Tạo tín chỉ carbon nhưng vẫn đảm bảo năng suất lúa
Trồng lúa giảm phát thải chính là một trong những chủ trương lớn của ngành Nông nghiệp, bởi muốn giảm phát thải, bản chất là tiết giảm chi phí sản xuất đầu vào để tăng thu nhập cho nông dân như giảm phân bón, thuốc sâu, giảm lượng nước tưới, tận dung rơm rạ…Tín chỉ carbon lúa là loại thu được từ canh tác lúa chất lượng cao kết hợp giảm phát thải. Đặc biệt, nông dân phải thực hiện đúng quy trình về báo cáo đánh giá tín chỉ carbon.
Do đó, việc triển khai thí điểm “tạo tín chỉ carbon trong sản xuất lúa” nhằm mục đích kinh doanh, trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính. Sau khi “bù trừ” tín chỉ carbon trong nước sẽ chuyển nhượng giao dịch mua bán trên trường quốc tế, vừa góp phần nâng cao rõ rệt hiệu quả kinh tế từ đồng ruộng lại mở ra thời cơ tìm kiếm nguồn kinh phí tái đầu tư cho hoạt động sản xuất.
Hiện nay, Nghệ An đang thí điểm tín chỉ carbon lúa trên địa bàn 5 huyện là Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương và Diễn Châu thuộc vùng tưới của Thuỷ lợi Bắc và Thuỷ lợi Nam, với khoảng 24.000 hộ dân tham gia. Theo số liệu thống kê, vụ Xuân 2024, tỉnh Nghệ An gieo trồng trên 91.000ha lúa, năng suất đạt ngưỡng cao nhất 69 tạ/ha. Đây cũng chính là mốc thời gian ghi nhận bước khởi đầu của nông nghiệp Nghệ An trên hành trình “tạo tín chỉ carbon trong sản xuất lúa”.
Bước đầu số diện tích vụ Xuân 2024 thông qua dự án tỉnh Nghệ An đã triển khai được 5.000ha lúa, con số này còn khá khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế hiện hữu. Nhằm đánh thức “mỏ vàng” đang ngủ yên, các bên liên quan đã chủ động đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích các chủ thể đăng kí tham gia. Sang đến vụ Hè Thu tình hình chuyển biến tích cực, thể hiện qua diện tích 11.600ha, tăng thêm nhiều diện tích so với điểm khởi đầu.
Qua trao đổi, bà Võ Thị Nhung, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT nhấn mạnh: “Tỉnh Nghệ An sở hữu nhiều tiềm năng, lắm lợi thế để tạo tín chỉ carbon trên nhiều phương diện, không riêng gì khía cạnh lâm nghiệp mà lĩnh vực trồng trọt cũng rất đáng để kỳ vọng. Riêng tổng diện tích lúa 2 vụ Xuân và Hè Thu – mùa của Nghệ An lên đến 175.000ha, trong đó quỹ đất chủ động tưới tiêu, điều tiết đạt trên 80.000ha, rất thuận lợi. Đặc biệt, chủ trương chung của ngành là tạo tín chỉ nhưng đảm bảo năng suất lúa”.
Một khi đạt được tín chỉ carbon, thương hiệu và giá trị gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới sẽ tăng lên. Sản xuất vừa đáp ứng nhu cầu về an ninh lương thực, vừa thích ứng với biến đổi khí hậu.
Qua nắm bắt thông tin, có nhiều nguyên nhân làm tăng phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa như: Thâm canh không bền vững; bón phân quá mức; sử dụng nước tưới nhiều; quản lý không đúng cách phế phụ phẩm như rơm rạ và trấu;…
Một trong những đơn vị đang làm tốt công tác vận hành, tưới tiêu đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn của Dự án có thể kể đến Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Nghệ An. Đây là đơn vị thủy nông được giao quản lý diện tích hàng chục ngàn héc ta và với dự án tạo tín chỉ trong sản xuất lúa mới triển khai nhưng tín hiệu bước đầu tương đối khả quan, hứa hẹn sẽ tạo bước đột phá mạnh mẽ trong thời gian tới.
Ông Bùi Văn Hào, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty chia sẻ: Hoạt động giảm phát thải liên quan chặt chẽ đến kỹ thuật điều tiết nước trên ruộng lúa, cụ thể là kỹ thuật "tưới ngập khô" xen kẽ hay còn gọi là "Nông lộ phơi". Việc điều tiết này không chỉ giúp cây lúa bám rễ tốt mà còn nâng cao chất lượng tín chỉ carbon cho cây lúa.
Dự án lần đầu tiên triển khai tại Nghệ An cũng như Việt Nam để lấy tín chỉ carbon trong trồng lúa, có sự hỗ trợ của JICA nên có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện. Dự án đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, lớp tập huấn cụm liên xã để giúp hàng ngàn lượt lao động thủy nông, cán bộ cơ sở và nông dân thụ hưởng nắm rõ quy trình và phương pháp tổ chức. Dự án cũng tiến hành lắp đặt hàng trăm ống đo nước tại các cánh đồng nhằm đảm bảo số lượng mẫu đại diện và cung cấp số liệu đáng tin cậy cho bên giám sát, công nhận tín chỉ carbon.
Mô hình canh tác lúa giảm phát thải được triển khai tại Nghệ An không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn tạo ra thêm tín chỉ carbon. Chương trình này vừa tăng nguồn thu nhập cho nông dân vừa góp phần bảo vệ môi trường sống.
-
Đẩy mạnh truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm -
Bão số 7 tiếp tục giảm cấp và sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới vào đêm 11/11 -
Thành lập Ban chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ -
Phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 3 nhiệm vụ về hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, coi đây là 'đột phá của đột phá'
- Ứng phó bão Yinxing: Tập trung hỗ trợ người dân đang mệt mỏi sau 3 đợt thiên tai
- Bão số 7 diễn biến phức tạp, nguy cơ ảnh hưởng đến ven biển miền Trung
- Bão Yinxing đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7
- Ông Nguyễn Đình Việt được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La
- Bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
- Chính thức công bố Bộ Pháp điển Việt Nam
-
Đẩy mạnh truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệmNgày 13/11/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm” cho các phóng viên, biên tập viên cơ quan báo, tạp chí ở Trung ương và địa phương.
-
Sơn La: Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dânNgày 12/11, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân. Ông Nguyễn Thành Công, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi đối thoại. Dư hội nghị có lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, hội viên nông dân tiêu biểu.
-
Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 12/11, Hội Nông dân tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Hội Nông dân tỉnh Điện Biên (12/11/1974 -12/11/2024).
-
Vĩnh Phúc: Xã Hồ Sơn duy trì và nâng “chất” các tiêu chí nông thôn mới đã đạt(Tapchinongthonmoi.vn)- Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới (NTM) nâng cao đã đạt và phấn đấu các thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
-
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt và các dự án bảo vệ môi trường: Ngôi nhà có ngọn lửa ấmQuỹ Vì Tầm Vóc Việt thật sự là ngôi nhà có ngọn lửa ấm, nơi chắp cánh ước mơ cho nhiều bạn trẻ, nhất là những bạn có tấm lòng say mê và trân quý Mẹ Thiên nhiên.
-
Sơn La: Tôn vinh 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 12/11, có 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Sơn La năm 2024 đã được tôn vinh tại Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân và Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024.
-
Chủ tịch Quốc hội: Chỉ đạo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí bảo đảm chất lượngSáng 12/11, thực hiện Nghị trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã tiến hành Phiên chất vấn và trả lời chất vấn với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Kết thúc Phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội đã yêu cầu tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về thông tin, truyền thông bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, phát triển; chỉ đạo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí bảo đảm chất lượng và các chỉ đạo quan trọng khác.
-
Quốc hội tập trung thảo luận dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-NamPhiên ngày 13/11, Quốc hội nghe về dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam, dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
-
Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là nguồn lực mạnh mẽ nhất để vượt qua mọi khó khănTổng Bí thư nhấn mạnh sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc luôn là một trong những nguồn lực mạnh mẽ nhất vượt qua mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước.
-
Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XVChiều 12/11, Quốc hội đã hoàn thành Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đối với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
3 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế -
4 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
5 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh