng bộ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế (JFS -C) do Hiệp hội quản lý an toàn thực phẩm Nhật Bản (JFSM) xây dựng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm Việt xuất khẩu sang Nhật Bản”.
-
Tìm giải pháp phát triển cây thanh long bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức hội nghị phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam.
-
Hội ND Vĩnh Long cần hỗ trợ nông dân có đủ thông tin, điều kiện, nguồn lực để phát triển kinh tế(Tapchinongthomoi.vn) Ngày 28/9, tại tỉnh Vĩnh Long, Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Nhiệm kỳ mới, Hội phấn đấu thành lập 60 mô hình “Điểm kết nối tiêu thụ nông sản” và thành lập 8 CLB “Nông dân tỷ phú”.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp