52 năm ký Hiệp định Paris: Đỉnh cao của trí tuệ, bản lĩnh ngoại giao Việt Nam
Cách đây 52 năm, vào ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam chính thức được ký kết, đánh dấu một mốc son chói lọi trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của nhân dân ta và nền ngoại giao Việt Nam.
Thắng lợi này có ý nghĩa chiến lược, tạo nên cục diện mới để quân và dân ta tiến lên "đánh cho ngụy nhào" với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, mở ra kỷ nguyên hòa bình, độc lập, thống nhất và phát triển ở Việt Nam.
Cuộc đàm phán thế kỷ
Trong suốt tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam, ngoại giao luôn được coi là một mặt trận quan trọng góp phần đánh thắng các thế lực ngoại xâm. Đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhất là thời kỳ đàm phán ký kết Hiệp định Paris, ngoại giao ta đã phát huy vai trò là một mặt trận quan trọng, chủ động và tích cực đóng góp vào kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Chủ trương nâng đấu tranh ngoại giao thành mặt trận ngoại giao phối hợp với mặt trận chính trị và mặt trận quân sự được Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra tại Hội nghị lần thứ 13 (từ ngày 23 đến 26/1/1967).
Đảng ta chỉ rõ: “Đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn hội nghị những cái mà chúng ta đã giành được trên chiến trường."
Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, tình hình thay đổi hẳn theo hướng có lợi cho cách mạng Việt Nam, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ bị thất bại nặng nề, Tổng thống Johnson buộc phải “xuống thang” chiến tranh, tuyên bố đơn phương hạn chế ném bom miền Bắc và buộc phải chấp nhận đàm phán với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Ngày 3/4/1968, Chính phủ ta tuyên bố sẵn sàng cử đại diện tiếp xúc với Mỹ để xác định điều kiện thương lượng giữa hai bên, mở đầu cuộc tiến công trên mặt trận ngoại giao tại Hội nghị quốc tế Paris trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Ngày 13/5/1968, Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam chính thức khai mạc. Khác với Hội nghị Geneva năm 1954, khi đó ta "đánh rồi mới đàm," lần này ta vừa đánh vừa trực tiếp đàm phán với đối phương.
Trong giai đoạn 1 của Hội nghị (13/5 đến 31/10/1968), mục tiêu của ta là đòi Mỹ chấm dứt ném bom vô điều kiện miền Bắc. Giai đoạn này, đàm phán diễn ra gần như đồng thời với đợt hai và ba của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Hai mặt trận đánh-đàm đã có sự phối hợp, hỗ trợ cho nhau nhưng tác dụng trực tiếp còn ít vì trên bàn thương lượng, Mỹ chưa đi vào đàm phán thực chất, chưa "ngả bài" hoàn toàn. Ta chủ yếu đấu tranh để kéo Mỹ xuống thang từng bước.
Tháng 1/1969, Hội nghị 4 bên về Việt Nam chính thức họp phiên đầu tiên tại Paris. Lập trường bốn bên, mà thực chất là của hai bên, Việt Nam và Mỹ, giai đoạn đầu rất xa nhau, mâu thuẫn nhau, khiến cho các cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt trên bàn hội nghị, đến mức nhiều lúc phải gián đoạn thương lượng.
Tại hội đàm Paris, Việt Nam đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội và vũ khí ra khỏi miền Nam Việt Nam, xóa bỏ chính quyền bù nhìn tay sai, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam.
Mỹ muốn chấm dứt chiến tranh nhưng đòi hai bên cùng rút quân; đòi khôi phục lại khu phi quân sự và duy trì chính quyền Sài Gòn (nghĩa là vẫn muốn duy trì tình trạng chia cắt Việt Nam thành hai miền). Vì thế, trong thời gian hội đàm, cả hai đều tìm mọi cách giành thắng lợi quyết định về quân sự để thay đổi cục diện chiến trường, lấy đó làm áp lực cho mọi giải pháp chấm dứt chiến tranh trên thế mạnh mà cả hai phía đang giành giật trên bàn đàm phán nhưng chưa đạt kết quả.
Những thắng lợi quân sự của ta trong các Chiến dịch Đường 9-Nam Lào, Đông Bắc và Đông Nam Campuchia trong năm 1971; các Chiến dịch tiến công Trị-Thiên, Bắc Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Bình Định, Khu 8 Nam Bộ… trong năm 1972 đã làm quân Mỹ-nguỵ bị thiệt hại nặng nề, từng bước làm phá sản chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh," đặc biệt là cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm, đã tạo thế thuận lợi cho ta trên bàn đàm phán, phái đoàn Việt Nam đã chủ động tấn công trên bàn đàm phán với việc đưa ra Dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” (ngày 8/10/1972).
Lúc đầu, bản dự thảo được các bên nhất trí nhưng đến ngày 22/10/1972, phía Mỹ lật lọng viện dẫn chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đòi sửa đổi bản dự thảo.
Đêm 18/12/1972, tổng thống Mỹ Nixon ra lệnh ném bom hủy diệt Hà Nội và Hải Phòng bằng B-52. Cuộc đụng đầu lịch sử trong 12 ngày đêm được ví là "Trận Điện Biên Phủ trên không" kết thúc bằng việc hàng chục pháo đài bay B-52 và máy bay chiến đấu khác của Mỹ bị bắn rơi ngay trên bầu trời Hà Nội.
Thất bại của Mỹ trên chiến trường miền Nam cùng với thất bại của không quân chiến lược Mỹ trên bầu trời Hà Nội đã đẩy Mỹ vào thế thua không thể gượng nổi, buộc chúng phải nối lại đàm phán tại Paris.
Trên tư thế bên chiến thắng, phái đoàn ta tại cuộc đàm phán đã kiên quyết đấu tranh giữ vững nội dung của dự thảo Hiệp định đã thoả thuận, kết thúc đàm phán để đi đến ký kết.
Như vậy, với 201 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam và Mỹ, 500 buổi họp báo, gần 1.000 cuộc phỏng vấn và hàng nghìn cuộc míttinh chống chiến tranh, ủng hộ Việt Nam, cuộc đàm phán Paris về Việt Nam là đàm phán dài nhất trong lịch sử đấu tranh ngoại giao thế giới, kéo dài gần 5 năm (từ 13/5/1968 và kết thúc vào ngày 27/1/1973).
Đây thực sự là cuộc đấu trí vô cùng gay go, phức tạp, đầy kịch tính trên mặt trận ngoại giao, cuối cùng ta đã giành thắng lợi, góp phần quan trọng vào chiến thắng chung của toàn dân tộc. Đó cũng là Hội nghị thể hiện rõ nét nhất, hiệu quả nhất, thành công nhất của nghệ thuật kết hợp đánh-đàm dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Những giá trị to lớn
Hiệp định Paris được ký kết đã kết thúc thắng lợi cuộc đàm phán dài nhất, phức tạp nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam để chấm dứt cuộc chiến tranh dài nhất trong thế kỷ 20.
Thắng lợi này có ý nghĩa chiến lược, tạo nên cục diện mới để quân và dân ta tiến lên "đánh cho ngụy nhào" với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, mở ra kỷ nguyên hòa bình, độc lập, thống nhất và phát triển ở Việt Nam.
Chiến thắng vĩ đại này là kết tinh thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh vô cùng to lớn của quân và dân ta trên mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ Đồng khởi Bến Tre năm 1960, đến Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, Tiến công chiến lược Xuân-Hè năm 1972 và chiến thắng vang dội 12 ngày đêm "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không."
Ngoại giao đã trở thành một mặt trận tiến công, kết hợp nhuần nhuyễn và chuyển hóa hoàn toàn thắng lợi trên mặt trận chính trị, quân sự thành thắng lợi trên bàn đàm phán, thể hiện sáng ngời bản lĩnh, cốt cách và trí tuệ Việt Nam, thấm đượm tư tưởng, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.
Hiệp định Paris không chỉ là thắng lợi của nhân dân Việt Nam mà còn đi vào lịch sử cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, tự do, tiến bộ và công lý. Phong trào chống chiến tranh xâm lược phi nghĩa và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chính nghĩa của nhân dân Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và sâu rộng trên thế giới. Phong trào này đã trở thành biểu tượng của thời đại và tiêu biểu cho lương tri loài người.
Vì vậy, chiến thắng của nhân dân Việt Nam tại Hội nghị Paris cũng như trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng là chiến thắng của nhân dân thế giới trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình, là niềm cổ vũ lớn lao cho các dân tộc và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới vững tin vào chiến thắng của chính nghĩa, đạo lý và công lý.
Quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Paris là một pho sách vô cùng quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam với nhiều bài học mãi mãi còn nguyên giá trị.
Đó là bài học về phát huy sức mạnh tổng hợp chính trị-kinh tế, quốc phòng-an ninh và ngoại giao để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, phối hợp chặt chẽ giữa đấu tranh ngoại giao với đấu tranh quân sự, chính trị, lấy thắng lợi quân sự và chính trị là cơ sở để tiến công ngoại giao, đoàn kết quốc tế, cô lập kẻ thù.
Đó là bài học về quán triệt sâu sắc tư tưởng “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó còn là bài học sâu sắc về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đặc biệt, đó là bài học về giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong toàn bộ quá trình đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.
Trong công cuộc phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc, kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, bản sắc văn hóa và ngoại giao của dân tộc cùng với những bài học lịch sử của Hội nghị Paris, Việt Nam nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; từng bước xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân.
Đối ngoại-ngoại giao Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, góp phần tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; phục vụ đắc lực cho phát triển và nâng cao vị thế, uy tín và tầm vóc mới của đất nước.
Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 194 nước, vùng lãnh thổ trên khắp năm châu; xây dựng các mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với tất cả các cường quốc trên thế giới; đặc biệt có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với 9 quốc gia, gồm: Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Pháp và Malaysia.
Trên bình diện đa phương, Việt Nam ngày càng khẳng định năng lực, vai trò và trách nhiệm của mình trong các vấn đề quốc tế. Trên các diễn đàn quốc tế như ASEAN, Liên hợp quốc, Tiểu vùng Mekong, APEC, G20, BRICS, AIPA, Phong trào Không liên kết, Pháp ngữ, Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò chủ động, tích cực.
Lần đầu tiên chúng ta tổ chức thành công Diễn đàn tương lai ASEAN, thiết lập cơ chế trao đổi, thúc đẩy vai trò của Việt Nam trong định hình tương lai của ASEAN sau năm 2025, tầm nhìn đến 2045.
Năm 2025 là năm quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt đối với dân tộc ta, là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm thống nhất đất nước, năm cuối quyết định việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, đồng thời cũng là năm bản lề bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đất nước ta đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, đặt ra những nhiệm vụ mới cho đối ngoại, ngoại giao.
Tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao tháng 8/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã yêu cầu trong thời gian tới, công tác đối ngoại, ngoại giao cần "chủ động, kịp thời phát hiện cơ hội, thách thức, tăng cường đóng góp tích cực của ngoại giao trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước," "nâng tầm, mở rộng đóng góp của Việt Nam cho sự nghiệp cách mạng thế giới, cho hòa bình, hợp tác, phát triển và tiến bộ của nhân loại" và "lan tỏa mạnh mẽ phiên bản Việt Nam độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác, hữu nghị, phát triển, phồn vinh, hạnh phúc."
Do đó, nhiệm vụ bao trùm của đối ngoại-ngoại giao trong năm 2025 cũng như cho kỷ nguyên mới là tiếp tục kế thừa các mục tiêu, nguyên tắc, phương châm, phương thức đối ngoại đã được khẳng định trong chặng đường 80 năm của nền đối ngoại, ngoại giao cách mạng Việt Nam.
Và những bài học kinh nghiệm trong Hội nghị Paris và Hiệp định Paris vẫn còn nguyên giá trị thời đại, rất cần được tiếp tục vận dụng sáng tạo để triển khai thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng trong thời kỳ mới./.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
"Chiến thắng 7/1 đã khắc sâu vào tâm khảm của nhân dân Campuchia" -
“Thực là một đội quân kỳ lạ” -
Kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam: Thành Nhà Hồ mở cửa miễn phí đón du khách -
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn in sâu trong tâm thức người dân Lào
- Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương, chế độ và trợ cấp theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP và Nghị định 73/2024/NĐ-CP
- Bài 3: Hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi
- Bài 2: Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi
- Bài 1: Hỗ trợ sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trong nước
- Tự hào 94 năm ngành Tuyên giáo!
- 70 năm Hiệp định Geneve: Sức ép trên bàn đàm phán hòa bình
- Ngày 5/6/1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước: Cuộc hành trình thay đổi vận mệnh dân tộc
-
Giúp nông dân vượt khó, khôi phục sản xuất(Tapchinongthonmoi.vn) - Bão số 3 (bão Yagi) đã để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân Hải Phòng. Với quyết tâm hỗ trợ nông dân khắc phục khó khăn, đồng thời mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng, Hội Nông dân các cấp trên địa bàn thành phố đã nhanh chóng hỗ trợ vốn vay, tăng cường tuyên truyền đến các hội viên nông dân áp dụng kỹ thuật, giúp nông dân khôi phục sản xuất, đảm bảo năng suất, sản lượng.
-
Chủ tịch Quốc hội thăm, tặng quà các gia đình chính sách tại thành phố Cần ThơChủ tịch Quốc hội mong muốn trong thời gian tới, lãnh đạo thành phố tiếp tục chăm lo Tết cho gia đình chính sách, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, công nhân lao động...
-
52 năm ký Hiệp định Paris: Đỉnh cao của trí tuệ, bản lĩnh ngoại giao Việt NamHiệp định Paris không chỉ là thắng lợi của nhân dân Việt Nam mà còn đi vào lịch sử cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, tự do, tiến bộ và công lý.
-
Sáng kiến “tiết kiệm nghìn tỷ” cho ngành Nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) - Sinh ra và lớn lên ở làng quê, không đành lòng trước cảnh được mùa mất giá, anh Lương Văn Trường, sinh năm 1990, ở xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đã quyết định thi vào Trường Đại học Đà Lạt theo học ngành Công nghệ sau thu hoạch và tốt nghiệp năm 2011. Ra trường, anh quyết định theo đuổi đam mê làm ruộng và đã có sáng kiến giúp tiết kiệm khoảng hơn 3.000 tỉ đồng cho ngành Nông nghiệp.
-
Bắt giữ nhóm lừa đảo chiếm đoạt gần 106 tỷ đồng trên không gian mạngCác đối tượng trên đã thực hiện hàng nghìn giao dịch chuyển và nhận tiền từ các vụ lừa đảo của rất nhiều bị hại trên toàn quốc với tổng số tiền giao dịch ban đầu khoảng 105 tỷ 999 triệu đồng.
-
Nhu cầu tuyển dụng lao động giáp Tết lớn, cơ hội nhận mức lương tốtTại nhiều thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, cuối năm nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lớn, đặc biệt là lao động thời vụ để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịp cuối năm.
-
Thông xe nút giao IC 13 nối thành phố Yên Bái với cao tốc Nội Bài-Lào CaiNút giao IC13, đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai chính thức đi vào hoạt động vào 17h chiều 25/1; đây là nút giao thứ 2 nối thành phố Yên Bái với đường cao tốc này, là nút giao thứ 3 nối với tỉnh Yên Bái.
-
Thủ tướng: Thanh Hóa phấn đấu là cực tăng trưởng của miền Bắc và cả nướcTrong không khí cả nước mừng Đảng, mừng Xuân, hân hoan đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, sáng 26/1 (tức 27 Tết), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân lao động huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá.
-
Nông sản Việt vươn lên bàn tiệc 5 sao(Tapchinongthonmoi.vn) - Chuẩn bị mùa Giáng sinh và năm mới 2025, anh Nguyễn Đức Quỳnh, giới thiệu lên trang mạng xã hội của mình những hình ảnh tươi mới về nông sản vùng rừng núi Tây Giang (Quảng Nam). Anh kể rằng, đây chỉ là một phần những gì anh và các cộng sự đang làm, đưa hương vị thiên nhiên về với thành phố, và để những món ăn Việt Nam, từng bước, từng bước, vươn mình lên bàn tiệc 5 sao.
-
Lúa Đông xuân rớt giá, nông dân lo lắng ngày cận Tết(Tapchinongthonmoi.vn) - Gần Tết Nguyên đán, niềm vui được mùa của bà con nông dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang bị che phủ bởi nỗi lo giá lúa đông xuân giảm mạnh. Mức giá thấp kỷ lục, giảm từ 2.000 - 2.400 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái khiến người trồng lúa đứng ngồi không yên.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Long An đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu nghị quyết năm 2024 -
3 Hội Nông dân Việt Nam mang "quà Xuân" đến với các hộ nghèo ở Thanh Hóa -
4 Cao Bằng: Phục hồi và tập huấn bài quyền thuật cổ Tày, Nùng cho đồng bào các dân tộc miền phên giậu Tổ quốc -
5 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm