Doanh nghiệp Việt cần bắt tay cùng làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Với năng lực, trình độ các doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia các dự án giao thông hiện nay, đại diện các nhà thầu giao thông khẳng định hoàn toàn có thể đảm đương được về mặt công nghệ, thi công.
“Trận địa công nghệ mới”
Tại buổi Tọa đàm: “Đường sắt tốc độ cao - Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt” do Báo Giao thông tổ chức vào sáng 19/11, theo ông Vũ Hồng Phương, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt, đây là dự án rất lớn và có nguồn vốn đặc biệt lớn, chưa từng có tại Việt Nam.
Khẳng định quan điểm của Đảng, Chính phủ là ưu tiên tối đa cho doanh nghiệp trong nước trên tất cả các lĩnh vực, từ tư vấn, thi công xây lắp, đến sản xuất vật liệu; công nghiệp đường sắt,… ông Phương đặt vấn đề chính sách đã có thì sự sẵn sàng của doanh nghiệp thế nào?
“Nghiên cứu của Tư vấn đã chỉ ra, với giá trị vốn đầu tư hợp phần xây lắp hạ tầng khoảng 33 tỷ USD, cùng đó là các hợp phần về hệ thống điều khiển, hệ thống cấp điện, phương tiện… Đây là cơ hội rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nước,” ông Phương nhìn nhận.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho rằng thời gian qua, các nhà thầu Việt đã có sự phát triển vượt bậc, có thể thực hiện được tất cả những công trình cầu, hầm.
Tuy nhiên, với dự án đường sắt tốc độ cao có tốc độ 350km/h, ông Hiệp lưu ý độ chính xác liên quan đến tốc độ đòi hỏi mức độ khác hơn về công nghệ, do đó không thể chủ quan. Các nhà thầu Việt Nam cần ý thức đây là một “trận địa công nghệ mới” cần học hỏi, tiếp thu các kiến thức tiên tiến nhất về xây dựng để ứng dụng.
Với năng lực, trình độ các doanh nghiệp Việt hiện nay, ông Hiệp khẳng định hoàn toàn có thể đảm đương được về mặt công nghệ, thi công. Vấn đề cần quan tâm chỉ là nguồn nhân lực lao động.
Là đơn vị tham gia thi công hàng loạt gói thầu tại các Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông, Đại tá Nguyễn Tuấn Anh, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn nhận thấy cơ hội rất lớn của Trường Sơn và các nhà thầu Việt. Nếu không chuẩn bị kỹ, doanh nghiệp Việt thua ngay trên sân nhà.
“Ngoài tự thân cố gắng, cần có sự phối hợp với nhau giữa các doanh nghiệp. Trước đây doanh nghiệp xây lắp thường cạnh tranh, nhưng gần đây có hỗ trợ tương tác tốt. Chúng ta cần phát huy yếu tố này khi thực hiện đường sắt tốc độ cao và hệ thống đường sắt khác,” Đại tá Nguyễn Tuấn Anh góp ý.
Đánh giá hiện nay thiết bị nhà thầu Việt đáp ứng yêu cầu, nhưng khi làm hạng mục công trình đường sắt tốc độ cao đòi hỏi công nghệ mới hơn, đặc biệt là tính chính xác của máy móc, Đại tá Nguyễn Tuấn Anh tin rằng nếu có sự hỗ trợ chính sách của Đảng, Nhà nước thì nhà thầu xây lắp Việt có thể tự hoàn thành các hạng mục.
Vấn đề then chốt là gì?
Tại buổi tọa đàm, các nhà thầu Việt Nam cũng bày tỏ nguồn nhân lực là vấn đề then chốt của dự án đường sắt tốc độ cao. Tính toán cho thấy, dự án sẽ cần khoảng 240.000 công nhân kỹ thuật cho thi công xây lắp hạ tầng và một số chuyên ngành đặc thù, 13.800 nhân lực vận hành và khoảng 2.000 chuyên gia tư vấn.
Ông Mai Thanh Phương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tổng công ty Công trình đường sắt (RCC) nhìn nhận trong 2 năm tới để khởi động thi công, không thể lao vào đào tạo nhân lực mà cần tìm giải pháp thông qua nhập khẩu lao động, nhập khẩu kỹ sư. Việc đào tạo dành cho chiến lược dài hơi trong 5 năm tới.
Ông Nguyễn Quang Huy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả cho biết tập đoàn đã hợp tác với các trường đại học trong nước, thành lập Viện đào tạo nghiên cứu Đèo Cả khai giảng chương trình đào tạo chuyên ngành xây dựng đường sắt-metro.
“Đặc biệt, thời gian qua, Tập đoàn Đèo Cả cũng đã tổ chức nhiều đoàn công tác học tập dài ngày, nghiên cứu, làm việc với các đơn vị trong nước và các đối tác nước ngoài về tất cả những vấn đề liên quan tới công nghệ, nội địa hóa, chuyển giao công nghệ, liên doanh liên kết,” ông Huy chia sẻ.
Về cơ chế chính sách đối với nhà thầu tham gia dự án này, ông Huy đề nghị Nhà nước sớm công bố tiêu chuẩn để doanh nghiệp nhà thầu có cơ sở đi theo, có đầu bài để đưa ra hợp tác quốc tế, có chuẩn để tiếp cận công nghệ phù hợp.
“Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam nếu Nhà nước phụ trách giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mỏ, nhà thầu vào thực hiện dự án thì thời gian có thể rút ngắn từ 6-9 tháng,” ông Huy bày tỏ sự tin tưởng.
Thừa nhận một trong những điểm vướng mắc nhất khi thi công các dự án là công tác giải phóng mặt bằng, Đại tá Phan Phú, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng) đề xuất trong bước thiết kế, nếu đã có quy hoạch đề nghị thu hồi ngay mặt bằng.
“Nếu có hành lang pháp lý có diện thu hồi đất thì công tác giải phóng mặt bằng cũng sẽ được triển khai nhanh hơn. Nếu không, doanh nghiệp sẽ rất khó khi làm việc với người dân,” Đại tá Phan Phú nói.
Ở góc độ khác, ông Trần Cao Sơn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng Miền Trung đặt câu hỏi: “Doanh nghiệp phải huy động nguồn vốn lớn để tham gia, vậy liệu có được cơ chế chính sách nào để tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng khi chưa biết trước mắt thắng thua như thế nào? có ưu đãi gì để dễ dàng thực hiện dự án này hơn?”
Từ đó, ông Sơn cho rằng Nhà nước cần cơ chế tạo điều kiện doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Đại tá Nguyễn Tuấn Anh, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn kiến nghị cần xem xét ban hành sớm các tiêu chuẩn ngành, khảo sát, thiết kế, nghiệm thu, thanh toán, thi công để tạo ra hành lang pháp lý sau này từ đầu tư, thiết kế, thi công đến phê duyệt./.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Thầy giáo "quân hàm xanh" đem con chữ đẩy lùi nạn tảo hôn ở miền biên viễn -
Sơn La: Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng -
Nghệ An: Khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động phòng chống Dịch tả lợn Châu Phi -
Làng rau Trà Quế là đại diện của Việt Nam có mặt trong Làng Du lịch tốt nhất" 2024
- Đẩy mạnh truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm
- Tạo tín chỉ carbon nhưng vẫn đảm bảo năng suất lúa
- Bão số 7 tiếp tục giảm cấp và sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới vào đêm 11/11
- Thành lập Ban chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ
- Phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 3 nhiệm vụ về hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, coi đây là 'đột phá của đột phá'
- Ứng phó bão Yinxing: Tập trung hỗ trợ người dân đang mệt mỏi sau 3 đợt thiên tai
-
Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN làm việc với Hội Nông dân tỉnh Tiền GiangNgày 19/11, tại tỉnh Tiền Giang, Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) do ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực BCH Trung ương Hội NDVN, Trưởng Ban Chỉ đạo Cụm thi đua số 5 làm Trưởng đoàn đến làm việc với Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang.
-
Cà Mau: Sản phẩm nông, thủy sản tỉnh Cà Mau thu hút ký kết được nhiều hợp đồng trong và ngoài nướcTính riêng, trong khuôn khổ hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản tỉnh Cà Mau năm 2024 đã có 209 lượt giao thương trực tiếp giữa 42 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản, chủ thể OCOP tỉnh Cà Mau với 5 doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu trong nước. Đồng thời, các doanh nghiệp nhập khẩu đến từ Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Trung Quốc… thể hiện nhiều sự quan tâm đến sản phẩm của tỉnh Cà Mau.
-
Thầy giáo "quân hàm xanh" đem con chữ đẩy lùi nạn tảo hôn ở miền biên viễnTrước đây ở xã Mường Và (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La), hầu hết trai, gái chỉ 13-14 tuổi đã kết hôn, sinh con đẻ cái. Tảo hôn khiến cuộc sống của người dân mãi chìm trong bệnh tật, nghèo đói. Nhưng nhờ có lớp xóa mù chữ của Đại úy Lò Văn Thoại, người dân được thay đổi nhận thức, đến nay tỷ lệ tảo hôn chỉ còn khoảng 1-2%, đời sống kinh tế xã hội dần ổn định, phát triển hơn.
-
Sơn La: Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa HángSáng 19/11, tại Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (mốc giới 255), huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã diễn ra lễ công bố khai trương cặp Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập, tỉnh Sơn La, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Pa Háng, tỉnh Huaphanh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
-
Từ ngày 20/11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 thông qua nhiều dự án luật quan trọngTrong ngày làm việc đầu tiên của đợt 2, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
-
Thủ tướng chia sẻ 3 đề xuất thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại G20Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực hết sức mình cùng phấn đấu thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050, đóng góp cho sự phát triển của một thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Triển khai công việc theo tinh thần 'vừa chạy vừa xếp hàng'Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu phải thực hiện đồng bộ việc tinh gọn tổ chức bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ, có biên chế hợp lý.
-
Bến Tre: Hội Nông dân tỉnh tập huấn chương trình khởi nghiệp thành lập doanh nghiệp cho hội viênThực hiện Chương trình số 10 của Tỉnh ủy về “Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp”, chiều ngày 29/11/2024, Hội Nông dân tỉnh Bến Tre đã tổ chức Hội nghị triển khai chương trình thành lập các doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn 2024 – 2025 cho hội viên nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
-
Doanh nghiệp Việt cần bắt tay cùng làm đường sắt tốc độ cao Bắc - NamNgoài việc học hỏi, làm chủ công nghệ thi công dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, các doanh nghiệp Việt Nam cũng trăn trở đến việc nguồn nhân lực lao động.
-
Trà Vinh: Trồng chanh xuất khẩu, nông dân thu nhập 600 - 700 triệu đồng/ha/nămNgày 18/11, tại tỉnh Trà Vinh, ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Cụm thi đua số 5 đã có chuyến kiểm tra thực tế và thăm mô hình sản xuất tại huyện Càng Long và huyện Châu Thành.
-
1 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế -
2 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
5 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ”