Bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Cấp cao liên quan
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, với tinh thần “Gắn kết và Chủ động thích ứng,” vượt qua rào cản không gian, thời gian lẫn hình thức tương tác, các đại biểu đã có những ngày làm việc rất hiệu quả.
Chiều 15/11, Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Cấp cao liên quan đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội.
Phát biểu tại Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 và các cấp cao liên quan, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, với tinh thần “Gắn kết và Chủ động thích ứng,” vượt qua rào cản không gian, thời gian lẫn hình thức tương tác, các đại biểu đã có những ngày làm việc rất hiệu quả.
“Lãnh đạo các nước ASEAN đã trao đổi, thống nhất nhiều biện pháp quyết liệt, thiết thực đẩy mạnh hợp tác ứng phó và vượt qua các thách thức mà ASEAN phải đối mặt, trong đó có dịch bệnh COVID-19, giữ vững đà hợp tác và đưa ra những định hướng lớn cho Cộng đồng ASEAN phát triển ngày càng vững mạnh, thực sự trở thành hạt nhân của khu vực với người dân luôn ở vị trí trung tâm” Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng cho biết, các Hội nghị lần này đã nhất trí nhiều nội dung quan trọng tạo dựng động lực mới cho quan hệ giữa ASEAN với các Đối tác, khẳng định cam kết mạnh mẽ với hợp tác đa phương cũng như liên kết và tự do hóa kinh tế. Chia sẻ quan điểm về các vấn đề của khu vực và quốc tế đang nổi lên, nhất trí vai trò trung tâm của ASEAN cần được duy trì và tiếp tục phát huy, thúc đẩy đối thoại, hợp tác, ngăn ngừa xung đột, xây dựng lòng tin, kiến tạo cấu trúc khu vực rộng mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ.
“Năm 2020 thực sự là một năm đầy thử thách với khối lượng công việc khổng lồ trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Sau hơn 5 thập kỷ hình thành và phát triển, ASEAN tiếp tục khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết, năng lực tự cường và khả năng thích ứng linh hoạt với các thách thức,” Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cho biết, tại các Hội nghị cấp cao lần này, lãnh đạo các nước đã thống nhất thông qua nhiều quyết sách quan trọng bao gồm: (i) Báo cáo Đánh giá giữa kỳ các Kế hoạch tổng thể thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, nhất trí về sự cần thiết tiến hành (ii) rà soát triển khai Hiến chương ASEAN, khẳng định nỗ lực phát huy tích cực vai trò của ASEAN thúc đẩy hợp tác tiểu vùng gắn với tiến trình phát triển của ASEAN để mọi người dân, mọi vùng miền có được cơ hội đóng góp cho cộng đồng. Hội nghị cũng đã thông qua (iii) Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025 với kỳ vọng xây dựng nền tảng vững chắc cho con đường phát triển phía trước của Cộng đồng ASEAN.
Hướng tới một Cộng đồng ASEAN giàu bản sắc, Lãnh đạo ASEAN khuyến khích treo cờ ASEAN và sử dụng ASEAN ca, đưa hình ảnh ASEAN gần với người dân và cộng đồng.
Nhân dịp này, Lãnh đạo các nước đã thông qua Bản Tường thuật về Bản sắc ASEAN và ra Tuyên bố Hà Nội về Tăng cường công tác xã hội hướng đến một Cộng đồng ASEAN Gắn kết và Chủ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 và các đại biểu.
Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo nữ ASEAN lần đầu tiên được tổ chức là cơ hội quý để phụ nữ các nước ASEAN đóng góp cho các nỗ lực phát triển và tăng trưởng bền vững của khu vực.
Nhiều sáng kiến của ASEAN về hợp tác ứng phó COVID-19 và các nguy cơ dịch bệnh được công bố và đưa vào triển khai, như Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19, Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực, Quy trình ứng phó chuẩn của ASEAN đối với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp, và Trung tâm y tế ASEAN ứng phó với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi.
ASEAN cũng thông qua Khung phục hồi tổng thể ASEAN và Kế hoạch triển khai đồng bộ trên cả 3 trụ cột Cộng đồng nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sớm khắc phục hậu quả dịch bệnh, ổn định đời sống kinh tế-xã hội ở các quốc gia.
Không ngừng mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ với các Đối tác, ASEAN nhất trí mở rộng Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC) để Cuba, Colombia và Nam Phi tham gia, nâng tổng số lên 43 nước.
Hội nghị Cấp cao Đông Á EAS-15 cũng thông qua các Tuyên bố quan trọng, trong đó có Tuyên bố về 15 năm EAS. Tuyên bố của các nhà Lãnh đạo ASEAN+3 về Tăng cường năng lực tự cường kinh tế-tài chính trước các thách thức, một lần nữa khẳng định vai trò và thế mạnh của khuôn khổ ASEAN+3 trong ngăn ngừa và ứng phó các nguy cơ khủng hoảng kinh tế-tài chính ở khu vực.
Việc ASEAN và các Đối tác kế thúc đàm phán (và ký chính thức) Hiệp định RCEP thể hiện cam kết và quyết tâm mạnh mẽ của các nước trong khu vực thúc đẩy tự do hóa và liên kết kinh tế, rất đáng khích lệ.
“Với những hành trang phong phú của năm 2020 và của các năm trước đây, ASEAN có thể tự tin vững bước vào thập niên thứ 6 – một chặng đường dài không ít thách thức nhưng cũng đầy hứa hẹn đang dần mở ra,” Thủ tướng chia sẻ.
Thủ tướng cũng bày tỏ tin tưởng Brunei Darussalam trong vai trò Chủ tịch kế tiếp sẽ tiếp tục đưa ASEAN tiến lên phía trước, hướng tới một Cộng đồng ASEAN với tầm nhìn liên kết sâu rộng, chủ động thích ứng, phục hồi toàn diện và phát triển bền vững.
Cũng tại Lễ bế mạc, Việt Nam đã thực hiện nghi lễ chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN cho Brunei Darussalam, nước Chủ tịch ASEAN 2021.
Sau Lễ chuyển giao, Quốc vương Brunei phát biểu tiếp nhận chức Chủ tịch ASEAN từ Việt Nam.
Trong bài phát biểu tại Lễ tiếp nhận chức Chủ tịch luân phiên ASEAN từ Việt Nam, Quốc vương Brunei cho biết, Brunei chúc mừng Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN; cho rằng, trong một năm đầy thách thức với dịch bệnh COVID-19, Việt Nam đã dẫn dắt ASEAN hoàn thành được các lời hứa của mình, trở thành một cộng đồng gắn kết và chủ động thích ứng.
Brunei sẽ tiếp nối những thành công đó của Việt Nam để cùng đẩy mạnh quá trình xây dựng cộng đồng.
Quốc vương Brunei cho biết, với tư cách Chủ tịch ASEAN 2021, Brunei sẽ thúc đẩy 3 lĩnh vực căn bản vì sự phát triển của ASEAN gồm: Chăm lo tới người dân và sự an toàn của nhau; Chuẩn bị sẵn sàng cho những cơ hội và thách thức trong tương lai; Cùng nhau phát triển thịnh vượng như là một khu vực thống nhất.
Theo tinh thần đó, Brunei chọn chủ đề cho năm Chủ tịch sắp tới là “We care, We prepare and We prosper” (Chúng ta chăm lo, chúng ta chuẩn bị và chúng ta thịnh vượng)./.
-
Thủ tướng: Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách -
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớn -
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xác định cứu dân là ưu tiên cao nhất
- Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo công tác phòng, chống lũ lụt, khôi phục sản xuất tại Bắc Giang
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
- Hội đồng thẩm định thông qua đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
- UBND thành phố Hà Nội ban hành công điện khẩn ứng phó với lũ lụt
- Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ với Liên bang Nga trên tất cả các kênh
-
Cảm động danh sách ủng hộ đồng bào bão lũ từ một xóm nghèo ở Hà Tĩnh(Tapchinongthonmoi.vn) - Từng chịu cảnh ngộ đau thương do thiên tai tàn phá, một xóm nghèo ở xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã chia sẻ đồng bào lũ lụt miền Bắc bình quân mỗi hộ từ 500 trăm đồng đến 1 triệu đồng.
-
FPT Long Châu chung tay góp sức hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi mưa lũ(Tapchinongthonmoi.vn) - Hưởng ứng lời kêu gọi của Lãnh đạo Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam và các cơ quan trung ương...Hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu cùng Báo Sức khoẻ và Đời sống đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm chung tay góp sức, hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi mưa lũ
-
Ấm lòng người dân vùng lũ Yên BáiNgày 15/9/2024, Tạp chí Nông thôn mới (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Yên Bái, Hội ND xã Sơn Hải, Nhóm thiện nguyện từ tâm Hải Long (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đã có chuyến thăm và tặng quà cho người dân xã Tuy Lộc (TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái) bị thiệt hại nặng bởi lũ, lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra.
-
Hướng dẫn vệ sinh chuồng nuôi, khôi phục chăn nuôi sau bão lũĐể giúp bà con nông dân trở lại công việc chăn nuôi gia súc, gia cầm sau bão lũ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phổ biến, hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn và khôi phục, phát triển chăn nuôi. Do đó yêu cầu người chăn nuôi cần thực hiện những công việc sau để khôi phục đàn gia súc, gia cầm.
-
Thủ tướng: Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử tháchVới sáu điểm tựa Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi đồng bào, đồng chí “làm việc bằng hai,” “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm” để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3.
-
Thị trường chứng khoán: Dòng tiền sẽ chảy vào hay tiếp tục quan sát?Trong tuần giao dịch từ 9-13/9/2024, thị trường chứng khoán tiếp tục có tuần thứ 3 liên tiếp điều chỉnh giảm từ vùng đỉnh 1.290 điểm ở nhịp hồi phục trước đó. Giá trị giao dịch bình quân một phiên tiếp tục sụt giảm về 12.964 tỷ đồng/phiên. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng, tuy nhiên giá trị bán ròng có chiều hướng thấp dần ở các phiên cuối tuần.
-
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớnSáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
-
Thống kê ban đầu: Bão số 3 gây thiệt hại hơn 31.000 tỷ đồngTheo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra hơn 31.596 tỷ đồng. Hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê thiệt hại.
-
Mọi trẻ em đều phải được vui chơi, học tập và phát triển toàn diệnPhó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị các cấp, các ngành, đoàn thể, các bậc cha mẹ, thầy cô,… tiếp tục có nhiều hành động thiết thực hơn nữa, quan tâm, chăm lo, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để mọi trẻ em dù ở lứa tuổi nào, cấp học nào, miền núi hay đồng bằng, biên giới hay biển đảo xa xôi đều được vui chơi, học tập và phát triển toàn diện, được sống trong tình yêu thương, môi trường sống an toàn, lành mạnh.
-
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để đảm bảo an toàn?Trong số hàng cứu trợ người dân vùng bão, lũ có nhiều loại bánh chưng, bánh mỳ và nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến, được hút chân không để bảo quản.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3