Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Quảng Trị: Đặt bẫy bắt mực, ngư dân huyện Hải Lăng thu tiền triệu mỗi ngày

Đức Thủy - 10:17 21/06/2024 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Chỉ những ngư cụ đơn giản, giá lại thấp, chiếc lồng bẫy được làm bằng khung tre, bao quanh là lưới cùng mồi bẫy là trứng mực, ngư dân bãi biển Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị thu được tiền triệu mỗi ngày.

Vào khoảng hơn 2 giờ chiều có mặt tại bãi biển Mỹ Thuỷ, sẽ không khó để bắt gặp những ngư dân đang đưa thuyền loại từ 10 – 20CV vào bờ, cùng với đó là những khay mực tươi rói. Có thuyền được 2-3 ký, có thuyền 7-8 ký, ai trúng “ổ” thì được tới 20 ký. Với giá thu mua của thương lái khoảng 350 ngàn đồng/kg, trung bình mỗi ngư dân ở đây thu hàng triệu đồng, tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

ngu dan bay muc
Ngư dân chuẩn bị lồng bẫy mực
ngu dan bay muc 6
Vào sáng sớm ngư dân sẽ giong thuyền đi đặt bẫy

Đang lấy mực từ khoang thuyền ra, anh Nguyễn Thanh Lâm (40 tuổi), trú thôn Mỹ Thủy hứng khởi nói, “hôm nay mực cũng kha khá nhờ trúng ổ, tui đặt 20 cái bẫy thu được gần 10kg, chủ yếu là mực lá. Nếu bán được với gián 350 ngìn đồng/kg thì thu về được 3,5 triệu, trừ đi chi phí tôi và bạn thuyền người được khoảng 1,5 triệu đồng”

Theo anh Lâm, mỗi thuyền đi đánh bắt mực sẽ có 2 đến 3 ngư dân, tuỳ theo thuyền lớn hay nhỏ, lượng lồng bẫy đặt nhiều hay ít, ngoài ra lượng mực thu được cũng tuỳ vào địa điểm đặt bẫy. Để đặt bẫy phải cần nhìn con nước, dòng chảy và thời tiết là có thể biết nơi nào nhiều mực tập trung.

ngu dan bay muc
Ngư dân đưa thuyền vào bờ sau khi đi lấy bẫy mực về

Ông Phan Thanh Tô, một ngư dân có kinh nghiệm hơn 20 trong việc đặt bẫy mực cho hay, với thuyền nhỏ như ông (thuyền 15CV) thì thường đặt bẫy cách bờ 1-5 hải lý, độ sâu 5-10m. Tới nơi cần đặt bẫy, lồng bẫy sẽ được buộc đá, gạch nặng khoảng 5kg để lồng bẫy chìm xuống và cố định ở đáy biển. Trên lồng thì có nối dây thừng dài 20-30m buộc phao ở cuối dây nổi lên mặt nước. Phao của mỗi ngư dân sẽ có những màu sắc, ký hiệu riêng để không bị nhầm lẫn với người khác.

“Lồng bẫy được làm bằng khung tre dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,2m, chiều rộng và chiều cao khoảng 0,6m, khung tre được liên kết bằng các vật liệu mềm nên có thể gập gọn khi không đặt bẫy. Lưới bọc khung có mắt khoảng 2cm, miệng bẫy là hai mảnh lưới khép lại đủ để mực chui vào nhưng không ra được. Trước khi bẫy được đưa xuống biển sẽ được gắn mồi dẫn, khi mực lá chui vào rồi mắc lại trong lồng luôn”, ông Tô cho hay.

ngu dan bay muc 5

ngu dan bay muc 3
Những con mực tươi rói do ngu dân bẫy được nhiều người mua "săn đón"
ngu dan bay muc 4
Ngoài mực, thì có ghẹ lọt vào bẫy của ngư dân

Ông Lê Đức Thắng, Phó Trưởng phòng Quản lý khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá, Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Trị, cho biết nghề đặt lồng bẫy mực lá tại các xã biển bãi ngang đang khai thác khá hiệu quả. Hiện nay mực lá có mức giá hiện tại khoảng 350 ngàn đồng/kg, với lượng đánh bắt trung bình mỗi thuyền ở các bãi ngang khoảng 10kg, trừ đi chi phí tính ra mỗi ngày ngư dân kiếm được 700.000 – 1.500.000 ngàn đồng, đây là một nguồn thu nhập ổn định cho ngư dân địa phương.

Quảng Trị: Dự án thi công dang dở nhiều năm gây ô nhiễm môi trường, giao thông đi lại khó khăn
(Tapchinongthonmoi.vn) - Sau nhiều năm thi công, dự án Đường nối cầu An Mô vào Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị có mức đầu tư gần 66,6 tỷ đồng, khởi công từ năm 2017 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành khiến người dân đi lại khó khăn.