Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai

Ngô Chức - Đức Vượng - 15:48 23/12/2024 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Trước tình trạng một số công trình được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp đã nhiều năm chưa bị xử lý ở thị trấn Di Lăng (huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi), lãnh đạo huyện Sơn Hà và thị trấn Di Lăng đều thừa nhận do vướng quy định mới của Luật Đất đai nên... chưa thể xử lý được!

Trước đó, Tạp chí điện tử Nông thôn mới đã đăng bài phản ánh về tình trạng xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp trái phép rất nhiều năm nhưng chưa bị xử lý theo quy định của pháp luật ở thị trấn Di Lăng. Sau các bài viết đã đăng, UBND huyện Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi) đã ra văn bản có nội dung cho rằng những trường hợp vi phạm mà Tạp chí Nông thôn mới đã phản ánh là có căn cứ.

“Trong những năm qua công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, khoáng sản, trật tự xây dựng luôn được UBND huyện đặc biệt quan tâm, tập trung chỉ đạo. Tuy nhiên, tại một vài địa phương, chính quyền địa phương thiếu sự kiểm tra, giám sát dẫn đến tình trạng người dân tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, san lấp mặt bằng, xây dựng các công trình nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp nhưng không kịp thời ngăn chặn, xử lý theo quy định như báo chí đã phản ánh...” bà Đinh Thị Trà, Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi xác nhận thông tin mà Tạp chí Nông thôn mới phản ánh là chính xác.

Trao đổi với phóng viên về việc xử lý các công trình vi phạm trên, ông Bùi Văn Năng, Chánh Văn phòng UBND huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Do có sự thay đổi nên hiện nay chưa có Nghị định mới về quy định xử lý vi phạm, hơn nữa hiện nay huyện Sơn Hà cũng đang tiếp nhận một số phản ánh của người dân nên đang giao cho phía UBND thị trấn Di Lăng rà soát lại hồ sơ để kiểm tra.”

Cũng theo ông Năng, việc rà soát kiểm tra trường hợp của bà Thuý và ông Tuấn, một trong hai trường hợp vi phạm trên, từ ngày trước đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do vụ việc đang trong quá trình tiếp tục rà soát, để nắm bắt đầy đủ tiến trình thực hiện của ngày trước như thế nào, huyện cũng đang giao cho UBND thị trấn Di Lăng xử lý. Trước đây UBND thị trấn Di Lăng cũng đã có những báo cáo về việc này, nhưng do quá trình chia làm nhiều giai đoạn nên phải có thời gian để thực hiện. Trong cuộc họp trước đó, phía UBND thị trấn Di Lăng cũng có báo cáo là không có văn bản gia hạn xử lý.

Một trong những công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp từ năm 2020 tại thị trấn Di Lăng vẫn đang tồn tại.

Để có thông tin cụ thể hơn, phóng viên tiếp tục trao đổi thêm với ông Bùi Văn Ba, Chủ tịch UBND thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà. Qua trao đổi, ông Ba cho biết đang chờ hướng xử lý và chưa thể tham mưu cho UBND huyện được. Khi được hỏi hướng xử lý như thế nào, thời gian ra sao thì ông Ba không trả lời và cho rằng, đang vướng vào quy định của Luật Đất đai mới.

Bên cạnh đó, mặc dù đã qua trao đổi nhiều lần, ông Ba cũng có những chỉ đạo nhất định đến cán bộ địa chính thị trấn và yêu cầu gửi văn bản xử lý vi phạm và bản chụp Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất của bà Thúy (nếu có) cho phóng viên. Thế nhưng, phía cán bộ địa chính thị trấn Di Lăng vẫn chưa thực hiện nội dung này! 

Sau khi bị san lấp một phần để xây nhà, con kênh ven Tỉnh lộ 24B hiện tại chỉ còn lại là một vũng nước nhỏ, không thể phục vụ tưới tiêu.

Để ngăn chặn tình trạng công trình không phép, sai phép xảy ra trên quy mô lớn; xây dựng trái phép, hay tình trạng "hợp thức hóa" đất nông nghiệp thành đất ở và sang nhượng trái phép, gây thất thoát ngân sách nhà nước, nhiều người dân cho rằng, chính quyền địa phương cần tăng cường giám sát quản lý trật tự đô thị trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, giám sát toàn diện 100% công trình xây dựng, kiên quyết xử lý khi vi phạm xây dựng.

Trước đó, ngày 21/5/2024 UBND huyện Sơn Hà đã tổ chức buổi làm việc với các đơn vị liên quan. Đến ngày 22/5/2024, UBND Huyện Sơn Hà có văn bản số 136/TB - UBND về việc “Thông báo kết luận của đồng chí Chủ tịch UBND huyện tại buổi làm việc với các đơn vị liên quan đến việc tham mưu giải quyết nội dung liên quan đến báo chí phản ánh ngày 15/5/2024” do ông Bùi Văn Năng, Chánh Văn phòng UBND huyện Sơn Hà ký.

Tại văn bản này UBND huyện Sơn Hà cũng nêu rõ: Để giải quyết, xử lý các tồn tại trong cống tác quản lý đất đai theo báo chí phản ánh, UBND huyện yêu cầu các phòng, ban chuyên môn của huyện và UBND thị trấn Di Lăng nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND huyện trong công tác quản lý đất đai, khoáng sản, trật tự xây dựng trên địa bàn huyện.

Đối với UBND thị trấn Di Lăng cần khẩn trương tổ chức kiểm tra, xác định hành vi vi phạm của các hộ dân theo như phản ánh của báo chí (Tạp chí Nông thôn mới - PV); xác lập hồ sơ đối với các hành vi vi phạm, báo cáo kết quả kiểm tra về UBND huyện (qua Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng HĐND và UBND huyện) trước ngày 25/5/2024; đồng thời, hoàn thiện hồ sơ, tiến hành xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền kịp thời trình cấp thẩm quyền xử lý theo quy định; cương quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật; tăng cường công tác quản lý đất đai, xây dựng trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm minh, đúng quy định đối với các trường hợp lấn, chiếm, chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, đặc biệt là việc xây dựng nhà, tạo lập công trình trên đất nông nghiệp; kiên quyết xử lý hành vi vi phạm, buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm nhưng cố tình không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm thì thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo thẩm quyền.

Cũng theo văn bản trên, UBND huyện Sơn Hà đề nghị trưởng các phòng: Tài nguyên và Môi trường, Kinh tế - Hạ tầng, Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ UBND thị trấn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND huyện xử lý theo thẩm quyền và khẩn trương thực hiện.

UBND Huyện Sơn Hà có văn bản số 136/TB - UBND về việc “Thông báo kết luận của đồng chí Chủ tịch UBND huyện tại buổi làm việc với các đơn vị liên quan đến việc tham mưu giải quyết nội dung liên quan đến báo chí phản ánh ngày 15/5/2024”.

Nhưng cho đến thời điểm nay, đã nhiều tháng trôi qua, thậm chí đã vượt qua thời gian quy định mà UBND huyện Sơn Hà đã đưa ra tại văn bản 136/TB  của UBND huyện Sơn Hà nhưng theo phản ánh của các hộ dân tại Tổ dân phố Cà Đáo thì lãnh đạo thị trấn Di Lăng vẫn chưa có phương án để xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật cũng như theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà đã nêu.

UBND huyện Sơn Hà gia hạn thời gian xác minh, kiểm tra, xử lý vi phạm cho thị trấn Di Lăng
(Tapchinongthonmoi.vn) - Sau khi Tạp chí Nông thôn mới có loạt bài phản ánh về tình trạng một số công trình được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp đã nhiều năm chưa bị xử lý ở thị trấn Di Lăng, UBND huyện Sơn Hà đã có văn bản chỉ đạo, yêu cầu xác minh, xử lý dứt điểm trước ngày 25/5. Tuy nhiên, do sự việc còn nhiều tình tiết phức tạp nên huyện Sơn Hà đã chấp thuận cho gia hạn thời gian xác minh kiểm tra, xử lý vi phạm tới ngày 31/7/2024.
  • Hỗ trợ nông dân Nghĩa An xử lý chất thải trong chăn nuôi
    Vừa qua, Trung tâm Môi trường Nông thôn- Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân xã Nghĩa An (TX. Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) tổng kết mô hình “Hội Nông dân ứng dung công nghệ sinh học xử lý nước thải, chất thải trong chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2024 – 2026”.
  • Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Trước tình trạng một số công trình được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp đã nhiều năm chưa bị xử lý ở thị trấn Di Lăng (huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi), lãnh đạo huyện Sơn Hà và thị trấn Di Lăng đều thừa nhận do vướng quy định mới của Luật Đất đai nên... chưa thể xử lý được!
  • Bình Thuận: Làm giàu từ mô hình trồng dâu nuôi tằm và nuôi chồn hương tại xã Đức Tín
    Tại xã Đức Tín, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận đã có nhiều nông dân làm giàu từ các mô hình phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Tiêu biểu có thể kể đến các mô hình của ông Phạm Văn Quyết với nghề trồng dâu nuôi tằm và ông Phạm Ngọc Bồi với mô hình nuôi chồn hương. Hiệu quả của 2 mô hình này đã khiến cho nhiều người đến học hỏi và làm theo.
  • Tín dụng chính sách – Động lực cho đồng bào các dân tộc Kỳ Sơn phát triển
    Sau 22 năm triển khai các chương trình tín dụng chính sách, 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội”. Với cách làm sáng tạo, phù hợp, phát huy sức người, lợi thế địa phương đã đem lại nhiều đổi mới cho huyện Kỳ Sơn (Nghệ An).
  • 4 chính sách hỗ trợ chuẩn hóa nông sản Việt
    (Tapchinongthonmoi.vn) - "Nghị định về xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu nông sản Việt Nam" sẽ giúp quản lý chặt chẽ chất lượng trong sản xuất, chế biến và chứng nhận sản phẩm đạt nhãn hiệu nông sản quốc gia giúp người tiêu dùng an tâm khi sử dụng, đảm bảo sản phẩm an toàn, chất lượng, được chứng nhận và cam kết truy xuất được nguồn gốc, là cơ sở để phát triển thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm nông sản.
  • Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân: Đổi mới để phục vụ bệnh nhân tốt hơn
    Với mục tiêu “Tất cả hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa) đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên. Đồng thời tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, triển khai các kỹ thuật mới, phục vụ tốt nhu cầu khám và điều trị bệnh cho nhân dân.
  • Giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp
    Để thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính, ngành Nông nghiệp Việt Nam phải đi đầu và có nhiều thay đổi. Ngành Nông nghiệp Việt Nam đang thúc đẩy các giải pháp giảm phát thải thông qua các kế hoạch chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang kinh tế tuần hoàn.
  • Hành trình đến sản phẩm OCOP 4 sao, xuất khẩu của nước mắm Bà Hai  
    Nước mắm Bà Hai, cái tên gọi bình dị, thân thương gắn liền với bao người dân địa phương và du khách muôn nơi. Việc liên tiếp đạt được sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao đã giúp thương hiệu nước mắm Phan Thiết phát triển mạnh mẽ vươn mình trở thành thương hiệu, sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Bình Thuận. Đến nay, nước mắm Bà Hai đã có trong các siêu thị, cửa hàng trên khắp cả nước. Đặc biệt, nước mắm Bà Hai đã xuất khẩu được ra nước ngoài là Mỹ, Canada.