Nghệ An: Khuyến cáo người chăn nuôi chủ động phòng chống dịch tả lợn châu Phi
Tình hình dịch tả lợn Châu Phi ở Nghệ An tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường và gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đủ cho các loại lợn, nguy cơ dịch tái phát trở lại là rất cao. Từ thực tế đó, việc tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức, ý thức của người chăn nuôi về tính chất nguy hiểm của bệnh dịch này, nguy cơ dịch bệnh lây lan, tái phát, các biện pháp phòng chống dịch bệnh và sử dụng vắc xin để tiêm phòng cho đàn lợn thịt là điều cần thiết nhất lúc này.
Ông Đặng Văn Minh – Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An cho biết: Trong 2 năm qua, toàn tỉnh Nghệ An đã tiến hành tiêm phòng hơn 6.500 liều vắc xin DTLCP. Chi cục cũng đang hướng dẫn các xã, thôn xóm đang trong vùng an toàn để tiêm phòng trên tinh thần tự nguyện của người dân. Đặc biệt, lợn giống phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, lựa chọn chuồng trại phải được xử lý sạch sẽ. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, còn đối với DTLCP khuyến cáo phải tiêm phòng cho đàn lợn thịt 4 tuần tuổi trở lên, chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Khi lợn có biểu hiện lâm sàng như ốm, bỏ ăn phải báo cáo với cơ quan chức năng để kịp thời có phương án xử lý. Đối với những tháng cuối năm, nếu người chăn nuôi có ý định tăng đàn, phải đảm bảo các điều kiện về chăn nuôi để tránh rủi ro do dịch gây ra.
Các đợt dịch bùng phát chủ yếu xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo an toàn dịch bệnh. Để triển khai các biện pháp chống dịch bệnh DTLCP, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Chỉ thị số 28/CT-UBND ngày 08/8/2024; Công điện khẩn số 43/CĐ-UBND ngày 30/10/2024 chỉ đạo Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP, nhưng công tác phòng, chống dịch bệnh tại một số địa phương chưa quyết liệt, hiệu quả chưa cao. Do đó, ngày 15/11/2024 UBND tỉnh đã có Chỉ thị 45/CT-UBND về Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch này. Hiện nay, toàn tỉnh đang còn trên 60 ổ dịch tả lợn Châu Phi chưa qua 21 ngày.
Cụ thể, tại huyện Yên Thành, dịch bệnh diễn biến phần lớn ở các nông hộ chăn nuôi trong khu dân cư nên công tác phòng chống rất khó khăn. Điều này đến từ 2 nguyên nhân, trước là ý thức của người dân, sau đó là công tác phòng chống dịch chưa chủ động.
Thông tin tại cơ sở cho thấy các hộ có lợn mắc phải loại bệnh này phần đa là từ mầm bệnh tại ổ dịch cũ. Hơn nữa, việc tiêm phòng hầu như chưa được thực hiện ở những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ mặc dù các ngành chức năng đã khuyến cáo, tuyên truyền tiêm phòng.
Bà Đào Thị Điểm – Phó phòng Nông nghiệp huyện Yên Thành cho biết: Để hạn chế dịch bệnh, huyện chỉ đạo các xã tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thông của xã, xóm để người dân nắm được cách phòng chống dịch; đồng thời, tiêu độc khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh từ ngoài vào cũng như các biện pháp phòng chống các động vật gây hại như ruồi, muỗi, chuột mang mầm bệnh từ bên ngoài vào; tăng cường công tác thống kê tổng đàn, phải có kế hoạch cụ thể đến từng hộ để thực hiện các biện pháp; thực hiện kiểm soát giết mổ, vận chuyển trên địa bàn để kiểm soát các đối tượng giết mổ động vật chết, gây bệnh…
Tại huyện Yên Thành, gia đình có lợn bị chết nhiều nhất đợt dịch này là chị Nguyễn Thị Lý (xóm Phúc Giang, xã Phúc Thành), khi phải tiêu hủy 5 con lợn thịt với tổng trọng lượng 264kg. Trong tháng 10 vừa rồi, toàn huyện có 12 xã có dịch xảy ra tại 73 xóm,136 hộ phải tiêu hủy 465 con, tổng trọng lượng 22.827kg. Qua số liệu có thể khẳng định, số lượng lợn nhiễm bệnh không nhiều, nhưng diễn ra tại nhiều xã, nhiều hộ trên địa bàn toàn huyện.
“Nhằm hạn chế dịch lây lan, ngoài các văn bản chỉ đạo về phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, huyện Yên Thành còn đặc biệt thành lập các tổ phản ứng nhanh, tổ xử lý tiêu hủy và giám sát chặt chẽ. Chúng tôi nhận định trong thời gian tới, dịch bệnh còn xảy ra vì thời tiết đang giao mùa” - ông Nguyễn Trọng Hương, Giám đốc Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Yên Thành cho biết.
Trang trại lợn khoảng 1.000 con của gia đình anh Lưu Xuân Hùng, xóm Nam Lai xã Phú Thành (Yên Thành) cũng từng bị dịch bệnh này “ghé thăm” vào năm 2019, buộc phải tiêu hủy 100 con (trọng lượng khoảng 80kg/con), từ đó đến nay trang trại chưa xảy ra lần nào nữa.
Chia sẻ về kinh nghiệm phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi, anh Hùng cho biết: Sau khi dịch xảy ra, công tác phòng chống cũng như xử lý chuồng trại rất quan trọng, phải cách ly và tuân thủ nghiêm ngặt để dịch bệnh không lây lan sang các trại khác. Đối với chuồng nuôi có lợn bị nhiễm bệnh, đầu tiên phải rắc vôi cục đều khắp chuồng, sau đó hòa vôi bột với nước vừa phải để xử lí chuồng trại, khi phun xong đóng kín cửa cả tháng. Khu vực bán kính khoảng 5m đối với chuồng nuôi có lợn bị nhiễm bệnh cũng phải xử lý kỹ. Đặc biệt, công nhân chăm lợn phải tuân thủ nghiêm ngặt khi chăm sóc lợn, tránh giao tiếp với bên ngoài để đảm bảo dịch không lây lan./.
-
Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi -
Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững -
Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi -
Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân
- Tăng cường nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024
- TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp
- TP. Cần Thơ: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và sạch
- Phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ Đông - Xuân 2024-2025
- “Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê
- Tìm hướng đi mới, giải quyết những vướng mắc cho ngành Điều Việt Nam
- Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2024 có thể vượt 60 tỷ USD
-
Nghệ An: Khuyến cáo người chăn nuôi chủ động phòng chống dịch tả lợn châu PhiTừ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Nghệ An đã xảy ra 244 ổ dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại các huyện, thành, thị với tổng số lợn buộc tiêu hủy 9.955 con. Nguyên nhân một phần vì chưa có vắc xin phòng bệnh cho các loại lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực, phần vì tính tự giác, chủ động phòng chống dịch của người chăn nuôi chưa cao.
-
Kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí MinhChiều 15/11, tại TP. Hồ Chí Minh (HCM), UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận.
-
Cơ hội mới cho trái cây Việt Nam khi áp dụng canh tác theo tiêu chuẩn Châu ÂuSáng 15/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) tổ chức hội thảo tổng kết Dự án Tăng cường chất lượng trái cây Việt Nam do tổ chức Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam tài trợ giai đoạn 2021-2024.
-
Đồng Tháp, khai mạc Diễn đàn Mekong Startup lần II năm 2024Ngày 15/11/2024, tại tỉnh Đồng Tháp, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp khai mạc Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần II/2024, với chủ đề “Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển”.
-
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương: Hàng loạt chương trình phối hợp, hợp tác được ký kếtNgày 15/11, tại tỉnh Bình Dương, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình Hợp tác 6 nhà, tạo chuỗi liên kết hỗ trợ nông dân nâng cao giá trị sản phẩm nông sản và Lễ ký kết các chương trình phối hợp giai đoạn 2024 - 2028.
-
Cà Mau: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954 - 2024)Chiều ngày 15/11, tại TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử”. Đây là một trong những hoạt động do Ban Tuyên giáo Tỉnh Ủy Cà Mau chủ trì tổ chức nhằm kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954 -2024).
-
Các địa phương xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu cho nông sảnNgày 15/11, các tỉnh Cà Mau, Nam Định, Khánh Hoà đã xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu cho nông sản.
-
Đặc sắc đêm lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer Trà VinhTối 15/11, tại Khu di tích Văn hóa - Du lịch Ao Bà Om, tỉnh Trà Vinh tổ chức đêm lễ hội Ok Om Bok năm 2024.
-
TP. Hồ Chí Minh: Tổ chức Hội thi “Nông dân với pháp luật” năm 2024Ngày 15/11, tại TP. Hồ Chí minh (HCM) Hội Nông dân TP. HCM phối hợp với Trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức Hội thi “Nông dân với pháp luật” năm 2024. Hội thi nhằm hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 9/11”.
-
Thanh Hóa: Đối thoại và tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho nông dânTrong 2 ngày 14-15/11, tại huyện Thạch Thành, Thành phố Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa), Hội Nông dân (HND) Việt Nam và Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị đối thoại và tư vấn chính sách BHXH tự nguyện, Bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình với nông dân năm 2024.
-
1 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế -
2 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
5 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ”