Thủ tướng: Không để chồng chéo, trùng lắp quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ
Về nội dung quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, Thủ tướng đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tiếp tục rà soát, tập trung hoàn thiện hơn, bảo đảm tính bao quát, toàn diện, thống nhất, không chồng chéo, trùng lắp với lĩnh vực giao thông đường bộ đã được quy định trong Luật Giao thông đường bộ.
Sáng nay (12/8), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7/2020, tập trung thảo luận về 4 dự án luật.
Mở đầu phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã trình bày báo cáo tóm tắt về Dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi). Dự thảo Luật gồm 8 chương, 67 điều, so với Luật Phòng, chống ma túy năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2008 tăng 11 điều, trong đó giữ nguyên 7 điều, sửa 47 điều và 13 điều quy định mới. Trong quá trình xây dựng luật, theo cơ quan chủ trì soạn thảo, có một số nội dung còn có các ý kiến nhau như việc chấp hành hình phạt tù trong khi đang cai nghiện bắt buộc, quy định về trình tự, thủ tục đưa người nghiện từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc…
Về các nội dung trên, đa số ý kiến thành viên Chính phủ cho rằng, người đang cai nghiện ma tuý bắt buộc tại cơ sở cai nghiện ma túy mà bị phát hiện thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, nếu bị tòa án xử phạt tù thì người đó được miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Luật nên giao Chính phủ quy định chi tiết việc lập hồ sơ đưa người nghiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện ma túy công lập để cai nghiện ma túy bắt buộc. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy công lập để cai nghiện ma túy bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi tại Tòa án nhân dân.
Theo Thủ tướng, nhìn chung Dự thảo Luật bám sát mục đích, phạm vi điều chỉnh và đã lấy ý kiến rộng rãi.
Cho rằng, thời gian qua, nhiều đối tượng tìm cách xâm nhập Việt Nam, không chỉ biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ mà còn là nơi trung chuyển, chế biến ma túy, Thủ tướng đánh giá cao, biểu dương các lực lượng công an, quốc phòng, nhân dân các địa phương lập nhiều thành tích trong đấu tranh phòng chống ma túy trong quá trình thực hiện Luật năm 2008.
Thủ tướng nhấn mạnh, quy trình cai nghiện ma túy bắt buộc cần minh bạch, rõ ràng, với trình tự thủ tục bảo đảm thận trọng, khách quan, chặt chẽ, đặc biệt khi áp dụng biện pháp này đối với người dưới 18 tuổi.
Dự thảo Luật đã nhấn mạnh việc hợp tác quốc tế trong phòng chống ma túy là cần thiết và vừa qua chúng ta đã làm tốt việc này.
Thủ tướng nêu rõ tinh thần làm sao tạo khung pháp lý không quá cứng để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng chống ma túy; giao Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, VPCP và các bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Luật, báo cáo Thủ tướng trước khi trình Quốc hội.
Theo tờ trình tóm tắt của Bộ Công an về Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, gồm 5 chương, 35 điều, Luật xác định rõ lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng quần chúng tự nguyện được tuyển chọn tham gia phối hợp, hỗ trợ công an chính quy trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn cấp xã; tham gia xây dựng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Dự thảo Luật điều chỉnh thống nhất nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách thành nhiệm vụ chung của lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bảo đảm phù hợp với trình độ, năng lực và thể hiện rõ tính chất là “lực lượng tham gia hỗ trợ”, tránh trùng lặp với nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã, phường, thị trấn chính quy và chính quyền cơ sở.
Sau khi lắng nghe các ý kiến, kết luận phần thảo luận, Thủ tướng cho rằng, lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã được quy định riêng rẽ tại nhiều luật, nghị định. Do đó, Luật này là cần thiết nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của lực lượng tự quản tại cộng đồng dân cư tham gia hỗ trợ cùng công an chính quy bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn, góp phần củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền.
Vai trò của cơ sở rất quan trọng trong mọi phương diện từ nắm tình hình đến một số biện pháp trước mắt, kịp thời bảo đảm an ninh trật tự.
Luật được chuẩn bị công phu, nghiêm túc và các thành viên Chính phủ cơ bản đồng ý.
Thủ tướng nhấn mạnh, lực lượng này thể hiện tính tự quản, tự nguyện, không hành chính hóa về tổ chức và hoạt động, với sự tham gia thực chất và giám sát chặt chẽ của nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội cơ sở. Tổ chức và hoạt động bảo đảm tính linh hoạt, phù hợp với đặc điểm dân cư, với yêu cầu bảo vệ an ninh trật tự từng vùng, miền, khu vực, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước và đóng góp của nhân dân. Về tuyển chọn, sẽ tiếp tục hoàn thiện theo hướng quy định đầy đủ hơn về tiêu chuẩn, nguyên tắc, quy trình tuyển chọn. Về vai trò, mối quan hệ với các lực lượng khác tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở, ngoài lực lượng này còn lực lượng dân quân tự vệ được tổ chức, thực hiện theo Luật Dân quân tự vệ và một số lực lượng khác như bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp… Cho nên, vấn đề đặt ra là cần quy định đầy đủ về cơ chế phối hợp giữa các lực lượng, vai trò điều phối thống nhất của công an xã, phường, thị trấn chính quy, bảo đảm phát huy sức mạnh tổng hợp nhưng không chồng chéo, trùng lắp chức năng, nhiệm vụ, “làm sao huy động được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng để bảo vệ an ninh trật tự cơ sở, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân”.
Việc sắp xếp lại lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách như Dự thảo Luật cần được đánh giá rõ hơn tác động kỹ lưỡng về tổ chức, thành phần, số lượng, cơ cấu và kinh phí hoạt động để bảo đảm tính thuyết phục, khả thi.
Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe lãnh đạo Bộ Công an trình bày báo cáo tóm tắt về Dự án Luật Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ gồm 8 chương, 84 điều cũng như nghe lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải trình bày báo cáo tóm tắt Dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) do Bộ Giao thông vận tải trình.
Sau khi lắng nghe các ý kiến phát biểu, kết luận phần thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, an toàn giao thông là vấn đề lớn, rất quan trọng vì “tính mạng con người là trên hết”. Việc xây dựng Luật Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ là cần thiết, trên cơ sở tách ra từ Luật Giao thông đường bộ.
Đánh giá cao công tác chuẩn bị của cơ quan chủ quản và sự phối hợp của các bộ trong xây dựng luật, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần “cái gì có lợi cho dân, làm gì để xã hội phát triển tốt thì nên tiến hành, không quyền anh, quyền tôi mà làm chậm trễ sự phát triển của đất nước”.
Về phạm vi điều chỉnh, Thủ tướng nêu rõ, không để chồng chéo, tầng nấc, nêu ra các nguyên tắc, cái gì thuộc giao thông tĩnh, xây dựng công trình thì thuộc Bộ Giao thông vận tải, cái gì liên quan an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì giao cho Bộ Công an.
Về quản lý hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ, để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác, tổ chức thực thi, nên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) là hợp lý, trừ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Về nội dung quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, Thủ tướng đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tiếp tục rà soát, tập trung hoàn thiện hơn, bảo đảm tính bao quát, toàn diện, thống nhất, không chồng chéo, trùng lắp với lĩnh vực giao thông đường bộ đã được quy định trong Luật Giao thông đường bộ. Cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn về phân quyền chính quyền địa phương các cấp trong quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Để phù hợp với tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, cần phải có lộ trình, bước đi trên cơ sở tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động cụ thể, nếu quy định cụ thể ngay trong luật sẽ gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành. Do vậy, nhất trí với các ý kiến đề xuất, Luật này chỉ mang tính nguyên tắc.
Cần tiếp tục làm rõ, xử lý hợp lý mối quan hệ giữa Luật Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và Luật Giao thông đường bộ; tiếp tục làm rõ các quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ trong các luật khác như Luật Hàng hải, Luật Đường sắt, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Hàng không dân dụng để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, VPCP, Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Luật, báo cáo Thủ tướng trước khi trình Quốc hội.
(Theo Chính phủ)
-
Công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan, đơn vị ở Trung ương -
Chủ tịch Quốc hội: Thừa Thiên Huế phải đi tắt, đón đầu để phát triển kinh tế - xã hội -
Điện thăm hỏi vụ tai nạn máy bay tại Hàn Quốc -
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An
- Đối ngoại 2024 tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
- Thủ tướng: Ngành kế hoạch-đầu tư và thống kê tiếp tục phát huy tinh thần '5 tiên phong'
- Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp để năm 2025 tăng trưởng kinh tế hai con số
- Kiên Giang: Phát triển đô thị theo hướng hiện đại, sinh thái và văn minh
- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khuyến học
- Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình
- Nghị quyết Chương trình công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
-
Công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan, đơn vị ở Trung ươngNgày 30/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 13 cơ quan ban đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và trao các quyết định.
-
Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Sáng ngày 30/12 Đảng ủy cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
-
Đổi thay ở vùng nông thôn mới Bạc LiêuQua 15 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông mới, đến nay tỉnh Bạc Liêu có 49/49 xã nông thôn mới, 22 xã nông thôn mới nâng cao, 8 xã nông thôn mới kiểu mẫu.
-
Dự kiến cần 130.000 tỷ đồng để giải quyết chính sách sau sắp xếp bộ máyBộ Nội vụ cho biết, dự kiến cần 130.000 tỷ đồng để thực hiện các chính sách, chế độ nêu trên do ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập.
-
Sôi nổi Ngày hội văn hóa dân tộc Mông ở vùng biên giới Điện BiênNgày 29/12, tại bản Na Ư, xã biên giới Na Ư, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), UBND huyện tổ chức khai mạc Ngày hội Giao lưu văn hóa dân tộc Mông lần thứ 5, năm 2024.
-
Vì sao nông dân Đắk Nông khó tiếp cận vốn ngân hàng?Chiều 27/12, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông thực hiện Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024, với sự tham dự của 200 nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác tiêu biểu đại diện cho hơn 63.000 nông dân trong tỉnh.
-
Chủ tịch Quốc hội: Thừa Thiên Huế phải đi tắt, đón đầu để phát triển kinh tế - xã hộiTrong buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế phải đi tắt, đón đầu nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn về phát triển kinh tế - xã hội.
-
Điện thăm hỏi vụ tai nạn máy bay tại Hàn QuốcĐược tin vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Jeju Air xảy ra ngày 29/12/2024 khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương, cùng ngày Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện thăm hỏi tới Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang Mok, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi điện thăm hỏi tới Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Shik.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ AnSáng 29/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn - Đền thờ Gia tiên Bác Hồ và tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.
-
Đối ngoại 2024 tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mìnhPhó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh các hoạt động đối ngoại trong năm qua được triển khai chủ động, tích cực, đạt nhiều kết quả thực chất, tạo nên tầm vóc đối ngoại mới, tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
1 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
4 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
5 Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao