Các dấu ấn đặc biệt trong chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Lào
Nhận lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào trong ngày 9-10/1.
Theo đặc phái viên TTXVN, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, đánh giá về kết quả chuyến công tác này.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, đây là chuyến công tác với những lần “đầu tiên” đặc biệt. Với Việt Nam, đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của lãnh đạo chủ chốt trong năm 2025, trong khi với Lào, đây là đoàn nguyên thủ nước ngoài đầu tiên tới thăm Lào trong năm 2025.
Điều này cho thấy cả hai nước đều dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố và phát triển quan hệ song phương, thể hiện mối quan hệ đặc biệt có một không hai, thủy chung, gắn bó như anh em một nhà.
Đất nước Lào dành cho Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn sự đón tiếp nồng hậu, nghi thức trọng thị với những đặc thù riêng của quan hệ song phương.
Tuy chỉ diễn ra trong hai ngày, nhưng chuyến thăm có lịch trình dày đặc, với gần 20 hoạt động đa dạng, trong đó Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp tất cả các đồng chí lãnh đạo cao cấp nhất của Lào và đồng chủ trì 3 sự kiện đặc biệt quan trọng là Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào, Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào và Lễ khởi công xây dựng Công viên hữu nghị Việt Nam-Lào.
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thành công tốt đẹp và đạt được nhiều kết quả quan trọng, hết sức hiệu quả, thực chất và toàn diện, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, là bước triển khai mạnh mẽ đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Những dấu ấn nổi bật
Một là, lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí tiếp tục duy trì thường xuyên tiếp xúc, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp cả trên bình diện song phương và đa phương; triển khai tốt các cơ chế hợp tác, tham vấn song phương; tăng cường trao đổi lý luận, kinh nghiệm xây dựng Đảng, phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập quốc tế; tiếp tục giáo dục thế hệ trẻ hai nước nhận thức rõ tầm quan trọng và quyết tâm không ngừng củng cố, xây đắp mối quan hệ thủy chung, trong sáng, tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước, coi đây là tài sản vô giá cần được gìn giữ, phát triển và truyền lại mãi mãi cho các thế hệ mai sau.
Hai là, dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo cấp cao và sự khẩn trương của các bộ, ngành, địa phương, hai bên đã giải quyết dứt điểm được nhiều dự án tồn đọng, tạo đà cho giai đoạn hợp tác phát triển mới năng động, thực chất hơn.
Hai bên vui mừng trước những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, thương mại-đầu tư. Nổi bật là kim ngạch thương mại hai chiều năm 2024 ước đạt 2,2 tỷ USD, vượt mốc 2 tỷ USD đã đề ra, cũng là mức cao nhất từ trước tới nay.
Hợp tác đầu tư chuyển biến tích cực, vốn đăng ký đầu tư sang Lào năm 2024 đạt 191,1 triệu USD, tăng 62,1% so với năm 2023. Hai nước ký Hiệp định mua bán than và điện, hoàn thiện khuôn khổ thanh toán bản tệ và kết nối thanh toán bán lẻ song phương tại Kỳ họp lần thứ 47.
Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để hai bên tiếp tục phối hợp, triển khai hiệu quả các thỏa thuận đã cam kết về hợp tác mua bán than, điện trong thời gian tới; cũng như tạo thuận lợi cho thương mại, giao thương và nhu cầu tài chính của các doanh nghiệp và người dân hai nước, đặc biệt là khu vực biên giới.
Ba là, hai bên thống nhất cao về chủ trương, định hướng các dự án chiến lược trong kết nối hạ tầng, giao thông, năng lượng, tăng cường sự kết nối doanh nghiệp để mở ra kỷ nguyên hợp tác mang tính kết nối cao giữa hai nền kinh tế; quyết tâm thúc đẩy quan hệ theo hướng đi mới, chú trọng hiệu quả thiết thực, tránh lãng phí, có trọng tâm trọng điểm nhằm đưa quan hệ phát triển thực chất, hỗ trợ tích cực cho quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của mỗi nước.
Những kết quả trao đổi giữa lãnh đạo cấp cao hai nước đã khích lệ, động viên doanh nghiệp Việt Nam đã, đang và sẽ đầu tư tại Lào. Lãnh đạo Lào cam kết tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào, có cơ chế, chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Lào.
Bốn là, với tinh thần đoàn kết gắn bó truyền thống, giúp đỡ lẫn nhau giữa ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia, hai bên nhất trí tiếp tục trao đổi, phối hợp với Campuchia cùng thúc đẩy các dự án, hợp tác giữa ba nước nhằm mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, nâng tầm gắn kết kinh tế, tương xứng với quan hệ chính trị-ngoại giao.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam trước sau như một, ưu tiên phát triển quan hệ với các nước láng giềng thân thiết như Lào và Campuchia, sẵn sàng và khuyến khích các doanh nghiệp hợp tác đầu tư, kinh doanh, cùng làm, cùng hưởng, cùng phát triển.
Năm là, về hợp tác trong khuôn khổ đa phương, hai bên cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, đặc biệt là trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng tích cực đóng góp xây dựng cộng đồng đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN trong xử lý các thách thức chung, trong đó có vấn đề Biển Đông, nguồn nước sông Mekong...
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, với tinh thần kế thừa những thành tựu đạt được, cùng tình cảm xuất phát từ trái tim, nỗ lực trong từng hành động, chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào đã thành công rất tốt đẹp, góp phần quan trọng tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào trong thời gian tới./.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên -
Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam -
Ấm áp chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” -
Tổng Bí thư: Đảng, Nhà nước, nhân dân kỳ vọng rất lớn vào đội ngũ trí thức
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân khu 7 góp phần vào sự nghiệp xây dựng vững chắc Tổ quốc
- Thủ tướng: Xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản
- Tổng Bí thư tin tưởng Hưng Yên sớm trở thành tỉnh phát triển nhanh, bền vững
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Chiến thắng Phước Long mãi mãi là bản anh hùng ca bất tử
- Thủ tướng chốt thời hạn và hướng tháo gỡ hàng loạt dự án lớn kéo dài tại TPHCM
- Tân Chủ tịch UBND tinh Bắc Giang 45 tuổi
- Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình
-
Đảng bộ cơ quan Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa tổng kết công tác Đảng năm 2024Sáng 10/01, Đảng bộ cơ quan Hội Nông dân (HND) tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
-
Chương trình “Xuân Biên giới” 2025: Lan tỏa yêu thương, đón chào năm mớiPhát huy truyền thống quý báu của dân tộc, tinh thần tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách”, vừa qua, Chương trình “Xuân Biên giới” đã được tổ chức tại xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Với mục đích lan tỏa yêu thương, đoàn kết và sẻ chia đến đồng bào, chiến sĩ và học sinh vùng cao biên giới chuẩn bị đón một mùa Xuân ấm áp và nghĩa tình.
-
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đảng viênNgày 10/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
-
Các dấu ấn đặc biệt trong chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại LàoChuyến công tác tới Lào của Thủ tướng thành công tốt đẹp, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.
-
Nghệ An: Những đổi thay từ thành quả xây dựng nông thôn mớiKhắp các vùng quê của tỉnh Nghệ An, hình ảnh về những bản làng đẹp, nhà kiên cố, vườn đẹp, giao thông thuận lợi cùng những trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư xây dựng khang trang,…đã làm nổi bật bộ mặt nông thôn bên cạnh đời sống văn hóa tiến bộ.
-
4 đột phá trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước năm 2024Năm 2024, cải cách tố chức bộ máy hành chính, sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là một trong những trọng tâm chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với 4 đột phá quan trọng.
-
Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt NamViệt Nam xác định quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam.
-
Ấm áp chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”Chương trình nhằm hỗ trợ đồng bào các dân tộc trên địa bàn biên giới, hải đảo đón Tết đầm ấm, vui tươi và đầy đủ hơn, là một minh chứng sống động về tình đoàn kết quân-dân.
-
Tổng Bí thư: Đảng, Nhà nước, nhân dân kỳ vọng rất lớn vào đội ngũ trí thứcTổng Bí thư Tô Lâm mong muốn đội ngũ trí thức, các nhà khoa học nỗ lực thực hiện cho được trách nhiệm, sứ mệnh của mình trong giai đoạn cách mạng mới.
-
Đổi mới, sáng tạo làm nên chất “vàng” thương hiệu cho VinamilkMở đầu năm 2025 với các giải thưởng về thương hiệu, đổi mới, sáng tạo, ông Nguyễn Quang Trí, Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, chia sẻ về quá trình chuyển đổi mà thương hiệu tỷ đô đang thực hiện mạnh mẽ trong năm qua.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
4 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
5 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai