Nông sản miền núi tỉnh Quảng Ngãi hút khách dịp Tết
Rượu cần là thức uống không thể thiếu trong các lễ hội sinh hoạt cộng đồng và nay còn được sử dụng nhiều trong dịp lễ, Tết, nên mở ra cơ hội sản xuất, kinh doanh cho nhiều hộ dân ở các huyện miền núi; trong đó, có huyện Ba Tơ.
Theo anh Phạm Xuân Sang, người có kinh nghiệm lâu năm trong chế biến rượu cần, để tạo ra rượu cần truyền thống, người H’re sử dụng nhiều nguyên liệu quan trọng, như: Lúa rẫy, vỏ trấu, men được làm từ rễ và lá cây rừng, khoai, sắn... Một bình rượu cần có thể uống sau 1 tuần ủ vào mùa nắng, hoặc khoảng 3 tuần vào mùa mưa. Nhưng rượu càng ủ kỹ, để càng lâu càng thơm ngon, đậm đà.
“Khoảng đầu tháng 12 Dương lịch hàng năm, khách hàng bắt đầu đặt mua rượu cần của gia đình tôi. Nếu như ngày thường mỗi tháng cơ sở chỉ bán được khoảng 50 - 60 bình rượu cần, dịp Tết Nguyên đán hàng năm, cơ sở của tôi bán hàng nghìn bình”, anh Sang cho hay.
Không chỉ rượu cần, dịp Tết này nhiều khách hàng còn tìm mua các sản phẩm đặc sản khác của huyện Ba Tơ như thịt trâu gác bếp, cá niên, thịt lợn rừng lai...
Chị Phan Thị Quyến, thành viên Hợp tác xã Cao Muôn ở xã Ba Thành, huyện Ba Tơ cho biết: Dịp Tết này, sản phẩm thịt trâu gác bếp đã được nhiều khách hàng đặt mua. Nguồn hàng cung cấp cho thị trường cũng khá dồi dào. Hiện thịt trâu gác bếp có giá 700 nghìn đồng/kg, cá niên 450 - 500 nghìn đồng/kg, lợn rừng lai 150 - 170 nghìn đồng/kg tùy loại.
Dịp này, tại huyện miền núi Sơn Tây, Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Sơn Liên (xã Sơn Liên) không chỉ tăng số lượng, sản lượng sản xuất các mặt hàng nông sản chính của hợp tác xã như măng rừng, chuối rừng, bột nghệ,... mà còn thu mua các mặt hàng nông sản của người dân địa phương để bán ra thị trường.
Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Sơn Liên Phạm Thị Trầm cho biết: Để làm phong phú các sản phẩm phục vụ nhu cầu khách hàng trong dịp Tết Nguyên đán, các thành viên hợp tác xã còn thu mua các sản phẩm nông sản của bà con để chế biến thành các sản phẩm như: rượu sâm cau, rượu chuối rừng, măng rừng sấy khô...
“Hợp tác xã tích cực tham gia các đợt trưng bày, giới thiệu sản phẩm ở các địa phương. Cứ mỗi dịp tham gia những gian hàng, chúng tôi có thêm lượng khách hàng mới biết đến các sản phẩm, thực phẩm đặc trưng của đồng bào Sơn Tây nhiều hơn”, chị Trầm, nói.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Sơn Tây Phạm Hồng Khuyến cho biết, huyện đã động viên các hộ dân, các hợp tác xã tập trung sản xuất nhiều sản phẩm hàng hóa để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán, trong đó coi trọng mẫu mã, chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm., đặc biệt là những sản phẩm đạt chuẩn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Hiện nhiều mặt hàng nông sản của địa phương không chỉ được bày bán tại các cửa hàng nông sản, cửa hàng OCOP, siêu thị tại các huyện, thành phố trong tỉnh mà còn có mặt trên các sàn thương mại điện tử nên rất thuận lợi để người tiêu dùng chọn lựa.
Chị Lê Thị Thu Nguyệt ở phường Lê Hồng Phong, thành phố Quảng Ngãi cho hay, Tết Nguyên đán hàng năm gia đình chị thường mua nhiều bánh kẹo, thịt gà, thịt lợn,... Năm nay chị vẫn mua những món truyền thống, nhưng giảm số lượng và chọn mua thêm một số đặc sản vùng núi của Quảng Ngãi như thịt trâu gác bếp, cá niên, măng rừng, rau rừng... để đổi món.
Phó Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ngãi Võ Quốc Hùng cho biết, các mặt hàng đặc sản miền núi trong tỉnh không chỉ làm cho hương vị Tết thêm hấp dẫn mà còn mang lại thu nhập đáng kể cho người dân địa phương. Để những đặc sản này có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, trở thành sản phẩm hàng hóa và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn, thời gian tới, sở sẽ cùng các địa phương và các chủ thể tiếp tục phát triển sản phẩm theo hướng OCOP.
Sở Công Thương cũng tăng cường xúc tiến thương mại, giới thiệu các đặc sản này tại các hội chợ, triển lãm nhằm tìm đầu ra ổn định cho nông sản tại địa phương.
Theo TTXVN
-
Người trồng mía ở Trà Vinh phấn khởi, doanh nghiệp lo không đủ nguyên liệu -
Vì sao nông dân Đắk Nông khó tiếp cận vốn ngân hàng? -
Đắk Lắk liên kết sản xuất hướng tới nông nghiệp bền vững -
An Giang triển khai “Đề án 1 triệu héc ta” đến người nông dân
- Lập chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ tơ lụa Bảo Lộc
- Mô hình rừng - thủy sản cho nông dân thu nhập bền vững
- Đưa đặc sản lên sàn thương mại điện tử - hướng phát triển bền vững của Gia Lai
- Thái Nguyên: Hơn 590 hợp tác xã nông nghiệp khẳng định sức mạnh của kinh tế tập thể
- Xuất khẩu bưởi Hòa Bình sang thị trường EU
- Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
- Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn
-
Hà Tĩnh: Thắm tình quân dân trong xây dựng nông thôn mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm 2010, Hà Tĩnh bắt tay vào triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) trong điều kiện còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đồng thuận từ Nhân dân, sau 15 năm thực hiện, toàn tỉnh có 100% xã đã về đích NTM; 10/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Trong thành quả chung ấy, có sự đóng góp quan trọng của lực lượng vũ trang (LLVT) với những công trình, việc làm thiết thực, ý nghĩa.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân khu 7 góp phần vào sự nghiệp xây dựng vững chắc Tổ quốcTổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng Lực lượng vũ trang Quân khu 7 anh hùng sẽ thực hiện thắng lợi và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, lập nhiều chiến công to lớn hơn, góp phần xây dựng Tổ quốc.
-
Ký kết phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác Hội Nông dân, trong chiều ngày 07/01/2025 tại thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang, Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang đã ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2025-2030.
-
Đồng bào Mông ở Sơn La rộn ràng đón Tết cổ truyềnỞ Sơn La, đồng bào Mông thường đón Tết cổ truyền (Nào Pê Chầu) sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để giữ gìn nét văn hóa truyền thống, giáo dục cho con cháu luôn hướng về cội nguồn.
-
Nông sản miền núi tỉnh Quảng Ngãi hút khách dịp TếtTại tỉnh Quảng Ngãi, các sản phẩm nông sản đặc trưng miền núi đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nắm bắt nhu cầu này, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở sản xuất, hợp tác xã đã đẩy mạnh sản xuất, chế biến nhằm cung cấp hàng đặc sản đến người tiêu dùng.
-
Cần Thơ vượt chỉ tiêu xã nông thôn mới kiểu mẫu và nâng caoĐến thời điểm này, thành phố Cần Thơ đã đạt và vượt chỉ tiêu xã nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.
-
Thủ tướng: Xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quảnThủ tướng yêu cầu thay đổi tư duy làm luật theo hướng: pháp luật phải vừa quản lý được, vừa thông thoáng, huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước; xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm.
-
Tổng Bí thư tin tưởng Hưng Yên sớm trở thành tỉnh phát triển nhanh, bền vữngTổng Bí thư tin tưởng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên sẽ thực hiện thắng lợi và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ để Hưng Yên sớm trở thành tỉnh phát triển nhanh, bền vững.
-
Đề ra 7 nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm kỳ VChiều 6/1, tại TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Rau Quả Việt Nam tổ chức Đại hội Hiệp hội Rau Quả Việt Nam nhiệm kỳ V (2024-2029). Từ năm 2023 đến nay, xuất khẩu rau quả Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc.
-
Các cấp Hội tập trung, quyết tâm thực hiện hiệu quả 5 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025Sau 1 ngày làm việc khẩn trương, với không khí làm việc tập trung, nghiêm túc, trách nhiệm, ý kiến tâm huyết, chất lượng, chiều 6/1, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VIII đã bế mạc, thành công tốt đẹp, hoàn thành chương trình đề ra.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
4 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
5 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix