Tái hiện hành trình lập đô, dời đô, định đô của một triều đại tại Festival Ninh Bình lần thứ III – 2024
Tại buổi họp báo, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) Ninh Bình - Nguyễn Mạnh Cường, Phó Trưởng Ban Tổ chức Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 chia sẻ: “Nếu Festival Ninh Bình năm 2022, 2023 mang tới cho người xem một bức tranh đa màu sắc, hòa điệu của các di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, các di sản văn hoá tiêu biểu của quốc gia, của các tỉnh, thành phố, đại diện các vùng, miền trong nước và quốc tế thì Festival Ninh Bình năm 2024 sẽ là một bức tranh về hành trình lịch sử của dân tộc Việt Nam - hành trình lập đô, dời đô, định đô của các bậc đế vương”. Chương trình sẽ như một câu chuyện tái hiện hành trình sẽ kết nối di sản 3 kinh đô xưa: Kinh đô Hoa Lư, Kinh đô Thăng Long và Kinh đô Huế - đều là những Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO công nhận. Dòng chảy lịch sử đó đã hình thành nên những di sản văn hóa, lịch sử, kiến trúc độc đáo và quý giá của dân tộc, trường tồn với thời gian.
Chương trình cũng sẽ tái hiện những mốc son lịch sử, là những dấu ấn trọng đại trong ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước Việt Nam, những giai đoạn huy hoàng, rực rỡ nhất của các triều đại đã có công kiến tạo nên những kinh đô lâu đời và thịnh vượng nhất trong lịch sử dân tộc.
Giới thiệu cụ thể về Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024, Phó Giám đốc Sở VH&TT Ninh Bình - Trần Việt Phương cho biết, các hoạt động trọng tâm của Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 bao gồm 5 hoạt động chính đặc sắc, ấn tượng: Lễ Khai mạc Festival vào lúc 20g00 ngày 24/11/2024 tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, TP. Ninh Bình; Hội quán “Dục Thúy Sơn” từ ngày 26 - 27/11/2024 tại Công viên Núi Thúy, TP. Ninh Bình; Chương trình nghệ thuật “Ninh Bình - Sao Mai hội tụ” vào lúc 20g00 ngày 28/11/2024 tại Nhà hát Phạm Thị Trân, TP. Ninh Bình; Lễ hội đường phố vào ngày 29/11/2024 tại Cổng Tam quan, đường Tràng An, TP. Ninh Bình; Lễ Bế mạc Festival vào lúc 20g00 ngày 30/11/2024 tại Khu du lịch sinh thái Thung Nham, tỉnh Ninh Bình.
Lần đầu tiên, trong khuôn khổ Festival, một Đại nhạc hội dân gian điện tử được tổ chức như một lời chào kết để Bế mạc Festival Ninh Bình. Đó là một bữa tiệc âm nhạc dân gian đương đại kết nối các thế hệ người yêu nhạc mang tên “Í A Fest” - cuộc đối thoại giữa dân gian và đương đại, giữa quá khứ với tương lai, giữa di sản và thời đại, giữa không gian và thời gian, bằng sự giao thoa giữa âm thanh và trải nghiệm thị giác.
Điểm nhấn của Festival Ninh Bình năm 2024 là chương trình Khai mạc với chủ đề “Dòng chảy di sản” sẽ diễn ra vào lúc 20g00 ngày 24/11/2024 tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, TP. Ninh Bình. Chương trình được xây dựng theo phong cách điện ảnh như một “bộ phim dã sử cổ trang” sống động, được thực hiện bằng hình thức sân khấu hóa kết hợp giữa âm nhạc, vũ kịch và điện ảnh với công nghệ trình diễn hiện đại và độc đáo trên một sân khấu chuyển động 3D mapping, giới thiệu tới người xem về hành trình kết nối di sản với 3 điểm nhấn là 3 kinh đô xưa: Kinh đô Hoa Lư, Kinh đô Thăng Long và Kinh đô Huế.
Nằm trong chùm hoạt động của Festival, Sở VH&TT Ninh Bình cũng sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức các hoạt động hưởng ứng khác như: Liên hoan âm nhạc toàn quốc năm 2024; Liên hoan ảnh nghệ thuật Đồng bằng sông Hồng lần thứ 26 năm 2024; Giải Quần vợt quốc tế ITF U18 - J30; Giải Cầu lông quốc tế “Vietnam International Challenge 2024”; Giải chạy việt dã quốc tế Tràng An Marathon năm 2024; Triển lãm xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, thương mại, dịch vụ…
-
Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế -
Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ -
Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng Trị -
Hơn 32 nghìn ngôi nhà ở Quảng Bình bị ngập lũ, nước rút chậm
- Tập trung mở rộng quỹ nhà ở xã hội
- Đường sắt Bắc-Nam bị chia cắt do bão số 6, hơn 2.400 hành khách phải chuyển tải
- Các tỉnh khu vực Trung Trung Bộ khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 6
- Sửa đổi Luật điện lực để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
- Quốc hội: Thảo luận ở hội trường về thị trường bất động sản và nhà ở xã hội
- Thiệt hại sơ bộ do bão số 6 tại miền Trung
- Quân khu 5 huy động hơn 60.000 cán bộ chiến sĩ ứng phó bão số 6
-
TP. Cần Thơ: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và sạchNhững năm gần đây, tại TP. Cần Thơ việc phát triển sản xuất nông nghiệp đạt theo các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, Global GAP...) và sản xuất theo hướng hữu cơ đã được nhiều nông dân, doanh nghiệp và hợp tác xã (HTX) trên địa bàn quan tâm thực hiện. Qua đó, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố đã cung ứng ra thị trường ngày càng nhiều loại nông sản đạt chất lượng cao, an toàn, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
-
Hội Nông dân Cà Mau hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã phát triển bền vữngTrong những năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh Cà Mau xác định việc tham gia xây dựng và phát triển kinh tế tập thể, trọng tâm là tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, gắn liền xây dựng tổ chức HND vững mạnh, góp phần vào thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh, xây dựng nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có.
-
Bình Phước, tập huấn tuyên truyền Đề án “Tăng cường phòng chống tội phạm về đa dạng sinh học”Ngày 30/10, tại tỉnh Bình Phước, Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT ) phối hợp Sở TT&TT tỉnh Bình Phước tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền Đề án “Tăng cường phòng chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” và phòng chống bệnh cúm gia cầm năm 2024.
-
Tái hiện hành trình lập đô, dời đô, định đô của một triều đại tại Festival Ninh Bình lần thứ III – 2024Sáng ngày 30/10, tại Hà Nội, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức họp báo thông tin về Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản”. Chương trình sẽ diễn ra từ ngày 24 - 30/11/2024 tại TP. Ninh Bình và huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
-
Kỳ Sơn thực hiện tốt công tác quản lý nguồn vốn được ủy thácThời gian qua, HND huyện Kỳ Sơn đã làm tốt công tác quản lý nguồn vốn được ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện. Qua đó, tạo điều kiện để các hội viên vay vốn phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng trên quê hương...
-
Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tếNgày 31/10, các đại biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
-
Kỷ luật 6 cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lýBộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 6 cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
-
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triểnTổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu rà soát, xử lý dứt điểm tồn tại kéo dài đối với những dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức QatarĐây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến Qatar sau 15 năm, diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước đang trên đà phát triển tốt đẹp với nhiều kết quả thực chất.
-
Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụBắt đầu từ ngày 22/10/2024, tổ chức, cá nhân lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và không giới hạn công suất lắp đặt trong 9 trường hợp cụ thể. Sản lượng điện dôi dư, có thể được bán cho Nhà nước theo khung giá quy định… Có thể nói, Nghị định số 135/2024/NĐ-CP là một nỗ lực của Chính phủ trong việc khuyến khích toàn dân phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.