Thủ tướng: Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị theo hướng hiện đại
Sáng 5/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp Thường trực Chính phủ với Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các bộ, ngành liên quan về Đề án hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và lãnh đạo thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được duyệt, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 chưa được duyệt, hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô có tổng chiều dài khoảng 413km, đến năm 2035 đầu tư hoàn thành toàn bộ với chiều dài thực tế là 410,8km; đến năm 2045 hoàn thành thêm khoảng 200,7km.
Đến năm 2035, Hà Nội đưa vào khai thác khoảng 397,8km đường sắt đô thị, đảm nhận 35-40% thị phần vận tải hành khách công cộng; sau năm 2035, phấn đấu đưa vào khai thác thêm khoảng 200,7km.
Nhu cầu vốn giai đoạn từ năm 2026-2030, Hà Nội cần khoảng 14,60 tỷ USD; giai đoạn 2031-2035, cần khoảng 22,57 tỷ USD và giai đoạn 2036-2045, nhu cầu vốn xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội là khoảng 18,25 tỷ USD.
Theo dự thảo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, hệ thống đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh gồm 12 tuyến, trong đó có 10 tuyến metro có tổng chiều dài khoảng 510km và 2 tuyến đường sắt nhẹ (tramway/LRV) chiều dài khoảng 70km.
Mục tiêu là đến năm 2030 Thành phố Hồ Chí Minh có 31km đường sắt đô thị, vận tải 15-20% hành khách công cộng; đến năm 2045 có 351km và vận tải 40-50% lượng hành khách công cộng; đến năm 2060 có 510km và vận tải 50-60% hành khách công cộng...
Tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng và khai thác, vận hành đến năm 2035 là khoảng hơn 36 tỷ USD, giai đoạn từ năm 2036 đến năm 2045 là khoảng hơn 26 tỷ USD và từ 2046-2060 cần khoảng hơn 40 tỷ USD.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận sôi nổi, phân tích bối cảnh, sự cần thiết đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh mạng đường sắt đô thị; bài học kinh nghiệm phát triển đường sắt đường sắt đô thị tại các nước và Việt Nam; quan điểm, mục tiêu xây dựng đường sắt đô thị; lựa chọn công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và phương án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị; đánh giá tác động của dự án; định hướng phát triển đô thị theo hướng lấy phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch (TOD), kết nối giao thông; nguồn vốn, nhân lực cho phát triển đường sắt đô thị; công nghiệp đường sắt; các cơ chế, chính sách, giải pháp; nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương trong tổ chức thực hiện phát triển đường sắt đô thị tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh...
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị các tài liệu liên quan, cũng như các ý kiến tâm huyết, chất lượng của các đại biểu; yêu cầu các đơn vị chủ trì tiếp thu ý kiến của các đại biểu, hoàn thiện đề án để sớm trình cấp có thẩm quyền trong năm 2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc xây dựng Đề án hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nhằm hiện thực hóa Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kết luận số 72-KL/TW, ngày 23/2/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại nhằm giải quyết ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy tăng trưởng hai con số tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Thủ tướng yêu cầu trong quá trình xây dựng Đề án phải tư có duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, lâu dài, cơ bản, hiện đại, tổng thể, bao trùm, mang lại hiệu quả cao; phải nghiên cứu, chuẩn bị thật kỹ càng, toàn diện, sâu sắc để khi triển khai được nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Đồng thời quan tâm phân cấp, phân quyền triệt để cho Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và xử lý các vấn đề liên quan; phát triển hệ thống đường sắt đô thị bao gồm cả trên cao và ngầm, đặt trong tổng thể phát triển giao thông của cả nước, nhất là tại thành phố nêu trên.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, các bộ, ngành và Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp hoàn thiện thể chế, tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình liên quan phát triển đường sắt đô thị nói riêng và giao thông nói chung.
Bộ hoàn thiện quy hoạch đường sắt đô thị nói riêng và giao thông nói chung với tầm nhìn xa, theo hướng hiện đại, trên tinh thần “qua sông thì bắc cầu, qua núi thì khoét núi, qua ruộng thì đổ đất," tránh các khu dân cư, công trình ngầm, cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội để giảm tối thiểu giải phóng mặt bằng, cũng như ảnh hưởng tới dân cư, an ninh, quốc phòng, kinh tế-xã hội khác.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu xây dựng đường sắt đô thị lựa chọn công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam; đa dạng hóa các nguồn lực bao gồm nguồn lực nhà nước, nguồn lực tư nhân, vốn vay, hợp tác công tư; dành nguồn lực, tập trung đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp đường sắt; nghiên cứu, áp dụng khoa học quản trị, vận hành, quản lý, khai thác theo hướng thông minh.
Yêu cầu phân kỳ phù hợp và góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2030 nước ta là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Đề án đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với tư duy, cách nghĩ, cách làm hoàn toàn đổi mới; tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình hiện đại đáp ứng thời kỳ phát triển mới.
Cùng với đó là xây dựng các tuyến đường sắt đô thị, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp đường sắt và hệ sinh thái đường sắt theo hướng nhanh, xanh, công nghệ cao; đề xuất cơ chế chính sách đặc thù trong lựa chọn tư vấn, giám sát, nhà đầu tư, nhà thầu, đảm bảo minh bạch...
Trước mắt, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Thành phố Hồ Chí Minh trước ngày 25/12/2024 để xem xét phê duyệt, làm căn cứ phát triển, trong đó có đầu tư phát triển hệ thống đường sắt đô thị của 2 thành phố.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo, giao Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các bộ, cơ quan liên quan tập trung hoàn thiện Đề án, hoàn thiện hồ sơ để trình Bộ Chính trị xem xét về chủ trương đầu tư, cơ chế, chính sách...
Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, đặc biệt phải phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong suốt quá trình triển khai Đề án quan trọng này./.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Công bố Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương -
Việt Nam luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại -
Tổng Bí thư đề nghị Bắc Ninh thí điểm triển khai mô hình chính quyền đô thị -
Thủ tướng: Việt Nam đang tràn đầy khát vọng và quyết tâm bước vào kỷ nguyên mới
- Phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số giúp đất nước phát triển nhanh và bền vững
- Thủ tướng: Với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà dột nát
- Dự kiến bộ máy Chính phủ có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ, không còn cấp tổng cục
- Ông Đặng Xuân Phong làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên
- Các dấu ấn đặc biệt trong chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Lào
- Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam
-
Cảnh sát giao thông tỉnh Bắc Giang ra quân xử lý vi phạm: Không có vùng cấmVào dịp cuối năm Giáp Thìn, nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa lớn, các địa phương trong đó có Bắc Giang tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các lỗi vi phạm để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân trên các tuyến đường.
-
Hội Nông dân Việt Nam trao tặng quà Tết Ất Tỵ cho nông dân nghèo tại Nam ĐịnhNgày 15/1, Đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm, trao quà Tết Ất Tỵ 2025 cho hội viên nông dân nghèo có hoàn cảnh khó khăn ở Nam Định.
-
Tuyên Quang: Nông nghiệp tăng trưởng ấn tượng, vượt chỉ tiêu năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, ngành nông nghiệp Tuyên Quang năm 2024 vẫn đạt được những kết quả ấn tượng, vượt nhiều chỉ tiêu đề ra. Đáng chú ý là việc xuất khẩu thành công nông sản sang thị trường Anh, khẳng định uy tín và chất lượng nông sản của tỉnh.
-
Tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đánBộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2025.
-
Xây dựng văn hóa có vai trò quyết định đến công tác xây dựng, chỉnh đốn ĐảngGiáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh xây dựng văn hóa trong Đảng có vai trò hệ trọng, quyết định đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện.
-
Công bố Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ươngChiều 15/1, tại Hà Nội, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các vụ, đơn vị.
-
Gửi hơi ấm quê hương tới lực lượng mũ nồi xanh Việt Nam ở xa Tổ quốcCán bộ, chiến sỹ Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ đã không ngừng nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức trong thực hiện nhiệm vụ tại phái bộ, với môi trường làm việc đa quốc gia.
-
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tri ân cán bộ hưu trí miền Nam(Tapchinongthonmoi.vn) - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa tổ chức họp mặt cán bộ hưu trí miền Nam, tri ân những đóng góp và ôn lại chặng đường phát triển. Tại sự kiện này, lãnh đạo Trung ương Hội cũng khẳng định quyết tâm đổi mới, sắp xếp tổ chức, hướng tới mục tiêu hỗ trợ nông dân, xây dựng nông thôn mới.
-
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Đinh Khắc Đính thăm, tặng quà Tết cho nông dân tại Huế, Quảng Trị(Tapchinongthonmoi.vn) – Trong hai ngày 13-14/1, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Đinh Khắc Đính đã thăm, trao quà Tết của tổ chức Hội cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và thành phố Huế nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025.
-
Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng quà Tết cho hội viên nông dân Lào Cai và Lai ChâuNgày 14/1, Đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do ông Lương Quốc Đoàn - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà Tết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Lào Cai, Lai Châu.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
4 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
5 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix