Lực lượng biên phòng Kon Tum tăng cường phòng, chống dịch COVID-19
13:29 27/04/2021 GMT+7
Khu vực cửa khẩu quốc tế Bờ Y, thuộc xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum có trên 20km đường biên giới giáp Lào và Campuchia luôn tiềm ẩn nguy cơ người dân từ bên kia biên giới xâm nhập địa bàn trái phép.
Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Bờ Y tuần tra kiểm soát phòng dịch COVID-19 trên biên giới.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Quốc phòng, công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên tuyến biên giới ở tỉnh Kon Tum đang tiếp tục được lực lượng Biên phòng tăng cường với nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn dịch xâm nhập địa bàn.
Khu vực cửa khẩu quốc tế Bờ Y, thuộc xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum có trên 20km đường biên giới giáp nước bạn Lào và Campuchia luôn tiềm ẩn nguy cơ người dân từ bên kia biên giới xâm nhập địa bàn trái phép. Trước tình hình trên, Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Bờ Y đã thành lập 6 tổ, chốt kiểm soát dịch COVID-19 cố định và lưu động. Tại các chốt này cùng với 45 cán bộ, chiến sỹ biên phòng còn có lực lượng dân quân của xã duy trì việc túc trực, tuần tra dọc tuyến biên giới cả ngày lẫn đêm. Thiếu tá Đoàn Xuân Trường, Phó Đội trưởng Đội vận động quần chúng, Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Bờ Y cho biết, mỗi cán bộ, chiến sỹ tham gia các tổ, chốt đều cố gắng vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
“Chúng tôi ngày đêm bám tổ, chốt và tuần tra kiểm soát không để lọt đối tượng và quản lý chặt chẽ không để dịch bệnh lây lan. Mặc dù anh em ở trên tổ, chốt cũng rất khó khăn, về điều kiện vật chất thiếu thốn, đi lại khó khăn nhưng anh em khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ”- Thiếu tá Đoàn Xuân Trường cho biết.
Cùng với tăng cường quản lý, ngăn chặn việc người dân bên kia biên giới xâm nhập địa bàn trái phép, Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Bờ Y cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 cho du khách và người dân có nương rẫy sản xuất gần khu vực biên giới. Cán bộ chiến sỹ của Đồn biên phòng đến từng nhà dân hướng dẫn người dân đeo khẩu trang khi đi làm rẫy và tuân thủ các nguyên tắc phòng dịch; không qua lại biên giới làm nương rẫy trái phép… Kết quả cho thấy cùng với nâng cao được ý thức về sự nguy hiểm của dịch COVID-19, mỗi người dân ở khu vực biên giới còn là tai mắt của lực lượng biên phòng trong công tác phòng, chống dịch và bảo vệ an ninh biên giới. Bà Nang Cứu, nhà ở làng Lệc, xã Pờ Y có rẫy sản xuất gần biên giới giáp nước bạn Lào cho biết: “Khi làm rẫy trên này bà con dân làng thường xuyên được cán bộ biên phòng tuyên truyền. Bà con dân làng và mình gặp người lạ báo cho mấy chú biên phòng biết”.
Trung tá Đặng Nguyên Hương, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Bờ Y cho biết, cán bộ, chiến sỹ của Đồn quyết tâm không để bị động, bất ngờ trước diễn biến của dịch COVID-19.
Tuyên truyền phòng dịch COVID-19 cho người dân khu vực biên giới do Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Bờ Y quản lý.
“Trước diễn biến hết sức phức tạp của dịch COVID-19 ở Campuchia và Lào, chúng tôi đã triển khai các biện pháp công tác biên phòng để nắm tình hình dịch bệnh COVID-19 ở bên kia biên giới để tổ chức tuyên truyền cho quần chúng nhân dân và cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị nắm chắc tình hình về dịch bệnh để triển khai công tác ngăn ngừa phòng, chống dịch COVID-19. Quyết tâm không để dịch bệnh lây lan qua biên giới vào địa bàn và vào trong đơn vị”- Trung tá Đặng Nguyên Hương cho biết.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, có tuyến biên giới dài trên 292km giáp nước bạn Lào và Campuchia, lực lượng Biên Phòng Kon Tum hiện đang duy trì 66 chốt chặn, với trên 400 cán bộ, chiến sỹ dọc biên giới để thực hiện nhiệm vụ kép vừa bảo vệ biên giới Quốc gia vừa phòng, chống dịch COVID-19 đạt hiệu quả./.
(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường, Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Trong ngày đầu ra quân đã trồng được hơn 200 cây xanh nhằm hướng đến những tuyến đường xanh, sạch, đẹp và nâng cao ý thức giữ gìn môi trường trong sạch cho hội viên nông dân.
Ngày 29/1, trong không khí vui xuân, chào đón năm mới Quý Mão 2023, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng, đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày. Sau 3 năm tạm dừng tổ chức do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Lễ hội năm nay đã thu hút hàng nghìn người dân và du khách tới tham dự.
Theo Bộ Tài chính, sau Tết bắt đầu là thời điểm của lễ hội diễn ra trên cả nước, nhu cầu đi lại, tiêu dùng thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình, đồ mua sắm phục vụ lễ hội đầu năm có khả năng sẽ có xu hướng tăng. Do đó, cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.
(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm 2022, công tác Hội và phong trào nông dân tỉnh Nghệ An đạt kết quả rất thành công trên nhiều phương diện. Từ đó tạo nên sự chuyển biến quan trọng góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn của tỉnh nói riêng và kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Nghệ An nói chung.
Năm 2022, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế khi tăng trưởng trên các mặt sản xuất, xuất khẩu, góp phần ổn định vĩ mô trong nước và an ninh lương thực toàn cầu. Với nền tảng như vậy, bước sang năm 2023, nhiều mặt hàng nông sản tiếp tục ghi nhận tín hiệu vui trong tháng đầu tiên của năm mới.
Theo dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết 31/12/2024.
Với lòng biết ơn vô hạn, kính trọng sâu sắc và tự hào đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên trong đoàn nguyện mãi mãi học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách cao đẹp của Người
Theo dự báo ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023, tổng thu NSNN ước tính 1.620.744 tỷ đồng, tổng chi NSNN ước tính 2.076.244 tỷ đồng; dự toán mức bội chi NSNN: 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42%GDP.
Sáng 28/1 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Quý Mão), tại cánh đồng Đọi Tín, xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam), UBND tỉnh Hà Nam và huyện Duy Tiên tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2023 - Ngày hội xuống đồng lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Công tác tổ chức, chăm lo Tết cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được các ngành, các cấp quan tâm và chuẩn bị chu đáo, bảo đảm không có hộ gia đình nào thiếu đói trong dịp Tết. Trên mọi miền tổ quốc, bà con các dân tộc đón Tết đầm ấm, vui tươi, an toàn, tiết kiệm. Sau Tết, các lễ hội đã bắt đầu mở màn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.