Tập trung ưu tiên nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo
Sáng 29/12, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Tổng kết 20 năm thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP.
Đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN kiêm Chủ tịch HĐQT NHCSXH; đồng chí Dương Quyết Thắng, Ủy viên HĐQT, Tổng giám đốc NHCSXH đồng chủ trì hội nghị.
Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Sau khi nghe báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và các ý kiến tham luận, phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh: Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chính sách kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, hạn chế phân hóa giàu nghèo, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội.
Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển bền vững đất nước; thể hiện một trong những đặc trưng cơ bản, thuộc tính quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là gắn kinh tế với xã hội, bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển của đất nước.
Phó Thủ tướng cho biết, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 5 khóa VII (1992), Đảng ta đề ra chủ trương: "Phải trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, hình thành quỹ xóa đói giảm nghèo ở từng địa phương trên cơ sở giúp dân và tranh thủ các nguồn tài trợ quốc tế, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo".
Ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo.
Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Kể từ kỳ thành lập NHCSXH đến nay đã tròn 20 năm. Đây là dấu mốc rất quan trọng, để chúng ta tổng kết rút ra những bài học kinh nghiệm để tiếp tục triển khai tín dụng chính sách trong thời gian tới.
Năm 2021, sau hơn 5 năm triển khai, Ban Bí thư đã sơ kết, đánh giá và ban hành Kết luận số 06 tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Trong suốt quá trình 20 năm thực hiện Nghị định 78, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước, sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các địa phương, đặc biệt là sự chủ động, triển khai tích cực của Ngân hàng Chính sách xã hội, tín dụng chính sách xã hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo và các chương trình mục tiêu quốc gia.
Chính sách tín dụng đối với người nghèo là chủ trương đúng đắn, giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc
Phó Thủ tướng đánh giá cao nội dung Báo cáo tổng kết 20 năm triển khai thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP và các ý kiến phát biểu tại Hội nghị đã tổng kết một cách tổng thể, hệ thống những kết quả, hiệu quả của việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước.
Hội nghị đã nghe các ý kiến phát biểu đã phản ánh đầy đủ, thành quả, kết quả trong 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng và Nhà nước. Trong đó một số điểm nổi bật là:
Chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước; là giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, đã được tổ chức thực hiện thành công, trên toàn quốc, được nhân dân đồng tình ủng hộ và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Mô hình đặc thù, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn đất nước
Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội được xây dựng có tính chất đặc thù, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam, phát huy vai trò quản lý Nhà nước đối với tín dụng chính sách xã hội; đồng thời huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để triển khai nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, phục vụ tốt cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
NHCSXH đã huy động được các nguồn lực tài chính một cách chủ động, linh hoạt, hiệu quả, đã huy động được hàng trăm nghìn tỷ đồng, bảo đảm nguồn vốn cơ bản ổn định để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đặc biệt là nguồn vốn ủy thác từ ngân sách các địa phương.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ấn tượng với việc nguồn vốn huy động của NHCSXH đã tăng 41 lần (hơn 290.000 tỷ) so với thời điểm thành lập; tiếp nhận vốn ủy thác của các địa phương khoảng 30.000 tỷ đồng, tăng 26.000 tỷ đồng so với thời điểm trước khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 40. Một số thành phố trực thuộc Trung ương, địa phương khu vực Đông Nam Bộ (Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu,...) đã chiếm hơn 50% vốn ủy thác.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khẳng định: Kết quả này có được là nhờ sự vào cuộc đồng bộ, hiệu quả của cấp ủy, chính quyền các cấp. Đồng thời đề nghị các địa phương quan tâm ủy thác nguồn vốn từ ngân sách địa phương cho NHCSXH để cùng chung tay thực hiện chính sách an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo.
Triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi
NHCSXH đã tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, đáp ứng nhu cầu cho vay của trên 42,8 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với doanh số cho vay gần 830 nghìn tỷ đồng, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo.
Kết quả đó đã góp phần quan trọng tạo sinh kế cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội và giảm tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước: giai đoạn 2001-2005 từ 17% xuống 7%; giai đoạn 2005-2010 từ 22% xuống 9,45%; giai đoạn 2011-2015 từ 14,2% xuống 4,25%; giai đoạn 2016-2021 từ 9,88% xuống 2,23%.
"Đây là một kết quả hết sức đáng khích lệ", Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá và nhấn mạnh: Đặc biệt, trong giai đoạn từ đầu năm 2020 cả nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, Ngân hàng Chính sách xã hội đã chủ động triển khai các gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.
"Tổng gói cho vay 2 năm là 38.000 tỷ hiện đã giải ngân được 17.000 tỷ. Đây là kết quả rất quan trọng. Cùng với chương trình miễn, giảm thuế, thì đây là 2 chương trình thành công nhất của gói hỗ trợ", Phó Thủ tướng đánh giá.
Chất lượng tín dụng chính sách tốt nhất hệ thống
Phó Thủ tướng đánh giá: Chất lượng tín dụng chính sách xã hội không ngừng được củng cố, nâng cao; nợ quá hạn duy trì ở mức thấp, thực hiện tốt mục tiêu bảo toàn, phát triển vốn cho Nhà nước.
Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh giảm từ 13,75%/tổng dư nợ khi nhận bàn giao xuống còn 0,67%/tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn chiếm 0,26%/tổng dư nợ thời điểm 30/11/2022.
Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: NHCSXH là một trong những ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất, tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong toàn hệ thống ngân hàng.
"Tôi cứ suy nghĩ tại sao NHCSXH lại có tỷ lệ nợ xấu rất thấp khi khách hàng là người nghèo? Tôi cho rằng chỉ số này rất đáng phấn khởi. Nó không chỉ thể hiện sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị trong thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, mà còn là minh chứng sinh động cho quyết tâm vươn lên thoát nghèo của người dân", Phó Thủ tướng bày tỏ.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao các Bộ ngành, địa phương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78 của Chính phủ trong suốt 20 năm qua.
Phó Thủ tướng nêu rõ: Đạt được những thành tích này, trước hết là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước; sự quan tâm của các Ban, Bộ, ngành Trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp; sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức Chính trị - xã hội, sự ủng hộ của nhân dân và sự hợp tác, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế; đặc biệt là cống hiến nhiệt tình, tâm huyết của các thế hệ cán bộ, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội bằng sự nỗ lực, tận tâm và ý thức trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Nhấn mạnh các kết quả đã đạt được trong thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những kết quả quan trọng và đóng góp lớn của tín dụng chính sách xã hội trong 20 năm qua, góp phần thiết thực vào những thành tựu chung về phát triển KTXH, nâng cao đời sống nhân dân của cả nước.
Quy mô nguồn vốn còn hạn chế, một số nhóm đối tượng có mức sống trung bình chưa được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi
Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tín dụng chính sách xã hội vẫn còn một số khó khăn, thách thức.
Cụ thể là, quy mô nguồn vốn còn hạn chế, cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, nguồn vốn còn phụ thuộc vào nguồn vốn phát hành trái phiếu Chính phủ và số dư tiền gửi 2% của 04 ngân hàng thương mại nhà nước.
Bên cạnh đó, mức cho vay của NHCSXH còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, học tập của người dân. thời hạn vay vốn cũng còn chưa phù hợp với đặc điểm, chu kỳ sản xuất kinh doanh của người vay vốn.
Đáng chú ý, một số nhóm đối tượng có mức sống trung bình chưa được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của nhà nước; công tác điều tra, xác nhận đối tượng vay vốn ở một số địa phương chưa được quan tâm rà soát và bổ sung kịp thời.
Mặt khác, chất lượng tín dụng chính sách cũng còn chưa đồng đều giữa các địa phương; việc thực hiện hoạt động ủy thác đối với các tổ chức chính trị - xã hội tại một số địa phương còn chưa hiệu quả, chặt chẽ; hạ tầng và nguồn nhân lực công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghệ thông tin của ngành ngân hàng và chiến lược chuyển đổi số quốc gia.
Nhiệm vụ thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững là rất nặng nề
Theo Phó Thủ tướng, trong thời gian tới, tình hình thế giới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Năm 2023 có nhiều khó khăn, thách thức hơn năm 2022.
Các chuyên gia dự báo, năm 2023, tăng trưởng kinh tế thế giới suy giảm, nguy cơ suy thoái gia tăng; rủi ro về tài chính, tiền tệ, bất động sản, an ninh lương thực, năng lượng,… có khả năng hiện hữu.
Ở trong nước khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, sức ép lạm phát còn cao, thị trường quốc tế có xu hướng bị thu hẹp; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến lao động, việc làm, thu nhập của người lao động, hậu quả của đại dịch COVID-19 kéo dài, thiên tai, bão lũ trái quy luật, khó dự báo…
Điểm ra một loạt những thách thức của nền kinh tế, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Nhiệm vụ đặt ra trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững là rất nặng nề, để "không ai bị bỏ lại phía sau".
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh: Chúng ta cần xác định việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng như các kế hoạch, chiến lược phát triển KTXH của Chính phủ.
Phó Thủ tướng đề nghị trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tập trung chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, Bộ, ban ngành, tổ chức chính trị-xã hội và các địa phương nghiêm túc triển khai Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và Quyết định 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW; Quyết định 1630 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện kết luận của Ban Bí thư; tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra. Trong đó chú trọng một số nội dung trọng tâm sau:
Nghiên cứu, đề xuất mở rộng đối tượng được vay vốn, nâng mức cho vay; tích hợp thống nhất các chương trình tín dụng ưu đãi
Một là, tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật; cơ chế, chính sách liên quan đến tín dụng chính sách xã hội như huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực tín dụng chính sách xã hội.
Chủ động nghiên cứu, đề xuất từng bước mở rộng đối tượng chính sách được vay vốn, nâng mức cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với các Chương trình mục tiêu quốc gia, các mục tiêu an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nghiên cứu, đề xuất tích hợp thống nhất các chương trình tín dụng ưu đãi để tập trung nguồn lực, tránh dàn trải gắn với đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính, lao động tiền lương, tạo động lực thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội; cơ chế trích lập dự phòng rủi ro; tạo điều kiện để Ngân hàng Chính sách xã hội phát triển đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phù hợp với đặc thù của ngành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Phó Thủ tướng lưu ý Ngân hàng nhà nước khi đề xuất chính sách cần đánh giá thật kỹ tác động của chính sách. Đảm bảo chính sách ban hành thực hiện được ngay và mang lại hiệu quả thiết thực cho người thụ hưởng. Phải tuyệt đối tránh tình trạng chính sách ban hành ra nhưng không thực hiện được. Đặc biệt là chính sách đối với người nghèo .
"Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm", "Trung ương và địa phương cùng làm"
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị NHNN, NHCSXH tiếp tục nâng cao năng lực quản trị, phát huy hiệu lực, hiệu quả mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng đặc thù, đặc biệt, riêng có của Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước.
Tập trung huy động các nguồn lực tài chính theo phương châm "Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm", "Trung ương và địa phương cùng làm" đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhất là trong điều kiện các nguồn lực của nhà nước còn nhiều hạn chế, khó khăn.
NHCSXH tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, trong đó tập trung ưu tiên nguồn vốn để cho vay các đối tượng chính sách nhất là các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.
Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát vốn vay chặt chẽ, không để cho vay sai đối tượng, sai mục đích sử dụng vốn.
Tăng cường công tác thu hồi nợ quá hạn, xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, tạo điều kiện để người vay khôi phục sản xuất kinh doanh, tránh nguy cơ tái nghèo.
Phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ theo hướng hiện đại, tiện lợi, dễ sử dụng, chi phí phù hợp
Nghiên cứu, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ theo hướng hiện đại, tiện lợi, dễ sử dụng, chi phí phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của khách hàng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người có thu nhập thấp, người yếu thế, các doanh nghiệp nhỏ, các hợp tác xã, nhằm thực hiện tốt chiến lược tài chính toàn diện quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phù hợp với hoạt động của NHCSXH.
Tiếp tục củng cố, kiện toàn tinh gọn tổ chức bộ máy; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, hiện đại hóa ngành ngân hàng và phù hợp với hoạt động đặc thù của tín dụng chính sách xã hội như có nhiều chương trình vay với các chính sách ưu đãi khác nhau, số lượng khách hàng lớn, quy mô khoản vay thấp, phải thực hiện giao dịch tại xã, phường chứ không phải tại trụ sở của ngân hàng... tuy nhiên phải đảm bảo an ninh, an toàn, tiện lợi và dễ sử dụng.
Tạo điều kiện để các đối tượng thụ hưởng tiếp cận nhanh chóng, kịp thời nguồn vốn tín dụng chính sách
Chính phủ đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến mọi tầng lớp nhân dân; thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội, nâng cao hiệu quả giám sát của toàn dân đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội.
Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội và chính quyền địa phương thường xuyên chỉ đạo thực hiện củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng; hướng dẫn bình xét đối tượng vay vốn; tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn.
Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép giữa vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội với đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, giúp người vay sử dụng vốn hiệu quả; đồng thời, nhân rộng các mô hình quản lý và sử dụng vốn vay hiệu quả trong cộng đồng.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương và yêu cầu Ban đại diện HĐQT các cấp tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư; xác định việc lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một nội dung công tác thường xuyên của cấp ủy, chính quyền các cấp. Hằng năm, cân đối bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay.
Thường xuyên quan tâm chỉ đạo củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng; hỗ trợ cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Tăng cường chỉ đạo, tổ chức điều tra, rà soát thường xuyên, định kỳ đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình và các đối tượng chính sách khác tại địa phương, tạo điều kiện để các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nhanh chóng, kịp thời vốn tín dụng chính sách xã hội.
Chỉ đạo việc xây dựng, lồng ghép mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội của địa phương với việc sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội.
Nơi nào có người nghèo, nơi đó có Ngân hàng Chính sách xã hội
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh: Dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, mà thường xuyên trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự quan tâm chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các Ban, Bộ, ngành Trung ương; chính quyền địa phương các cấp; các tổ chức chính trị- xã hội, các cơ quan, đơn vị liên quan; sự nỗ lực, chủ động của Ngân hàng Chính sách xã hội; sự ủng hộ của nhân dân và bạn bè quốc tế, chắc chắn chúng ta sẽ thực hiện ngày càng tốt hơn hiệu quả hơn tín dụng chính sách xã hội; qua đó góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm an sinh xã hội, củng cố vững chắc niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tin tưởng Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ không ngừng phát triển và giữ vững niềm tin của nhân dân với phương châm "Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ" và "nơi nào có người nghèo, nơi đó có Ngân hàng Chính sách xã hội"./.
NHCSXH: Kênh tín dụng dành riêng cho người nghèo, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận
Phát biểu khai mạc hội nghị Thống đốc NHNN kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH Nguyễn Thị Hồng cho biết, thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, hạn chế phân hóa giàu nghèo, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp hỗ trợ giảm nghèo, huy động được sự tham gia tích cực của toàn xã hội.
Một trong những giải pháp mang lại hiệu quả là việc hình thành kênh tín dụng dành riêng cho người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, cụ thể hóa quy định của Luật các Tổ chức tín dụng về phát triển các ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
Ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; để thực hiện nhiệm vụ này, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo.
Trải qua 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, với sự kiên trì, quyết tâm cao, phát huy nội lực của NHCSXH và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, việc triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, giảm số hộ nghèo, tăng số hộ khá, cải thiện từng bước đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân góp phần thực hiện thành công các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, triển khai Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ, NHNN đã triển khai nhiều giải pháp quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ NHCSXH thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng nhằm giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước.
Trong đó, NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng Nhà nước duy trì tiền gửi 2% tại NHCSXH. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động từ tổ chức, cá nhân trên thị trường thì nguồn nhận tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng Nhà nước đóng một vai trò rất quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt trong thời gian đầu khi NHCSXH mới đi vào hoạt động; NHNN cũng tái cấp vốn để NHCSXH có nguồn lực triển khai các chương trình tín dụng chính sách.
Theo Tổng giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng, NHCSXH đã phối hợp với chính quyền địa phương thiết lập, tổ chức giao dịch tại 10.435 Điểm giao dịch xã trên địa bàn cả nước. Hoạt động giao dịch tại Điểm giao dịch xã được tổ chức nền nếp, hiệu quả với phương thức "giao dịch tại nhà, giải ngân, thu nợ tại xã" là hoạt động đặc trưng, riêng có của NHCSXH.
Vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước. Trong 20 năm qua, NHCSXH đã tập trung huy động được nguồn lực lớn để cho vay, đảm bảo hoàn thành 100% chỉ tiêu, kế hoạch tăng trưởng tín dụng được Thủ tướng Chính phủ giao, tạo điều kiện giúp trên 42,8 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn với doanh số cho vay gần 830.087 tỷ đồng.
Từ 8.631 tỷ đồng dư nợ nhận bàn giao của các ngân hàng, đến 30/11/2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 279.732 tỷ đồng, tăng 271.101 tỷ đồng (gấp 32 lần). Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hằng năm đạt 21,1%. Hiện nay, gần 6,5 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ. Trong tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội, dư nợ cho vay các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 99.810 tỷ đồng, chiếm 35,7%, với gần 2,2 triệu khách hàng còn dư nợ; dư nợ cho vay tại huyện nghèo là 30.494 tỷ đồng, chiếm 10,9%, với gần 590 nghìn khách hàng còn dư nợ; dư nợ đối với khách hàng là đồng bào dân tộc thiểu số là 69.175 tỷ đồng, chiếm 24,7% với trên 1,4 triệu khách hàng còn dư nợ.
Trần Mạnh
Chính phủ.vn
-
Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng Trị -
Hơn 32 nghìn ngôi nhà ở Quảng Bình bị ngập lũ, nước rút chậm -
Tập trung mở rộng quỹ nhà ở xã hội -
Đường sắt Bắc-Nam bị chia cắt do bão số 6, hơn 2.400 hành khách phải chuyển tải
- Các tỉnh khu vực Trung Trung Bộ khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 6
- Sửa đổi Luật điện lực để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
- Quốc hội: Thảo luận ở hội trường về thị trường bất động sản và nhà ở xã hội
- Thiệt hại sơ bộ do bão số 6 tại miền Trung
- Quân khu 5 huy động hơn 60.000 cán bộ chiến sĩ ứng phó bão số 6
- Bão số 6 gây ngập sâu nhiều tuyến đường các tỉnh miền Trung
- Bảy tỉnh, thành phố có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất do hoàn lưu bão số 6
-
Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng TrịDo ảnh hưởng của bão số 6 nhiều xã ở huyện Vĩnh Linh, tuyến quốc lộ, tỉnh lộ ở Quảng Trị bị nước lũ “bủa vây”, gây chia cắt giao thông. Với tinh thần tương thân tương ái, nhiều nhóm tình nguyện ở Quảng Trị đã nấu cơm đưa đến cho những người dân vùng lũ.
-
Tuyên Quang: Chi, tổ hội nghề nghiệp phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãiKhông chỉ là xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân, nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân cũng như vốn từ các ngân hàng đang được phát huy hiệu quả tối đa, khi trên địa bàn huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) dần hình thành những mô hình nông nghiệp công nghệ cao, mô hình nuôi trồng thủy sản hiện đại mà chủ nhân là thành viên chi, tổ hội nghề nghiệp.
-
Thị trường nông sản ngày 30/10: Giá nhiều mặt hàng “quay đầu” tăng(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong ngày 30/10, giao dịch hồ tiêu, cà phê ghi nhận mức tăng giá trở lại sau nhiều ngày giảm sâu.
-
Đổi mới nông nghiệp: Hướng tới tương lai bền vững cùng phân bón hữu cơTrong bức tranh nông nghiệp Việt Nam hiện nay, hình ảnh những cánh đồng xanh mướt, trĩu quả không chỉ là biểu tượng của sự phồn thịnh mà còn phản ánh sự chăm sóc đất đai bằng tình yêu và trách nhiệm. Tuy nhiên, thói quen sử dụng phân bón hóa học đã khiến nhiều nông dân lầm tưởng rằng đây là con đường duy nhất để đạt được năng suất cao. Hệ lụy từ việc lạm dụng phân bón vô cơ không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn đe dọa đến sức khỏe đất, nước và cả những thế hệ tương lai.
-
Masan Group hoàn thành 130% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, Masan MEATLife đạt lợi nhuận sau thuế cả quý dươngTrong quý III/2024, doanh thu mảng thịt của Masan MEATLife bao gồm thịt heo, thịt gà và thịt chế biến tăng 13.6% so với cùng kỳ. Đồng thời, ghi nhận mức tăng 105 tỉ đồng cho lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số. Đây là quý đầu tiên doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận sau thuế dương kể từ năm 2023.
-
“Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê(Tapchinongthonmoi.vn) – Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất cà phê đang ở mức báo động, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, môi trường và sự phát triển bền vững của ngành Cà phê Việt Nam.
-
Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng NinhỦy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025 và ông Nguyễn Xuân Ký.
-
Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong 1 tháng, hướng tới quy mô quốc gia và quốc tếChiều 29/10, Ban Tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 công bố chương trình lễ hội này.
-
Khuyến nông cộng đồng giúp gia tăng giá trị cho ngành hàng cà phêHiện ở Đắk Nông đã thành lập được 54 tổ khuyến nông cộng đồng, thực hiện tư vấn, hỗ trợ người dân, HTX áp dụng quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cà phê, an toàn thực phẩm...
-
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về các nhiệm vụ trọng tâmTrong thời gian tới, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, cần thống nhất nhận thức công tác tuyên giáo là công tác của Đảng, của các cấp ủy, tổ chức đảng, mỗi chi bộ, đảng viên.