Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Với 458/461 đại biểu tán thành (chiếm 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội), Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã được Quốc hội thông qua sáng 30/11.
Quốc hội quyết nghị thành lập thành phố Huế là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 4.947,11km2 và quy mô dân số 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.
Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc thành phố Huế bảo đảm có hiệu lực thi hành cùng thời điểm với nghị quyết này. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tên gọi gắn với địa danh tỉnh Thừa Thiên Huế được đổi tên để hoạt động với tên gọi thành phố Huế kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.
Theo nghị quyết của Quốc hội, ngoài các chế độ, chính sách đối với thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ chế, chế độ, chính sách đặc thù đối với tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn tiếp tục được thực hiện trên địa bàn thành phố Huế cho đến hết giai đoạn áp dụng hoặc đến khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Tại báo cáo giải trình, tiếp thu dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết tất cả đại biểu Quốc hội đều tán thành cao với chủ trương thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng việc trình Quốc hội xem xét, quyết định thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương có ý nghĩa hết sức quan trọng, ghi nhận và đánh dấu thành tựu nổi bật trong việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh đô thị hóa gắn với phát triển kinh tế đô thị của cả nước.
Đối với ý kiến còn băn khoăn về tỷ lệ số đơn vị hành chính đô thị trực thuộc thành phố Huế và chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người/tháng so với trung bình cả nước còn thấp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, thành phố Huế được thành lập với nhiệm vụ trọng tâm là để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận nên về nguyên tắc sẽ không nhấn mạnh yêu cầu về tỷ lệ đô thị hóa mà chú trọng nhiều hơn cho việc bảo đảm chất lượng và tính bền vững trong phát triển đô thị.
Việc thành lập thành phố Huế sẽ là động lực để Chính phủ, cấp ủy và chính quyền địa phương triển khai thực hiện các quy hoạch, chương trình phát triển đô thị đã được phê duyệt, có phương hướng và kế hoạch đầu tư, phát triển cụ thể nhằm tăng cường chất lượng đô thị, phát triển nhanh, mạnh và bền vững kinh tế đô thị, từ đó từng bước nâng cao thu nhập bình quân đầu người và các chỉ tiêu phát triển khác trên địa bàn thành phố Huế.
Để tạo cơ sở pháp lý cho việc kiện toàn tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương ở các quận mới được thành lập, phù hợp với thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2021-2026 và không làm phát sinh thêm quá nhiều công việc phức tạp cần giải quyết đối với các đơn vị hành chính vừa mới được hình thành, trên cơ sở các quy định hiện hành của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Chính phủ đề nghị Quốc hội cho bổ sung trong dự thảo Nghị quyết quy định về việc tổ chức và hoạt động của Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân các quận mới được thành lập.
Theo đó, Thường trực Hội đồng Nhân dân thành phố Huế chỉ định Quyền Chủ tịch Hội đồng Nhân dân quận theo đề nghị của Thường trực Hội đồng Nhân dân thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều 138 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Huế chỉ định Quyền Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Nhân dân quận lâm thời theo quy định tại khoản 5 Điều 135 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương để hoạt động cho đến hết nhiệm kỳ 2021-2026; đồng thời, cho phép Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Huế quyết định thành lập cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân quận lâm thời; Ủy ban Nhân dân quận lâm thời thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Nhân dân quận theo quy định của pháp luật và hoạt động cho đến khi Ủy ban Nhân dân quận nhiệm kỳ 2026-2031 được thành lập.
Quy định này sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc kiện toàn bộ máy của chính quyền địa phương tại các quận mới để có thể cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại địa phương mà không cần phải tổ chức bầu bổ sung đại biểu Hội đồng Nhân dân quận tại thời điểm quá gần với cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân nhiệm kỳ 2026-2031 (dự kiến tổ chức vào tháng 5/2026).
Đồng thời với quy định về trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, dự thảo Nghị quyết bổ sung quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc giám sát và tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Nghị quyết này./.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Quốc hội thông qua Nghị quyết về đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam -
Quốc hội thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên -
Quốc hội thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng -
Ngày cuối cùng kỳ họp: Quốc hội thông qua nhiều Nghị quyết và Luật quan trọng
- Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho 2 tân Bộ trưởng
- Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni
- Phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
- Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp: Cân nhắc thuế ưu đãi đối với một số lĩnh vực
- Đề xuất áp dụng mức thuế 10% cho các cơ quan báo chí xét theo vai trò đặc biệt
- Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống mua bán người sửa đổi
- Những điều cần lưu ý khi đăng ký, quản lý cư trú theo Nghị định mới
-
Quốc hội thông qua Nghị quyết về đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-NamVới 443/454 đại biểu quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam. Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 1.713.548 tỷ đồng.
-
Quốc hội thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niênLuật Tư pháp người chưa thành niên có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên; bảo đảm việc xử lý người chưa thành niên phù hợp với độ tuổi, khả năng nhận thức...
-
Quốc hội thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải PhòngVới 454/459 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,78% tổng số đại biểu), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng.
-
Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ươngQuốc hội quyết nghị thành lập thành phố Huế là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 4.947,11km2 và quy mô dân số 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên-Huế.
-
Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hộiNgày 29/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban công tác Hội và phong trào nông dân tại Cụm thi đua số 4 tại Đồng Nai. Ông Phan Như Nguyện - Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì Hội nghị giao ban.
-
Ngày cuối cùng kỳ họp: Quốc hội thông qua nhiều Nghị quyết và Luật quan trọngTrong ngày cuối cùng của kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Dữ liệu, Luật Điện lực... và thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn.
-
Bài 2: Những quyết sách đúng đắn, kịp thờiDưới sự lãnh đạo lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Sơn La, công tác xóa đói giảm nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa phương được đẩy mạnh, các quyết sách được người dân ủng hộ, hưởng ứng, đạt nhiều kết quả tích cực.
-
Bạc Liêu: Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOPNgày 29/11, tại tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP giữa tỉnh Bạc Liêu với các tỉnh, thành phố năm 2024. Hơn 170 sản phẩm OCOP từ hơn 60 cơ sở, doanh nghiệp của tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh, thành phố khác tham dự hội nghị và trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
-
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Đề nghị xét, công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 2445/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch xây dựng hồ sơ đề nghị xét, công nhận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024. Đồng thời, trong kế hoạch cũng nêu rõ mục đích yêu cầu: nội dung, thành phần hồ sơ, tiến độ thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, đơn vị phụ trách các tiêu chí xây dựng NTM các cấp giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn.
-
Cà Mau: Dự toán ngân sách 59,345 tỷ đồng cho nhiều chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2025UBND tỉnh Cà Mau vừa ký ban hành kế hoạch nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo địa bàn năm 2025. Trong đó, duyệt 12 nhiệm vụ trọng tâm thuộc các chương trình: Ứng dụng nhân rộng kết quả nghiên cứu thử nghiệm vào sản xuất và đời sống; ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và phát triển sản phẩm OCOP; chương trình xây dựng bảo hộ và quán lý phát triển cho các sản phẩm đặc thù và đặc sản ở địa phương; chương trình hỗ trợ doanh nghiệp
-
1 Hướng dẫn cách nuôi gà an toàn khi thời tiết giao mùa -
2 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
3 Hưng Yên: Trồng nhãn hữu cơ nâng tầm thương hiệu nhãn "tiến Vua" -
4 Phát triển các vùng trồng sầu riêng được đăng ký nhãn hiệu -
5 Chỉ có 1 loại thuế GTGT 5% mới được hoàn thuế: Cần thay đổi để tạo công bằng giữa các doanh nghiệp