Nhà máy Đạm Phú Mỹ - 20 năm vì những vụ mùa bội thu
Vì an ninh nông nghiệp
Với quan điểm không thể đốt bỏ khí - tài nguyên quý với thiệt hại dự kiến khoảng 40-45 triệu USD/năm ở thời giá năm 1998 và quyết tâm phải tự chủ về phân bón, vào năm 2000, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (Nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Petrovietnam) được Chính phủ tin tưởng giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư xây dựng Nhà máy Đạm Phú Mỹ tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây cũng chính nhà máy đầu tiên ở Việt Nam thuộc khâu sau của ngành Dầu khí và được thực hiện theo phương thức hợp đồng EPCC với tổng mức đầu tư 445 triệu USD, công suất 740.000 tấn urê/năm, đáp ứng tương đương khoảng 50% nhu cầu phân đạm trong nước giai đoạn đó.
Ngày 21/4/2004, Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã ban hành Quyết định số 887/QĐ-HĐQT chính thức thành lập Nhà máy Đạm Phú Mỹ nhằm chuẩn bị nhân sự cho việc tiếp nhận và vận hành Nhà máy từ Liên danh Nhà thầu Technip – Samsung. Kể từ đó, với tinh thần tiên phong, sáng tạo, nỗ lực dấn thân và cầu tiến, lực lượng cán bộ kỹ sư, công nhân kỹ thuật nhà máy đã nhanh chóng nắm bắt và làm chủ công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới của Nhà máy.
Và vào ngày 21/9/2004, PVFCCo đã tiếp nhận Nhà máy từ Tổ hợp liên danh nhà thầu quốc tế, chính thức đưa sản phẩm mang thương hiệu Đạm Phú Mỹ ra thị trường. Đây là cột mốc quan trọng nhất trong sự hình thành và phát triển của Nhà máy và được chọn là ngày truyền thống của PVFCCo.
Truyền thống tiên phong, sáng tạo của cán bộ kỹ sư, chuyên gia Nhà máy được duy trì và phát huy mạnh mẽ trong suốt 20 năm qua. Từ một Nhà máy ban đầu, đến nay, với sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng, tập thể CBCNV-NLĐ PVFCCo/Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã bắt tay vào triển khai xây dựng và đưa vào vận hành thêm nhiều công trình mới, làm gia tăng đáng kể sản lượng và chủng loại sản phẩm phân bón. Điển hình là Tổ hợp dự án đầu tư công trình nâng công suất phân xưởng NH3 và Nhà máy sản xuất phân bón NPK công nghệ hóa học, công suất 250.000 tấn/năm…
Cũng chính nhờ truyền thống quý báu đó, từ chỗ chỉ có một sản phẩm duy nhất ban đầu là Urê, đội ngũ chuyên gia, kỹ sư đã tìm tòi, nghiên cứu và phát triển thành công bộ sản phẩm Phân bón Phú Mỹ gồm: Urê, NPK, Kali, DAP, SA... Rồi đều đặn trong những năm gần đây, PVFCCo nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới, tiên phong trên thị trường như Đạm Phú Mỹ + Ke Bo, NPK Phú Mỹ + vi sinh, bộ sản phẩm dành riêng cho nông nghiệp đô thị - Phu My Garden… Các sản phẩm của Đạm Phú Mỹ đã đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp tiên tiến của nông dân trên toàn quốc, đồng thời góp phần hình thành xu hướng mới trong nông nghiệp nước nhà - nông nghiệp an toàn, công nghệ cao, hiện đại, hiệu quả kinh tế cao, góp phần đẩy lùi nạn phân bón giả, kém chất lượng trên thị trường và bảo vệ môi trường.
Suốt 20 năm qua, Đạm Phú Mỹ đã kiên trì thực hiện sứ mệnh của mình, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong các cường quốc về xuất khẩu nông sản. Cả trong những lúc hoạt động sản xuất kinh doanh vô cùng khó khăn như sau đại dịch Covid-19, PVFCCo/Nhà máy Đạm Phú Mỹ vẫn nỗ lực bảo đảm nguồn cung phân bón đủ và kịp thời cho nông dân trên toàn quốc, giữ vững thị trường trong nước, góp phần vào thành công chung của nông nghiệp nước nhà.
Liên tục cải tiến, làm mới mình
Tính từ lúc chính thức khánh thành vào năm 2004 đến nay, Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã trải qua 2 thập kỷ hoạt động, gần bằng với tuổi đời của dự án. Điều đó cũng có nghĩa là những nguy cơ về hỏng hóc bất thình lình, mất an toàn là rất lớn. Thế nhưng nhờ bàn tay, khối óc của đội ngũ quản lý, vận hành và bảo dưỡng sửa chữa mà Nhà máy vẫn đảm bảo sản xuất an toàn, ổn định, liên tục và hiệu quả suốt 2 thập niên qua.
Theo số liệu thống kê đến nay, ở Nhà máy đã có tổng cộng gần 2.000 sáng kiến hợp lý hóa được áp dụng thành công với giá trị làm lợi tính được thành tiền là hơn 400 tỷ đồng. Nhờ những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật này mà một nhà máy “có tuổi” như Nhà máy Đạm Phú Mỹ có thể vận hành vượt công suất thiết kế, hiện ở mức 115% công suất. Không những thế còn giúp nhà máy đạt sự ổn định, liên tục, từ đó lập nên những kỷ lục vận hành sản xuất thời gian qua.
Và theo tính toán của các chuyên gia, với phương thức vận hành và bảo dưỡng ngăn ngừa như hiện nay thì máy móc của Nhà máy sẽ được duy trì luôn trong tình trạng tốt nhất và hoạt động hiệu quả nhất; từ đó có thể giúp nhà máy tiếp tục duy trì ổn định và có thể kéo dài vòng đời dự án thêm hàng chục năm nữa!
Đặc biệt, trong bối cảnh chi phí sản xuất tăng cao làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của Nhà máy/PVFCCo. Điều này đã được Nhà máy áp dụng thực hiện trong suốt 10 năm qua và ghi nhận những thành tựu đáng tự hào.
Ông Nguyễn Văn Nhung – Phó Giám đốc phụ trách sản xuất của Nhà máy Đạm Phú Mỹ cho biết, Nhà máy đã được thay thế một số thiết bị quan trọng nhằm giảm tiêu hao năng lượng như thiết bị xúc tác Kali Fulmin sơ cấp, HTR, tháp tổng hợp mới. Đồng thời với xưởng URE, Nhà máy cũng có tháp tổng hợp và thay thế nắp đĩa thành nắp chóp. Nhờ vậy mà Nhà máy được nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm tiêu hao năng lượng, làm tăng giá trị cạnh tranh...
Công tác chuyển đổi số tại Nhà máy cũng được triển khai mạnh mẽ với mục tiêu xây dựng "Nhà máy thông minh". Trong những năm gần đây, Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã áp dụng nhiều sáng kiến số và xây dựng/nâng cấp những phần mềm như PMIS, System 1 – Evo, akaBot... Và trong lộ trình tới, PVFCCo sẽ xây dựng nhiều phần mềm phù hợp với xu hướng thế giới và duy trì hoạt động ổn định, hiệu quả cho Đạm Phú Mỹ.
Có thể thấy, từ một quyết sách táo bạo, vượt qua tất cả những khó khăn và nghi ngại ban đầu về tính khả thi và hiệu quả, đến nay, Petrovietnam đã khẳng định quyết tâm xây dựng nhà máy sản xuất phân bón từ khí thiên nhiên là vô cùng đúng đắn. Nhà máy Đạm Phú Mỹ xứng danh là “anh cả” của ngành hóa dầu, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của Petrovietnam và là bệ phóng của nông nghiệp Việt suốt 20 năm qua.
Với nguồn lực tích lũy, cùng sự đồng lòng nhất trí và tinh thần nỗ lực hết mình của tập thể CBCNV, tin rằng những thành tích đã đạt được của Nhà máy Đạm Phú Mỹ thời gian qua sẽ tiếp tục được phát huy cũng như luôn đồng hành, sát cánh với nông dân mang về những mùa vàng bội thu.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP -
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển -
Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024 -
Công ty Điện lực Hưng Yên: Chuyển đổi số góp phần phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn
- Quỹ Vì Tầm Vóc Việt và các dự án bảo vệ môi trường: Ngôi nhà có ngọn lửa ấm
- Petrovietnam quyết tâm giữ vững vị trí dẫn đầu về hiệu quả và lợi nhuận trong các doanh nghiệp nhà nước
- Tập đoàn TH: Định hướng tiếp cận thị trường Trung Quốc một cách bài bản
- Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ tiếp tục được công nhận là “Thương hiệu Quốc gia”
- Vinamilk: 9 tháng năm 2024, hoàn thành gần 75% kế hoạch, thị trường nước ngoài tăng 15,7%
- Đổi mới nông nghiệp: Hướng tới tương lai bền vững cùng phân bón hữu cơ
- Masan Group hoàn thành 130% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, Masan MEATLife đạt lợi nhuận sau thuế cả quý dương
-
Nghệ An: Các cấp Hội cần tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, cách làm hiệu quả, kết quả ấn tượngSáng ngày 22/11, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, lắng nghe và nắm bắt tình hình công tác Hội và phong trào nông dân tại tỉnh Nghệ An năm 2024.
-
“Nông dân chính là tương lai của chúng ta”Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
-
Công dụng thần kỳ của nước gừng tươi trong việc giảm cholesterol, giảm cânGừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
-
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc giaTỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, xây dựng và phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
-
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá và báo chíĐó là đề nghị của ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tại Hội nghị “Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2024” tổ chức ngày 21/11/2024 tại Hà Nội.
-
Cách trồng chuối Laba cho năng suất caoChuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
-
Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyệnỦy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
-
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAPTháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
-
Đổi mới trên quê hương Nho QuanLà một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh