
Sau 40 năm khiếu nại vì bị chiếm đất, ngày mai 30/8, UBND thành phố HCM buộc phải đến trụ sở Thanh tra Chính phủ để đối thoại với dân.
Đối thoại sau 40 năm
Ngày 29/8, nguồn tin từ Cục III Thanh tra Chính phủ cho biết, Cục trưởng Cục III Trần Văn Mây đã ký công văn mời đại diện UBND TP.HCM 14h chiều mai (30/8) đến trụ sở Cục III để làm việc với Đoàn thanh tra liên ngành và bà Lê Thị Hồng Phượng – người khiếu nại đòi đất suốt 40 năm nay. Như vậy, sau thời gian dài trì hoãn dù Thủ tướng Chính phủ đã 5 lần chỉ đạo, cuối cùng thành phố buộc phải đối thoại với công dân. Trước khi có cuộc đối thoại này, gia đình bà Phượng đã đồng ý với Đoàn Thanh tra liên ngành là sẽ hiến 53% đất (trong tổng số 16.000m2 bị chiếm) cho gần 20 hộ dân đã ở ổn định và cho đại gia đình ông Nguyễn Văn Nhờ nếu đối thoại sớm. Tuy nhiên, do Phó Tổng thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn không tổ chức đối thoại dù trễ hạn giải quyết gấp vài chục lần thời hạn được giao nên bà Phượng cho biết sẽ xem xét lại ý tốt của gia đình bà.

Như Làng Mới đã thông tin, bà Nguyễn Thị Đê (mẹ bà Phượng) có chồng là ông Hà Văn Tài, tham gia kháng chiến ở Cái Bè, Tiền Giang. Ông Tài bị mất tích trong kháng chiến. Do chồng mất sớm nên gia đình bà Đê bán hết gia sản về Sài Gòn sinh sống. Bà Đê mua 16.000m2 đất mặt tiền đường Kinh Dương Vương ở huyện Bình Chánh (nay là Bình Tân) để xây thương xá. Sau ngày thống nhất đất nước, gia đình bà vừa hăm hở xây dựng để tái thiết đất nước, vừa có nguyện vọng đi tìm hài cốt chồng thì chính quyền địa phương tạm quản lý đất gia đình bà mà không có quyết định. Năm 1979 đất này bị địa phương chia cho ông Nguyễn Văn Nhờ – cán bộ lãnh đạo huyện.
Chia cho cha lẫn con
Lấy đất dân xong, ngày 9/2/1980, ông Nhờ và vợ làm giấy chia nhà đất cho nguyên một đám con nít là con ông Nhờ với lý do “các con đã lớn, dựng vợ gả chồng”. Ông chia cho bé Nguyễn Thị Kim Nga (7 tuổi) 96,7m2; bé Nguyễn Văn Ngân (12 tuổi, hiện nay đang làm lãnh đạo phường) 164m2; bé Nguyễn Văn Hoàng (14 tuổi, hiện nay làm lãnh đạo quận Bình Tân) 186m2; bé Nguyễn Văn Phụng (16 tuổi) 210m2, riêng bé Nguyễn Văn Ngọc (mới 4 tuổi) được ông Nhờ ghi trong giấy là sẽ bảo quản tài sản cho vợ chồng ông. Dù các bé này còn đi học, chưa hề lấy chồng lấy vợ và bản thân vợ chồng ông Nhờ thường trú ở xã An Lạc huyện Bình Chánh nhưng bà Nguyễn Kim Tuyết – Chủ tịch phường An Lạc A, quận Bình Tân (?) lại thò tay ký xác nhận chữ ký! Và thêm điều lạ là, giấy phân chia này lập năm 1980, đến 24 năm sau, năm 2004, bà Tuyết mới ký xác nhận!
Ngoài chia đất cho trẻ em, ông Nhờ còn ký giấy xác nhận để chia đất cho tài xế của ông. Năm 1990, gia đình người tài xế này bán lại nhà cho gia đình bà Phượng làm chốn nương thân thì ông Nhờ và vợ kéo đàn em đến giật sập nhà, đuổi cả nhà bà Phượng ra đường. Toàn bộ tiền mồ hôi nước mắt của gia đình bà Phượng cũng như tiền vay mượn họ hàng để mua nhà, chưa ở được ngày nào thì ông Nhờ chiếm luôn và được chính quyền cấp giấy.
Do chiếm quá nhiều đất, nhà mặt tiền lại quá nhiều (đánh số từ số 466 đến hết số 500 đường Kinh Dương Vương (18 căn); và từ số 6 đến số 16 đường Tên Lửa (6 căn) nên toàn bộ nhà mặt tiền được cho thuê, mỗi năm bỏ túi nhiều tỷ đồng.
Theo hồ sơ do Thanh tra Chính phủ cung cấp, vụ việc của bà Phượng đã có kết luận giải quyết từ năm 2009, yêu cầu xử lý các cán bộ làm sai và phải giải quyết khiếu nại của bà Phượng. Tuy nhiên, TPHCM chẳng những không giải quyết triệt để mà còn cấp cấp luôn đất cho đại gia đình ông Nhờ (các bé được chia đất năm 1980 hiện nay đều làm cán bộ lớn). Trong khi đó, 15 hộ gia đình khác chiếm đất bà Phượng đến nay không ai được cấp giấy.
“Cho không” doanh nghiệp
Trong khi đại gia đình ông Nhờ cho thuê đất mặt tiền diện tích chưa đầy 2.000m2 mỗi năm kiếm cả chục tỷ đồng thì TPHCM lại cho thuê 8.000m2 còn lại với cái giá… như cho không!
Cụ thể, sau khi “mượn” xong đất gia đình bà Phượng và chia cho gia đình ông Nhờ, mãi đến ngày 6.1.2003, Sở Địa chính Nhà đất TPHCM do ông Phó giám đốc Đỗ Phi Hùng làm đại diện mới ký hợp đồng với ông Phạm Đình Thi – Giám đốc Công ty Cổ phần Xe khách và Dịch vụ Miền Tây cho thuê đất.
Theo hợp đồng này, đất bà Phượng bị ông Hùng cho thuê 46 năm, diện tích 9.799m2 với giá… 562 đồng/m2/tháng (năm trăm sáu mươi hai đồng). Tức là, với diện tích khủng này, mỗi năm nhà nước thu về 66 triệu đồng. Với 46 năm cho thuê, nhà nước thu được khoảng 3 tỷ đồng. Cần lưu ý rằng với vị trí đắc địa như thế, số đất bị chiếm của bà Phượng trị giá khoảng 3.000 tỷ đồng – gấp 1.000 lần giá cho thuê 46 năm. Để bạn đọc tiện so sánh, chúng tôi xin nêu con số thực tế: Hiện gia đình ông Nhờ cho thuê mặt bằng 468 Kinh Dương Vương (diện tích khoảng 60m2) với giá 24 triệu đồng/tháng (giá chưa có VAT và thuế thu nhập cá nhân). Tức là, mỗi mét đất của bà Phượng đang được cho thuê với giá 400.000 đồng/tháng – cao gấp 711 lần cái giá mà nhà Nước cho thuê.
Điều đáng nói là, trong khi mẹ bà Phượng, rồi chồng bà Phượng lần lượt mất đi mà không có chỗ làm đám tang thì toàn bộ diện tích mà nhà Nước cho thuê không hề sử dụng đúng mục đích. Theo hợp đồng, Sở Địa chính Nhà đất (nay là Sở Tài nguyên Môi trường) lấy đất bà Phượng cho thuê để Công ty Cổ phần Xe khách Dịch vụ Miền Tây làm chỗ đậu xe và làm văn phòng. Tuy nhiên, khu đất vàng này được SAMCO cho hãng xe Chervolet (Mỹ) thuê. Do đất quá nhiều nên SAMCO lại cho cây xăng và Trung tâm đăng kiểm thuê…
Theo tìm hiểu của chúng tôi, vụ việc của bà Phượng đã 5 lần có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (nhiều nhiệm kỳ khác nhau) nhưng tất cả các chỉ đạo đều không được thực hiện.
Gần đây nhất, năm 2017, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giao Thanh tra Chính phủ xử lý. Sau đó, ông Đặng Công Huẩn – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ lập đoàn thanh tra liên ngành để kiểm tra và báo cáo trong 15 ngày. Nhưng một năm trôi qua, ông Huẩn vẫn im lặng. Phóng viên nhiều lần liên hệ với Thanh tra Chính phủ thì cũng không có bất kỳ thông tin nào.

Trong thời gian ông Huẩn không báo cáo, tháng 4.2018 chồng bà Phượng đã qua đời mà không có chỗ làm đám tang.
Tuổi cao sức yếu, bà Phượng xin làm giúp việc nhà tại đất cũ của mình ở số 468 Kinh Dương Vương. Tuy nhiên, bà vừa lãnh được tháng lương đầu tiên thì gia đình ông Nhờ hủy hợp đồng, đòi lại nhà và không cho thuê nên bà Phượng mất việc.
Hiện bà Phượng đang bán vé số loanh quanh trụ sở Thanh tra Chính phủ ở phía Nam, chờ công lý.
Chiều mai 30/8, Thanh tra Chính phủ làm việc với UBND TP.HCM để giải quyết khiếu nại của bà Lê Thị Hồng Phượng. Trong một diễn biến khác, Công an quận Bình Tân chiều nay 29/8 làm việc với anh N.M.T (ngụ Sóc Trăng) về đơn tố cáo của anh đối với con ông Nguyễn Văn Nhờ. Theo đó, đầu tháng 7/2018 anh T đến gặp ông Nguyễn Văn Phụng (con ông Nhờ) để thuê nhà làm cơ sở kinh doanh xe ô tô. Do ông Phụng hứa hẹn cho thuê 10 mét ngang nên anh T đã trả trước 180 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền xong thì ông Phụng không giao mặt bằng nên anh T làm đơn tố cáo.
Hữu Danh
-
Động viên kịp thời gia đình cán bộ Hội có căn nhà bị lửa thiêu rụi
-
Nhiều mô hình phòng tránh đuối nước cho trẻ
-
Huy động nguồn lực xã hội tham gia truyền thông dự thảo chính sách
-
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử
- [Infographics] Việt Nam xuất siêu 9,8 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm
- Nuôi chó dữ: Không cấm cũng chẳng quản, cộng đồng bất an đến bao giờ?
- Trung bình doanh nghiệp mất 32,2 giờ để thực hiện 1 thủ tục về đất đai
- Từ ngày 3- 6/6 sẽ diễn ra Festival biển Nha Trang - Khánh Hòa năm 2023
- Khẩn trương triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội
- Chủ tịch nước biểu dương các 'gương mặt vàng' của Thể thao Việt Nam tại SEA Games 32
- Lãnh đạo tỉnh Bình Phước thăm và làm việc tại New Zealand
-
Phiên họp Chính phủ tháng 5: Các địa phương thông báo hàng loạt chỉ số, tín hiệu tích cựcTại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đã thông báo nhiều tín hiệu, số liệu tích cực trên các lĩnh vực, cho thấy tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 tiến triển tích cực với nhiều lĩnh vực cải thiện hơn so với tháng 4 và tính chung 5 tháng, tình hình có nhiều điểm sáng.
-
Học Bác để trở thành cán bộ gương mẫu, vì dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Chị Phạm Thị Nhị - Phó Chủ tịch UBND xã Nam Xuân (huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) được tỉnh ủy Thanh Hóa lựa chọn để biểu dương vì có thành tích trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh dự kiến tổ chức trong tháng 5/2023 tại Thanh Hóa và sẽ tham gia triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý” năm 2023 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức.
-
Sắp xếp, tổ chức lại bệnh viện để chăm lo sức khoẻ cho nhân dân tốt hơnNgày 1/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nghe Bộ Y tế báo cáo dự thảo Đề án tổng thể sắp xếp lại bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế (Đề án), với sự tham dự của lãnh đạo một số bộ ngành, địa phương.
-
Phát hiện gần 12.000 lọ thực phẩm chức năng giả dán mác quốc tếGần 12.000 lọ thực phẩm chức năng nghi là hàng giả được "ra lò" tại một căn nhà cấp 4 ẩm thấp nằm sâu trong thôn Cao Sơn (xã Tiên Phương, Chương Mỹ, Hà Nội), vừa bị lực lượng quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Công an huyện Chương Mỹ phát hiện.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đảnSáng 2/6, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới chúc mừng các chức sắc, tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 - Dương lịch 2023.
-
Nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái là Di sản văn hóa phi vật thể quốc giaNgày 1/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
-
Động viên kịp thời gia đình cán bộ Hội có căn nhà bị lửa thiêu rụiThông tin từ lãnh đạo xã Thanh Hóa cho biết đã có nhiều đoàn thể cũng như bà con lối xóm đến động viên gia đình khi ngôi nhà làm bằng gỗ bị lửa thiêu rụi hoàn toàn.
-
Rào cản trên đường đến 1.000 tỷ USD của kinh tế số Đông Nam ÁKinh tế số Đông Nam Á có nhiều thuận lợi để phát triển như dân số trẻ, thành thạo công nghệ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng cách kỹ thuật số giữa các quốc gia cũng như trong cùng một nước.
-
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao vùng vải thiều Thanh HàNgày 1/6, trong chuyến thăm vùng vải thiều Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, đại diện doanh nghiệp Nhật Bản đã trực tiếp trò chuyện với người nông dân, thưởng thức vải chín tại vườn và ghé thăm cây vải tổ. Các vị khách đến từ thị trường vốn được đánh giá là khó tính đã bày tỏ sự ngạc nhiên và dành lời khen ngợi đối với vùng trồng vải rộng lớn, nhất là ấn tượng với chất lượng thơm ngon của quả vải Thanh Hà.
-
Khai mạc Tuần lễ mận, nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) Tối 1/6, tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long, Hà Nội diễn ra Lễ khai mạc Tuần lễ mận và nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023; ký kết đưa trái Mận hậu Sơn La trên các chuyến bay VietNam Airlines năm 2023.
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
4 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung
-
5 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"