Những “lỗ hổng“ và hệ lụy trong quản lý đất đai ở huyện Thường Tín, TP. Hà Nội
Bài 2: Cần sớm xử lý triệt để những sai phạm trong quản lý đất đai tại xã Văn Phú
UBND huyện chỉ đích danh sai phạm 12 năm chưa xử lý
Như Tạp chí Nông thôn mới thông tin về việc từ năm 2004 đến nay, gia đình ông Nguyễn Văn Mạnh, ở xóm 3, thôn Văn Trai, xã Văn Phú, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội đã tự ý xây dựng 4 ngôi nhà kiên cố trên đất nông nghiệp, đất công do UBND xã Văn Phú quản lý. Mặc dù đã được người dân phản ánh, tố cáo, nhưng UBND xã Văn Phú vẫn chưa xử lý dứt điểm khiến nhiều người dân địa phương bức xúc.
Trong quá trình tìm hiểu về công tác quản lý đất đai tại địa bàn xã Văn Phú, phóng viên tiếp cận được nhiều nguồn tài liệu, hồ sơ về những vi phạm trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn xã này. Trường hợp của gia đình ông Mạnh lấn chiếm đất công, xây nhà 4 ngôi nhà kiên cố chỉ là một trong số nhiều trường hợp thuộc những vấn đề lớn về những vi phạm trong quản lý, sử dụng và chuyển nhượng đất đai tại xã Văn Phú.
Theo đó, có những vi phạm đã tồn tại nhiều năm, qua nhiều thế hệ lãnh đạo và đều có một đặc điểm chung là người dân đã có tố cáo, kiến nghị, các cấp chính quyền đã tiếp nhận, xác minh là sự thật nhưng không kiên quyết xử lý dứt điểm. Cách làm việc theo kiểu "bắt cóc bỏ đĩa" này, khiến người dân ngày càng bức xúc, dẫn đến khiếu kiện vượt cấp kéo dài, gây mất trật tự, ổn định chính trị xã hội trên địa bàn.
Cụ thể, trước đó ngày 10/5/2013, UBND huyện Thường Tín đã ban hành văn bản số 249/UBND-TTr về việc giải quyết đơn thư khiếu nại với hàng chục nội dung của 7 công dân xã Văn Phú. Tại trang 1 của văn bản đã xác định rõ: Kết quả kiểm tra, xác minh nhận thấy thôn Văn Trai, xã Văn Phú có tổng số 300 hộ có diện tích đất 5% được giao từ những năm 1960, hiện tại có 29 trường hợp sử dụng đất vi phạm, xây dựng công trình nhà trái phép trên đất 5% tại hai khu vực xóm 2 và xóm 3, tổng diện tích vi phạm là 4.397,4m2. Như vậy, việc 29 hộ xây dựng công trình trên đất 5% tại thôn Văn Trai xảy ra từ trước năm 1993 cho đến năm 2010, nhưng chỉ lập hồ sơ xử lý đối với 1 trường hợp vi phạm, còn lại UBND xã Văn Phú không tiến hành xử lý vi phạm, để các vi phạm tồn tại. Nội dung tố cáo UBND xã để cho các hộ thôn Văn Trai, xã Văn Phú làm nhà trên đất 5% là có căn cứ”.
Sự thiếu kiểm soát trong quản lý đất đai, được thể hiện rất rõ tại dãy ki-ốt ngay sát cạnh UBND xã Văn Phú. Dãy ki-ốt này có 7 lô đất nằm trên mặt đường tỉnh lộ 427, với diện tích trên hợp đồng thuê mỗi lô khoảng 18.2m2 được chính quyền xã Văn Phú cho thuê từ năm 1995, hiện các hợp đồng đều đã hết hạn. Thay vào việc các hộ thuê thầu phải trả lại đất cho UBND xã Văn Phú quản lý, thì những lô đất ki-ốt này đã được biến thành những ngôi nhà 2 - 3 tầng khang trang. Đặc biệt, có một số ki - ốt được người dân lấn chiếm xây thành những ngôi nhà tầng kiên cố có diện tích hàng trăm mét vuông, nhưng chưa được ngăn chặn, xử lý.
Tại mục 4.4 của văn bản số 249/UBND-TTr xác định rõ: “Khi các hộ tổ chức xây dựng công trình trên đất và có hành vi lấn chiếm, UBND xã không lập hồ sơ và xử lý là vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai”.
Dãy ki-ốt cho thuê ngay trước UBND xã Văn Phú đã được xác định là có sai phạm nhưng chưa được xử lý.
Cũng tại văn bản trên, UBND huyện Thường Tín đã chỉ rõ về việc ông Đinh Văn Giang, nguyên Chủ tịch UBND xã Văn Phú cho ông Lê Đình Tạn thuê thầu đất với diện tích gần 5.000m2 năm 2008 sử dụng vào mục đích làm nông nghiệp. Năm 2010, anh Đinh Văn Viện là con của ông Đinh Văn Giang đứng tên ½ diện tích đất thuê thầu này. Chính ông Đinh Văn Giang đã xác nhận cho con là Đinh Văn Viện. Hiện tại mảnh đất này đã mọc lên nhà kiên cố, khu tập kết vật liệu xây dựng, bãi để ô tô, máy ủi, máy xúc. Toàn bộ vi phạm này của ông Đinh Văn Viện không bị bố ông là ông Đinh Văn Giang - nguyên Chủ tịch xã Văn Phú xử lý và tồn tại cho đến nay.
Sự việc trên chưa được giải quyết dứt điểm, thì lại tiếp tục xảy ra tình trạng tương tự, khi gia đình ông Lê Đình Chóc (anh ruột của ông Lê Đình Huê - Chủ tịch UBND xã Văn Phú đương chức) lấn chiếm 200m2 tại khu đất ao xóm 5, thôn Yên Phú. Trước đó, năm 2005, Đảng ủy xã Văn Phú đã ra Nghị quyết phải xử lý triệt để tình trạng trên. Năm 2010, UBND huyện Thường Tín đã có Kết luận số 02/KL-UBND ngày 27/5/2010, chỉ rõ sai phạm và chỉ đạo giải quyết. Thế nhưng 14 năm trôi qua, mảnh đất sai phạm ngày nào đã biến thành một siêu thị Winmart hoành tráng, mang lại cho ông Lê Đình Chóc khoản thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng.
Những sai phạm nghiêm trọng tại Văn Phú bao giờ mới được giải quyết dứt điểm?
Sự tiếp nhận, xử lý không rốt ráo của chính quyền xã Văn Phú và huyện Thường Tín đối với các kiến nghị, tố cáo của người dân Văn Phú không chỉ được thể hiện ở trường hợp của gia đình thương binh Nguyễn Văn Tiến, mà còn với những trường hợp khác. Các cơ quan báo chí đã nhiều lần phản ánh về việc lãnh đạo các thôn thuộc xã Văn Phú tự ý "bán đất trá hình" cho các hộ dân dưới hình thức cho thuê thầu dài hạn, trả tiền một lần, nhưng vẫn không được giải quyết. Điều khiến người dân bức xúc là sau những "Hợp đồng thuê thầu", từ các thửa đất này đã mọc lên những ngôi nhà tầng kiên cố khang trang, nhiều thửa đất trong số đó còn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mục đích sử dụng lâu dài.(?)
Ngoài các trường hợp đã nêu tại văn bản số 249/UBND-TTr ở trên, còn rất nhiều trường hợp vi phạm khác như trường hợp hộ ông Lê Văn Cuông ở thôn Văn Trai là một ví dụ. Trước đó, năm 2005 ông Cuông đã được UBND huyện Thường Tín cấp “sổ đỏ” cho mảnh đất cạnh giếng với diện tích 60m2. Năm 2023, ông Cuông xây ngôi nhà rộng gần 120m2 khiến một số người dân bức xúc. Lúc này, ông Cuông đưa ra biên lai thu tiền đất, chứng minh ông đã "mua" thêm đất của làng. Theo đó, năm 2010, ông Cuông đã "mua" thửa đất cạnh giếng làng, nộp số tiền 22 triệu đồng với nội dung ghi rõ trong phiếu thu là “Các cụ thu đất hai bên vành giếng làng”…
Đặc biệt, tại thôn Văn Trai, phải kể đến trường hợp hộ ông Nguyễn Văn Lưu thầu lại khu "Ao cá các cụ", với mục đích thả cá. Nhưng nay cái ao này đã biến mất hoàn toàn, diện tích ao đã bị san lấp, rồi từ đó "mọc lên" một nhà hàng với tên gọi Dũng Thổ (ông Nguyễn Văn Lưu là cháu của ông Nguyễn Hồng Tiến, Bí thư Đảng ủy xã Văn Phú hiện nay). Trước đó, nhà hàng này đã bị UBND huyện Thường Tín yêu cầu phá dỡ, nhưng đến nay vẫn tồn tại trong sự khó hiểu của người dân.
Được biết, ông Lê Đình Huê và ông Nguyễn Hồng Tiến đều đã từng nắm giữ cương vị Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBNB xã Văn Phú hơn 10 năm qua. Khi ông Lê Đình Huê làm Bí thư Đảng ủy xã, thì ông Nguyễn Hồng Tiến làm Chủ tịch UBND xã và ngược lại.
Ngoài ra, cùng thời điểm công tác với ông Nguyễn Hồng Tiến, Bí thư Đảng ủy xã Văn Phú và ông Lê Đình Huê, Chủ tịch UBND xã Văn Phú, có ông Nguyễn Minh Thắng - cán bộ địa chính xã Văn Phú - đã bị UBND huyện Thường Tín chỉ ra nhiều sai phạm trong công tác quản lý đất đai, nhưng ông Thắng vẫn ở vị trí này từ năm 1996 đến nay.
Hơn một năm trước, ngày 16/6/2023, Ban chỉ đạo công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giải quyết, xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai, trật tự xây dựng, môi trường của Huyện ủy Thường Tín đã ban hành Kế hoạch 174/KH-BCĐ, nhằm đôn đốc các xã xử lý dứt điểm những tồn tại, sai phạm về đất đai, trật từ xây dựng trên địa bàn huyện Thường Tín. Tuy nhiên, tại xã Văn Phú, việc xử lý các trường hợp vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng đến nay vẫn ít có chuyển biến.
Theo thông tin phóng viên Tạp chí Nông thôn mới tìm hiểu, hiện UBND huyện Thường Tín đang tiến hành đề án sáp nhập các đơn vị hành chính giai đoạn 2023 – 2025. Số lượng đơn vị hành chính cấp xã của huyện sau sắp xếp sẽ có 24 đơn vị (gồm 1 thị trấn và 23 xã). Số lượng đơn vị hành chính cấp xã giảm do sắp xếp là 5 đơn vị (gồm 5 xã). Đặc biệt, huyện sẽ tiến hành nhập một phần các xã Văn Bình, Hà Hồi, Nguyễn Trãi và toàn bộ xã Văn Phú vào thị trấn Thường Tín, dự kiến đổi tên thành thị trấn Thượng Phúc.
Việc sáp nhập địa giới hành chính và đổi tên địa danh như trên, khiến nhiều người dân tại xã Văn Phú nửa mừng, nửa lo. Họ mừng vì họ kỳ vọng vào một đội ngũ lãnh đạo mới của xã sẽ tập trung, cương quyết xử lý dứt điểm những vi phạm đã tồn tại như nêu ở trên. Song họ cũng không khỏi băn khoăn, lo lắng, sợ việc sáp nhập sẽ dễ dẫn đến việc "cha chung không ai khóc", "đánh bùn sang ao", khi những sai phạm mà họ phản ánh, tố cáo nhiều năm qua vẫn chưa được giải quyết dứt điểm./.
-
Ý kiến luật sư: Cần khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm -
Hà Nội triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024 -
Bài 1: Một gia đình xây 4 ngôi nhà kiên cố trên đất công, đất nông nghiệp -
Hòa Bình: Xung quanh vấn đề người dân chưa đồng thuận với Dự án Cụm Công nghiệp Tiên Tiến
- Kiểm kê chi tiết đất sân golf, cảng hàng không và sân bay từ ngày 1/8
- Luật Đất đai 2024: Bước chuyển mới trong công tác quản lý đất đai
- UBND huyện Sơn Hà gia hạn thời gian xác minh, kiểm tra, xử lý vi phạm cho thị trấn Di Lăng
- Đã chuyển nhượng, sang tên "sổ đỏ" mà vẫn được nhận đền bù khi đất bị thu hồi
- UBND huyện Sơn Hà yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng xây nhà trên đất nông nghiệp
- Phó Thủ tướng: Chấp thuận cho Sóc Trăng chuyển mục đích sử dụng đất
- Chính phủ thông qua Đề nghị sớm đưa Luật Đất đai 2024 vào cuộc sống
-
Bắc Giang: Yên Dũng vững bước xây dựng nông thôn mới nâng caoTháng 10/2021, huyện Yên Dũng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới (NTM). Hiện Yên Dũng đang quyết tâm phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành các tiêu chí huyện NTM nâng cao theo Bộ tiêu chí mới giai đoạn 2021-2025, với phương châm làm đến đâu chắc đến đó.
-
Việt Nam là nhân tố không thể thiếu trong cộng đồng Pháp ngữNhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Paris (Pháp), sáng 5/10 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp Tổng Thư ký Tổ chức quốc tế Pháp ngữ Louise Mushikiwabo.
-
Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộcTối 5/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi".
-
Bạc Liêu: Tổ chức thành công Hội thi Cán bộ Hội giỏi lần thứ I - năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 4/10, Hội Nông dân (HND) tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Hội thi Cán bộ Hội giỏi lần thứ I - năm 2024. Đây là hoạt động hướng tới chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930- 14/10/2024).
-
Khánh Hòa: Thu hút hơn 50 gian hàng trưng bày sản phẩm, công nghệ số tiêu biểu tại Ngày hội công nghệ số năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 4/10, tại TP. Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức ngày hội công nghệ số năm 2024. Ngày hội có quy mô hơn 50 gian hàng của cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp công nghệ số, ngân hàng trong và ngoài tỉnh Khánh Hòa tham gia trưng bày các sản phẩm công nghệ số tiêu biểu. Qua đó, thu hút được đông đảo người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tiếp cận công nghệ mới, dịch vụ công nghệ mới, góp phần vào thành công chung trong công cuộc chuyển đổi số của tỉnh
-
Ninh Thuận: Kinh tế nông nghiệp và nông thôn duy trì đà tăng trưởng(Tapchinongthonmoi.vn) – Trong 9 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận tiếp tục phục hồi, phát triển ổn định theo kế hoạch (KH). Một số lĩnh vực chuyển biến tích cực như: các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ, công nghiệp tăng khá; kinh tế nông nghiệp và nông thôn duy trì tăng trưởng ổn định, quy mô sản xuất nông nghiệp công nghệ cao vượt mục tiêu đề ra.
-
Tôn vinh những người "Gieo trí tuệ, gặt mùa vàng"Sáng 3/10/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã trang trọng tổ chức Chương trình tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V và trao giải cuộc thi "Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông" lần thứ X, năm 2024. Đây là một chương trình kéo dài suốt 6 tháng với nhiều vòng thẩm định nghiêm túc, khắt khe để chọn ra 56 gương mặt "Nhà khoa học của Nhà nông"; 24 tác giả đoạt giải cuộc thi "Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông"
-
Không gian mua sắm sôi động tại nhà phố quảng trường đầu tiên tại Nghệ AnNhà phố quảng trường Central Plaza, Eco Central Park lấy cảm hứng thiết kế từ những căn nhà châu Âu cộng với ngôn ngữ kiến trúc Ecopark tạo nên một không gian mua sắm sôi động, hiện đại, kích thích nhu cầu tiêu dùng, gia tăng trải nghiệm của cư dân, khách tham quan, du lịch.
-
An Giang tăng cường liên kết đưa trái cây vươn ra thế giới(Tapchinongthonmoi.vn) – An Giang là tỉnh có thổ nhưỡng rất thích hợp cho phát triển cây ăn trái, do đó hoạt động liên kết, tiêu thụ trái cây được quan tâm, doanh nghiệp đầu tư, xúc tiến liên kết để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
-
Tây Ninh kêu gọi đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Tỉnh Tây Ninh đã và đang tập trung tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư vào vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
-
1 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
2 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
3 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
4 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm hỏi đồng bào, chiến sỹ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 -
5 Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm!