Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp: Cân nhắc thuế ưu đãi đối với một số lĩnh vực
Sáng 28/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi. Các đại biểu đều đồng tình cần phải sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp để tháo gỡ các vướng mắc cho khu vực doanh nghiệp như các quy định liên quan đến thu nhập miễn thuế, thu nhập chịu thuế, nguyên tắc xác định các khoản chi phí được trừ và không được trừ.
Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh): Tăng ngưỡng doanh thu áp dụng thuế suất 15% và 17%
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung mức thuế suất ưu đãi 15 và 17% áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Cụ thể, thuế suất 15% đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 3 tỷ đồng, thuế suất 17% đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trên 3 tỷ đồng đến không quá 50 tỷ đồng.
Chính sách này là một bước đi tích cực nhằm hỗ trợ nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập, cần xem xét khả năng hiệu quả và tính khả thi như sau: Điểm tích cực là sẽ giảm gánh nặng, giúp các doanh nghiệp này cải thiện dòng tiền, duy trì hoạt động và mở rộng khả năng sản xuất, kinh doanh, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, đặc biệt là ở khu vực nông thôn hoặc vùng khó khăn, mức thuế thấp hơn giúp doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp nước ngoài có quy mô lớn.
Nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm phần lớn tổng doanh nghiệp tại Việt Nam và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế cũng như giải quyết việc làm. Việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi có thể thúc đẩy phát triển nhóm doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, đối diện áp dụng chính sách này cũng có một số bất cập như: Ngưỡng 3 tỷ đồng thuế suất 15% là quá thấp so với thực tế kinh doanh của nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ, đặc biệt ở các lĩnh vực như dịch vụ thương mại hoặc các ngành có chi phí cao. Điều này hạn chế số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện, khoảng cách giữa ngưỡng doanh thu 3 tỷ đồng và 50 tỷ đồng có sự chênh lệch lớn về quy mô giữa 2 nhóm nhưng chỉ chênh lệch 2% thuế sức, tạo cảm giác bất bình đẳng.
Bên cạnh đó dự thảo luật sử dụng tiêu chí doanh thu trong khi các yếu tố khác như lao động và tổng tài sản cũng cần được xem xét để phân loại doanh nghiệp; doanh nghiệp có thể chia nhỏ doanh thu để hưởng thuế suất thấp hơn. Điều này làm giảm hiệu quả quản lý thuế và gây thất thu ngân sách; việc áp dụng mức thuế thấp hơn có thể gây giảm thu ngân sách, đặc biệt khi nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm số lượng lớn trong nền kinh tế; các doanh nghiệp trong ngưỡng doanh thu gần 3 tỷ đồng hoặc 50 tỷ đồng có thể tránh tăng trưởng để không phải chịu thuế suất cao hơn, kìm hãm sự phát triển dài hạn.
Tôi đề nghị tăng ngưỡng doanh thu áp dụng thuế suất 15% từ 3 tỷ đồng lên 5 tỷ đồng để phù hợp hơn với thực tế hoạt động của doanh nghiệp siêu nhỏ. Tăng ngưỡng doanh thu áp dụng thuế 17% từ 50 tỷ đồng lên 70 tỷ đồng để bao quát thêm các doanh nghiệp nhỏ có tiềm năng phát triển; sử dụng thêm các tiêu chí như số lao động, vốn đăng ký hoặc tổng tài sản để phân loại doanh nghiệp thay vì chỉ dựa vào doanh thu.
Bên cạnh đó, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tránh tình trạng doanh nghiệp chia tách hoặc chuyển giá nhằm lách luật, có thể kết hợp thanh tra, giám sát từ cơ quan thuế; áp dụng lộ trình tăng dần mức thuế suất khi doanh nghiệp vượt ngưỡng doanh thu, ví dụ từ 15% lên 16% hoặc từ 17% lên 18% thay vì tăng đột ngột lên 20%. Điều này tránh tạo áp lực lớn khi doanh nghiệp mở rộng quy mô; áp dụng mức thuế suất ưu đãi riêng thấp hơn 15% hoặc 17% cho các doanh nghiệp nhỏ trong các lĩnh vực công nghệ nông nghiệp hoặc năng lượng tái tạo nhằm thúc đẩy đổi mới và phát triển bền vững.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội): Cần miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tư hoạt động phi lợi nhuận
Theo quy định hiện hành, các tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công để thúc đẩy việc xã hội hóa nhưng không phải đơn vị công lập, ví dụ như bệnh viên tư, trường học dân lập được hưởng mức ưu đãi cao nhất là miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần để lại không chia. Đại biểu Hoàng Văn Cường cơ bản đồng tình với quan điểm này. Bởi đây là chính sách để chúng ta khuyến khích, phát triển các đơn vị giáo dục ngoài công lập nhưng phát triển vì mục đích phi lợi nhuận, do đó tiền đóng học phí, viện phí của người bệnh cho các tổ chức này không nhằm mục tiêu lợi nhuận hay chia lợi nhuận cho các cổ đông mà mục tiêu chính là để đầu tư, phát triển cơ sở vật chất, phục vụ chính cho người bệnh.
Theo tôi đây là hướng khuyến khích phát triển, rất cần thiết phải đưa vào trong Luật là miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tư và dịch vụ tư mà hoạt động phi lợi nhuận.
Đồng thời các đơn vị sự nghiệp công hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục phải coi là đơn vị phi lợi nhuận và phải được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tuy nhiên trong quy định hiện hành, chúng ta chỉ miễn thuế đối với các dịch vụ cơ bản, thiết yếu mà sử dụng ngân sách nhà nước hoặc những đơn vị sự nghiệp được Nhà nước hỗ trợ, đảm bảo kinh phí hoạt động. Như vậy, những đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay đang thực hiện cơ chế tự chủ, tức là tự xác định mức thu, tự đảm bảo thu - chi trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ, không sử dụng ngân sách nhà nước thì lại thuộc vào đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là một điều không phù hợp.
Tôi đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét để đảm bảo yếu tố về dịch vụ y tế, giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu để đáp ứng yêu cầu xã hội, không nên đưa yếu tố thuế vào đây, trừ trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập này không phải phục vụ hoạt động công thông thường mà thực hiện liên doanh, liên kết để thu lợi nhuận. Khi liên doanh, liên kết thì chúng ta có thể thu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đối với các nhiệm vụ khoa học và nghiên cứu chuyển giao công nghệ, thực tế những hợp đồng nghiên cứu hiện nay không sử dụng ngân sách nhà nước nhưng vẫn là đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và cũng sẽ tính theo phương thức là tính khoán và các hợp đồng nghiên cứu khoa học phải chịu 5% thuế thu nhập. Do đó, tôi đề nghị đối với các nhà khoa học phải tích cực vận động bên ngoài, tìm các nguồn để đầu tư nghiên cứu khoa học, công nghệ là đối tượng cần được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ (Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh): Cân nhắc giảm mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp phổ thông
Góp ý về cơ sở thường trú trong các hoạt động kinh doanh dựa trên thương mại điện tử tại khoản 2 Điều 2 của dự thảo luật, tôi thấy dự thảo luật vẫn giữ khái niệm cơ sở thường trú hiện hành tại khoản 2 Điều 2 về người nộp thuế, trong khi đó nội dung tại báo cáo thuyết minh dự án luật đã thể hiện các hoạt động kinh doanh thông qua thương mại điện tử và các nền tảng số xuyên biên giới đang có sự bất cập về khái niệm cơ sở thường trú đang được quy định tại luật hiện hành và các hiệp định thuế. Bởi chưa đáp ứng được thực tế của loại hình kinh doanh sử dụng cơ sở thường trú ảo, không có địa chỉ liên lạc thật trên thực tế.
Như vậy, việc vẫn giữ nguyên vấn đề vướng mắc, bất cập liên quan đến nội dung về cơ sở thường trú, mà không có sự chỉnh sửa cho phù hợp khiến vướng mắc trên chưa được giải quyết trong dự thảo luật lần này.
Ngoài ra, dự thảo luật cũng bổ sung quy định thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, bao gồm cả các thu nhập từ kinh doanh thương mại điện tử kinh doanh trên nền tảng số không phụ thuộc vào địa điểm kinh doanh. Điều này làm cho nội dung quy định trở nên mâu thuẫn, khó thực hiện khi vừa không có cơ sở thường trú tại Việt Nam đồng thời không phụ thuộc vào địa điểm kinh doanh. Vì vậy, tôi đề xuất cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát kiểm tra kỹ lại nội dung trên và có chỉnh sửa để kịp thời giải quyết các vướng mắc bất cập.
Vấn đề thứ hai, về mức thuế thu nhập doanh nghiệp tại Điều 10 của dự thảo luật vẫn giữ nguyên mức thuế suất doanh nghiệp phổ thông là 20%. Tôi cho rằng, mức thuế suất chung là 20% vẫn còn cao so với các nước trong khu vực ASEAN. Để khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp nói chung, nên cân nhắc giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông xuống khoảng 19%, tạo điều kiện môi trường thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp phát triển, phục hồi sau giai đoạn hậu dịch COVID-19.
Về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế tại khoản 2 Điều 9 dự thảo luật, theo tôi, nếu bổ sung thêm quy định như dự thảo luật có thể gây khó khăn, bức xúc cho doanh nghiệp. Bởi hiện nay không hiếm gặp các trường hợp doanh nghiệp bỏ rất nhiều chi phí đầu tư vào các dự án kinh doanh, nhưng vì lý do khách quan, sự kiện bất khả kháng, mà dự án không sinh lời như kế hoạch đã đặt ra trước đó.
Điều này là rất là bất hợp lý và ảnh hưởng tiêu cực đến động lực đầu tư của doanh nghiệp khi họ vừa phải gánh chịu rủi ro không có doanh thu và vừa gánh rủi ro có thể không được khấu trừ thuế khi đầu tư dự án. Vì vậy, tôi đề nghị bổ sung quy định về các trường hợp khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm bớt rủi ro khi đầu tư dự án./.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải -
Đề xuất áp dụng mức thuế 10% cho các cơ quan báo chí xét theo vai trò đặc biệt -
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống mua bán người sửa đổi -
Những điều cần lưu ý khi đăng ký, quản lý cư trú theo Nghị định mới
- Tổng Bí thư: Thủ đô Hà Nội tiếp tục duy trì vai trò thành phố gương mẫu, đi đầu
- Thông cáo báo chí số 27, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
- Bộ trưởng Bộ Công an: Vụ án tham nhũng, chức vụ được phát hiện tăng hơn 20%
- Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng
- Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ
- Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghị
- Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
-
Phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tảiNgày 28/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ GTVT đối với ông Nguyễn Văn Thắng và ông Trần Hồng Minh.
-
"Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ(Tapchinongthonmoi.vn) - Hội nghị giao ban công tác Hội và phong trào nông dân cụm thi đua số 3 diễn ra tại Quảng Nam là dịp để Hội Nông dân các tỉnh, thành phố trong cụm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về các giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nông dân các cấp.
-
Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp: Cân nhắc thuế ưu đãi đối với một số lĩnh vựcChia sẻ về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp các đại biểu Quốc hội nhìn nhận việc sửa đổi thời điểm hiện tại là kịp thời và cần phải tập trung hơn nữa việc miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp.
-
Đề xuất áp dụng mức thuế 10% cho các cơ quan báo chí xét theo vai trò đặc biệtLuật Thuế hiện tại chưa có quy định riêng cho báo chí, dẫn đến việc áp dụng mức thuế suất như doanh nghiệp thông thường mà không xét đến vai trò đặc biệt của báo chí trong chính trị và xã hội.
-
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống mua bán người sửa đổiTiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28/11, với 454/455 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78% tổng số đại biểu, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).
-
Nghệ An: Hội nghị truyền thông vận động nông dân xử lý rác thải thân thiện với môi trườngNgày 27/11, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã tổ chức hội nghị truyền thông, tuyên truyền dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế”.
-
Mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với các công nghệ, giải pháp, sản phẩm tiên tiến, hiện đạiNgày 27/11, tại TP. HCM đã diễn ra Khai mạc Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Hóa chất lần thứ 20 tại Việt Nam - Vinachem Expo 2024. Đặc biệt, Vinachem Expo 2024 xây dựng nhiều buổi hội thảo, tọa đàm, diễn đàn sẽ được phối hợp, tham dự, trao đổi thảo luận của doanh nghiệp trong nước và quốc tế với lãnh đạo đại diện các ban, ngành, lãnh đạo đại diện bộ ngành, cục, tổ chức, hiệp hội ngành nghề.
-
Việt Nam đang có nhiều thuận lợi trong việc thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệmNgày 27/11, tại TP.HCM, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức "Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm năm 2024", nhằm cung cấp các thông tin, kiến thức về thực hành kinh doanh có trách nhiệm cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài.
-
Yên Mô “chạy nước rút” về đích huyện nông thôn mới nâng caoTheo kế hoạch, cuối năm 2024 huyện Yên Mô (Ninh Bình) sẽ về đích huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao. Để hoàn thành mục tiêu trên, cả hệ thống chính trị và người dân đang “chạy nước rút” hoàn thành các tiêu chí còn lại để về đích đúng hẹn.
-
Nhân rộng mô hình, đưa hoạt động nông dân tham gia bảo vệ môi trường đi vào chiều sâu, bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) – Dự án hỗ trợ xây dựng mô hình điểm của Hội Nông dân tham gia phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn được triển khai tại hai tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế bước đầu có hiệu quả, tạo được sức lan toả. Đặc biệt, góp phần nâng cao nhận thức cho hội viên nông dân trong công tác bảo vệ môi trường, cùng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân hướng đến thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết -
3 Đổi mới nông nghiệp: Hướng tới tương lai bền vững cùng phân bón hữu cơ -
4 Hướng dẫn cách nuôi gà an toàn khi thời tiết giao mùa -
5 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam