Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn in sâu trong tâm thức người dân Lào
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của dân tộc Việt Nam, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất, hiện thân cho những đức tính cao đẹp nhất của một người cộng sản chân chính.
Hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng cho tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, lòng nhân ái bao dung và sự giản dị không chỉ của người Việt Nam, mà còn cả đối với cả cộng đồng thế giới. Đây là chia sẻ chung của giới chuyên gia, học giả và cán bộ Lào về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong căn nhà tại bản Tanmixay, ở thủ đô Vientiane, ông Thongvanh Thongdy, một học giả từng có nhiều năm sinh sống và học tập tại Việt Nam, từng đọc nhiều tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn hiểu rằng những điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong mỗi tác phẩm đều là những tâm huyết và có cả những lời căn dặn rất có ý nghĩa để các thế hệ kế tiếp noi theo và học tập.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Vientiane, ông Thongvanh cho biết bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong 5 bảo vật quốc gia của Việt Nam và được coi là di sản quý báu để truyền lại cho các thế hệ sau.
Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đề cập nhiều vấn đề, song ông rất ấn tượng nhất với nội dung “Về việc riêng,” trong đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện sự trăn trở, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước Việt Nam, cùng lòng mong muốn đưa Việt Nam trở thành một đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Ông Thongvanh nhớ rất rõ 1 câu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết là "người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân."
Theo ông Thongvanh, trong cuộc sống, Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi luôn là một tấm gương sáng để cho mỗi thế hệ chúng ta noi theo.
Ông cho rằng là những thế hệ tiếp nối, cần phải hiểu những điều mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phải tin tưởng rằng những nội dung trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ luôn bất hủ và mãi trường tồn, là kim chỉ nam cho các cán bộ, đảng viên học tập và noi theo.
Chính những điều này đã thôi thúc ông Thongvanh tìm hiểu sâu hơn nữa về Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để học tập từ những điều giản dị và sự khiêm tốn của Người. Với ông Thongvanh, Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi luôn là tấm gương đạo đức sáng ngời, một vị lãnh tụ thiên tài không chỉ của riêng Việt Nam, một nhà văn hóa kiệt xuất, một chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cách mạng thế giới. Đây cũng chính là sự tự hào của người dân Việt Nam và cả người dân Lào.
Còn với chị Tavanh Vanhthong, một cán bộ thuyết minh của Khu di tích Chủ tịch Kaysone Phomvihane ở thủ đô Vientiane, khi đưa nhóm phóng viên TTXVN tại Lào đến căn phòng ngủ của cố Chủ tịch Kaysone Phomvihane, chị đã giới thiệu về cuốn sách “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuốn sách “gối đầu giường” của cố Chủ tịch Kaysone Phomvihane.
Theo chị Tavanh Vanhthong, cuốn sách là hiện vật gốc bởi trong đó có một số trang vẫn còn lưu dấu mực đỏ gạch chân những nội dung mà Chủ tịch Kaysone Phomvihane quan tâm, góp phần vào những thắng lợi của cách mạng Lào.
Là một cán bộ làm việc ở Khu di tích, chị Tavanh hiểu rất rõ những nội dung trong cuốn sách, chị chia sẻ tác phẩm này được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, ký tên là X.Y.Z. và các đồng chí Việt Nam đã tặng cho Chủ tịch Kaysone Phomvihane trong dịp tham dự Đại hội lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương, với tư cách là đảng viên và là một trong các đại biểu của Cách mạng Lào.
Khi Chủ tịch Kaysone Phomvihane nhận cuốn sách này, người đồng chí Việt Nam có nói rằng: “Cuốn sách này được mỗi cán bộ, đảng viên và chiến sĩ Việt Nam xem là cuốn cẩm nang thiêng liêng vô cùng quý báu trong cuộc sống, là kim chỉ nam trong việc thực hiện sứ mệnh cách mạng ở mọi lúc, mọi nơi.”
Kể từ đó, Chủ tịch Kaysone Phomvihane đã nghiên cứu tất cả những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách kỹ lưỡng, từng dòng, từng phần để áp dụng vào cuộc sống và trong hoạt động chỉ đạo cách mạng Lào.
Chị Tavanh cho biết thêm tác phẩm có 6 phần, gồm Phê bình và sửa chữa; Mấy điều kinh nghiệm; Tư cách và đạo đức cách mạng; Vấn đề cán bộ; Cách lãnh đạo; Chống thói ba hoa. Nội dung trong cuốn sách đã nêu lên và giải quyết rất nhiều vấn đề vừa cơ bản vừa cấp bách, cả về lý luận và thực tiễn, của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tất cả các nội dung trong tác phẩm đều ngắn ngọn và súc tích, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng các từ ngữ rất dễ hiểu, để mọi người ai cũng có thể đọc hiểu và áp dụng.
Bởi vậy, ngay từ những lần đầu đọc cuốn sách này, chị Tavanh đã cảm nhận và hiểu được những nội dung rất hay, rất quan trọng trong cuốn sách, đặc biệt là lối sống giản dị, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư hay phong cách làm việc một cách rất khoa học và đầy tính kỷ luật của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giúp chị có thể vận dụng vào trong cuộc sống cũng như công việc hàng ngày.
Trong khi đó, ông Xayalath Vongyalat, Vụ trưởng Vụ Bảo tàng Kaysone Phomvihane và Di tích lãnh tụ cách mạng Lào, cho biết ông rất ấn tượng về các lãnh đạo Việt Nam và đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người luôn quan tâm đến phong trào cách mạng ở Lào. Trong mỗi tác phẩm do của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết đều có rất nhiều bài học hay mà ông có thể áp dụng vào trong cuộc sống và công việc hàng ngày.
Theo ông Xayalath Vongyalat, mối quan hệ hữu nghị vĩ đại Lào- Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong kính yêu đặt nền móng, các thế hệ kế tiếp của cả hai nước Việt Nam-Lào phải không ngừng vun đắp và phát triển, đưa mối quan hệ đặc biệt này ngày càng đi vào chiều sâu và mang lại lợi ích thực tế về cho người dân hai nước.
Ông Xayalath khẳng định Tư tưởng Hồ Chí Minh và Tư tưởng Kaysone Phomvihane là luôn lo cho người dân, cho đất nước; khi nào cũng lo lắng cho cuộc sống của người dân phải luôn được ấm no, hạnh phúc và làm sao để mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào-Việt Nam, Việt Nam-Lào mãi phát triển không ngừng.
Ông khẳng định sẽ tiếp tục nghiên cứu, học tập để kế thừa và giáo dục các thế hệ tiếp theo phải học tập và nghiên cứu tư tưởng lý luận của hai chủ tịch để áp dụng vào cuộc sống cũng như trong công việc hằng ngày./.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương, chế độ và trợ cấp theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP và Nghị định 73/2024/NĐ-CP -
Bài 3: Hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi -
Bài 2: Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi -
Bài 1: Hỗ trợ sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trong nước
- Tự hào 94 năm ngành Tuyên giáo!
- 70 năm Hiệp định Geneve: Sức ép trên bàn đàm phán hòa bình
- Ngày 5/6/1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước: Cuộc hành trình thay đổi vận mệnh dân tộc
- Bài học lớn nhất từ Hiệp định Geneve 1954 là tinh thần độc lập, tự chủ
- Miền ký ức thiêng liêng của “cô bé Trung Quốc” được chụp ảnh cùng Bác Hồ
- Quảng Nam: Trưng bày hình ảnh, hiện vật “Huyền thoại Trường Sơn”
- Ngày 7/5/1954: Toàn bộ quân địch đầu hàng, Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng
-
Cảm động danh sách ủng hộ đồng bào bão lũ từ một xóm nghèo ở Hà Tĩnh(Tapchinongthonmoi.vn) - Từng chịu cảnh ngộ đau thương do thiên tai tàn phá, một xóm nghèo ở xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã chia sẻ đồng bào lũ lụt miền Bắc bình quân mỗi hộ từ 500 trăm đồng đến 1 triệu đồng.
-
FPT Long Châu chung tay góp sức hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi mưa lũ(Tapchinongthonmoi.vn) - Hưởng ứng lời kêu gọi của Lãnh đạo Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam và các cơ quan trung ương...Hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu cùng Báo Sức khoẻ và Đời sống đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm chung tay góp sức, hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi mưa lũ
-
Ấm lòng người dân vùng lũ Yên BáiNgày 15/9/2024, Tạp chí Nông thôn mới (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Yên Bái, Hội ND xã Sơn Hải, Nhóm thiện nguyện từ tâm Hải Long (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đã có chuyến thăm và tặng quà cho người dân xã Tuy Lộc (TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái) bị thiệt hại nặng bởi lũ, lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra.
-
Hướng dẫn vệ sinh chuồng nuôi, khôi phục chăn nuôi sau bão lũĐể giúp bà con nông dân trở lại công việc chăn nuôi gia súc, gia cầm sau bão lũ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phổ biến, hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn và khôi phục, phát triển chăn nuôi. Do đó yêu cầu người chăn nuôi cần thực hiện những công việc sau để khôi phục đàn gia súc, gia cầm.
-
Thủ tướng: Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử tháchVới sáu điểm tựa Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi đồng bào, đồng chí “làm việc bằng hai,” “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm” để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3.
-
Thị trường chứng khoán: Dòng tiền sẽ chảy vào hay tiếp tục quan sát?Trong tuần giao dịch từ 9-13/9/2024, thị trường chứng khoán tiếp tục có tuần thứ 3 liên tiếp điều chỉnh giảm từ vùng đỉnh 1.290 điểm ở nhịp hồi phục trước đó. Giá trị giao dịch bình quân một phiên tiếp tục sụt giảm về 12.964 tỷ đồng/phiên. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng, tuy nhiên giá trị bán ròng có chiều hướng thấp dần ở các phiên cuối tuần.
-
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớnSáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
-
Thống kê ban đầu: Bão số 3 gây thiệt hại hơn 31.000 tỷ đồngTheo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra hơn 31.596 tỷ đồng. Hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê thiệt hại.
-
Mọi trẻ em đều phải được vui chơi, học tập và phát triển toàn diệnPhó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị các cấp, các ngành, đoàn thể, các bậc cha mẹ, thầy cô,… tiếp tục có nhiều hành động thiết thực hơn nữa, quan tâm, chăm lo, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để mọi trẻ em dù ở lứa tuổi nào, cấp học nào, miền núi hay đồng bằng, biên giới hay biển đảo xa xôi đều được vui chơi, học tập và phát triển toàn diện, được sống trong tình yêu thương, môi trường sống an toàn, lành mạnh.
-
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để đảm bảo an toàn?Trong số hàng cứu trợ người dân vùng bão, lũ có nhiều loại bánh chưng, bánh mỳ và nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến, được hút chân không để bảo quản.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
5 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay