Luận bàn “thu giá”: Đừng cố chấp với một từ vô nghĩa!
Dư luận mạng xã hội và báo chí những ngày qua tiếp tục sôi nổi bàn luận về câu chuyện các trạm BOT được đổi thành “trạm thu giá”. Dù Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải giải thích, dư luận vẫn cho rằng, “thu giá” là từ vô nghĩa trong tiếng Việt, mong các cơ quan quản lý đừng cố chấp đưa từ này vào ngôn ngữ hành chính quốc gia nữa.
Thậm chí không ít người trên mạng xã hội còn cho rằng, không thể nói kiến thức ngôn ngữ của các lãnh đạo cấp bộ ngành có vấn đề, mà các cơ quan chức năng cần xem rõ, động cơ nào đã khiến ngành giao thông cả nước phải đổi các trạm BOT từ thu phí qua thu giá?
Từ rỗng vẫn ráng dùng?
Theo một giảng viên khoa ngôn ngữ Đại học Huế, thu giá là một từ rỗng, được kết hợp trái với các quy tắc ngữ nghĩa tiếng Việt. Chữ phí và chữ giá nhìn qua nghĩ có thể giống nhau, nhưng là 2 khái niệm khác biệt, một bên sẽ định tính: phí tổn, cước phí, phụ phí…, còn một bên định lượng: giá tăng, giá mua, cao giá, tính giá… Người Việt nói giá thu, giá mua, chứ không ai nói thu giá, mua giá; và nói thu phí, mua phí chứ không ai nói phí mua, phí thu…
“Bản thân chữ giá đứng một mình sẽ như một từ rỗng, nó phải kết hợp với từ khác mới tạo nghĩa. Giá thu, sẽ có nghĩa là giá trị cần thu lại bao nhiêu, định rõ khối lượng, số lượng… Nhưng thu giá thì lại chẳng có nghĩa gì, đem một từ vô nghĩa như vậy vào sử dụng trong ngôn ngữ hành chính, là cách suy luận từ vựng học có vấn đề, người dùng có vấn đề”. Giảng viên nhấn mạnh như vậy.
Ông Đỗ Hòa, một chuyên gia về xây dựng quản trị doanh nghiệp tại TP.HCM đăng tải trên trang mạng xã hội bài viết “Giá hay phí?”. Ông nêu rõ, cách hiểu “giá hay phí cũng chỉ là tên gọi, cách gọi, và muốn gọi sao cũng được” là không đúng. Theo ông, giá (price) và phí (charge, fee) là hai khái niệm khác nhau, không chỉ trong tiếng Việt mà quốc tế cũng vậy.
Trong kinh tế, giá gắn liền với một đơn vị sản phẩm hay giải pháp, dịch vụ rõ ràng, có thể chuyển giao một khi bên mua trả tiền. Nếu gọi giá, thì phải có đơn vị tính giá, để mô tả cụ thể sản phẩm và chuyển cho người trả tiền. Còn phí, chỉ là dịch vụ quy ước, không gắn sản phẩm cụ thể, không cam kết bảo đảm quyền lợi của người trả tiền.
Nếu muốn gọi là thu giá, bộ Giao thông phải quy định được đơn giá cho từng loại xe qua trạm BOT, mỗi xe được sử dụng bao nhiêu mét đường, làn nào, tốc độ ra sao… Trạm BOT cũng phải xuất hóa đơn bán hàng với từng xe thu giá, chứ không thể phát hành một loại vé cho các loại xe như với phí. Điều này rõ ràng không khả thi, nên việc thu giá là không thể diễn ra được.
Nên, một từ vô nghĩa như vậy, thật không nên ráng dùng.
Cần một giải thích từ chuyên môn!
Hơn nữa, theo ông Hòa, mô hình BOT (hay BCC, BOT, BTO, BT, PPP) là khái niệm chỉ về phương thức đầu tư, là thỏa thuận giữa các bên hợp tác làm ăn, không liên quan nhiều đến người mua. Lấy một phương thức hợp tác đầu tư (BOT) để giải thích việc thu giá hay thu phí người sử dụng, là phi logic, hai phạm trù này không hề liên quan với nhau.
Do đó, theo ông Hòa, không thể gọi trạm thu giá, cũng như không thể lấy mô hình đầu tư ở các trạm BOT làm cơ sở cho việc định nghĩa gọi tên thu giá hay thu phí. Việc Bộ Giao thông nhất định phải lấy từ thu giá thay thế cho từ thu phí ở các trạm BOT, là phải xem xét lại động cơ.
Ông Trương Hào, một cựu cán bộ đầu tư tại Đà Nẵng cũng chia sẻ, ý kiến của một đại biểu Quốc hội cho rằng “chúng ta sống và làm việc theo pháp luật. Mà luật đã quy định là thu giá thì chúng ta phải gọi là thu giá” cần xem lại, bởi đến nay, chưa có luật nào có chữ “thu giá” cả, kể cả Luật về phí và lệ phí. Đặc biệt, kể cả khi luật có từ dùng tối nghĩa, thì nhà làm luật cũng phải sửa lại từ ngữ, điều khoản không trong sáng, chứ không thể cố chấp cho là đã ở trong luật rồi buộc mọi người phải chấp nhận.
Ngoài ra, một luật sư ở Tp HCM cho rằng, nếu theo lý lẽ của lãnh đạo bộ Giao thông, thu phí hay thu giá chỉ là vỏ ngoài ngôn ngữ, không liên quan đến bản chất vấn đề, thì việc gì bộ phải đổi tên các trạm đi? “Nếu bảo thu phí hay thu giá chỉ là tên gọi, cớ sao bộ Giao thông không giữ chữ thu phí mà đổi làm gì? Nếu cái áo là cái áo thì có cần thiết đổi tên hay không?”. Luật sư nhấn mạnh.
Rõ ràng ở đây, có một câu chuyện đáng quan tâm nằm sau vấn đề ngữ nghĩa, là bộ Giao thông Vận tải cùng các cơ quan chức năng hữu quan có vấn đề gì, khi cố đưa một từ vựng vốn không có tiếng Việt vào sử dụng trong văn bản hành chính, văn bản luật? Việc các nhà quản lý cùng nhau biện luận, để hợp lý từ dùng này, để nhằm hướng dư luận vào mục tiêu gì?
Đồng thời, điều đáng suy nghĩ là tại sao đến nay, vẫn chưa có giải thích nào được chính thức đưa ra, từ bộ Giáo dục, từ những giáo sư, chuyên gia về ngôn ngữ học, về từ thu giá? Phải chăng các nhà chuyên môn chấp nhận lập luận lý giải về từ này? Mà đã vậy, tự điển tiếng Việt sẽ sửa đổi bổ sung ra sao? Học sinh cấp Một sẽ được dạy từ vựng này thế nào? Tất cả, thật sự cần một thông tin minh chính và nghiêm túc!
Thụy Bất Nhi
-
Thủ tướng chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão -
Nghệ An ra công điện khẩn chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão -
Nhiều đội múa lân ở vùng quê Quảng Trị biểu diễn quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ phía Bắc -
Ngư dân Quảng Trị neo đậu tàu thuyền ứng phó với bão
- Hòa Bình: Tiếp tục xuất hiện vết nứt, sụt lún, thêm 10 hộ dân di dời khẩn cấp
- Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành cơn bão số 4 và tiến vào biển Đông
- Nghệ An chấm dứt thực hiện Dự án công viên nghĩa trang sinh thái Vĩnh Hằng tại xã Hưng Tây
- Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới
- Biển Đông sắp đón cơn bão thứ 4: 2 kịch bản ảnh hưởng đến Việt Nam
- Việt Nam nhận được nhiều cảm thông và sự trợ giúp quốc tế để khắc phục hậu quả bão số 3
- Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lào Cai
-
Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung QuốcNgày 19/9, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp tổ chức Hội nghị phổ biến quy định xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc với sự quan tâm của gần 30 Sở NN&PTNT, cán bộ kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Hiệp hội Sầu riêng và các đơn vị xuất khẩu, hợp tác xã, đại diện vùng trồng, cơ sở đóng gói có nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
-
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp với các quốc gia châu PhiChiều 18/9, tại trụ sở Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT chủ trì cuộc họp với đoàn Đại sứ 11 nước châu Phi.
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới CubaTừ ngày 22-26/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
-
Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội NDVN, đã ký Quyết định số 841-QĐ/HNDTW quyết định về việc tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024.
-
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bão số 3 tại Quảng NinhNgày 18/9, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Tân Long tổ chức chương trình thăm hỏi và tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại 3 huyện: Đầm Hà, Tiên Yên và Ba Chẽ. Chương trình có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, Hội Nông dân các cấp và đông đảo bà con nông dân tại địa phương.
-
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nâng giá trị sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) – Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiều nông dân áp dụng các công nghệ cao vào sản xuất giúp các cơ sở, nông dân chủ động được mùa vụ, tăng số vụ sản xuất, kiểm soát được dịch hại, vật tư nông nghiệp đầu vào, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, sản xuất có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
-
Quảng Nam: Phát huy vai trò tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫuNgày 17/9, tại Hội trường UBND xã Đại Hiệp (huyện Đại Lộc), Hội Nông dân Quảng Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Phát huy vai trò tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu”.
-
Thủ tướng chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bãoThủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, quán triệt phương châm "4 tại chỗ," chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
-
Nghệ An ra công điện khẩn chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bãoNgày 18/9/2024, ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã ra công điện khẩn số 37 yêu cầu thủ trưởng các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện và sẵn sàng chủ động ứng phó trước những diễn biến khó lường của thời tiết.
-
Vinamilk tổ chức nhiều hoạt động Trung thu cho trẻ em mọi miềnVinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
4 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
5 Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm!