
Hòa Bình: Hệ lụy từ những“hạt sạn“ của Dự án Cụm công nghiệp Tiên Tiến
Nhiều năm, người dân sống lay lắt, tạm bợ bởi Cụm công nghiệp Tiên Tiến

Chủ tịch UBND xã được sửa nhà, nhà người dân dột nát, tường nứt nguy hiểm lại không được sửa
Như Tạp chí Nông thôn mới Điện tử đã thông tin ở bài viết: "Hòa Bình: Một hộ dân bức xúc khi bị cưỡng chế phá dỡ nhà". Theo đó, liên quan đến việc thu hồi đất phục vụ dự án Cụm công nghiệp Tiên Tiến, hộ gia đình ông Đỗ Văn Năm, thôn Trung Mường đã bị UBND xã Quang Tiến tiến hành cưỡng chế ngày 25/3/2023 vì xây nhà trong khu quy hoạch dự án. Nguyên nhân dẫn đến việc gia đình ông Năm xây nhà, là vì không được UBND xã Quang Tiến gửi thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi và các thông tin khác liên quan đến dự án Cụm công nghiệp Tiên Tiến, nên không biết diện tích đất ông xây nhà nằm trong quy hoạch dự án trên (?!). Việc bị cưỡng chế, khiến gia đình ông rất bức xúc, nên đã gửi đơn lên UBND thành phố và tỉnh Hòa Bình kiến nghị, làm rõ.

Ông Đỗ Văn Năm cho biết, cùng với thời gian gia đình ông xây nhà, ông Nguyễn Văn Nam – Chủ tịch UBND xã Quang Tiến cũng tiến hành sửa ngôi nhà cấp 4, mà ông đã đóng cửa không ở từ lâu. Việc ông Nam bỗng sửa nhà đã lâu không ở, khiến người dân xóm Trung Mường đặt ra nhiều câu hỏi. Vì sao ông Nam lại được sửa nhà, trong khi nhiều hộ dân làm đơn không được sửa, mặc dù nhà đã dột nát, tường nứt có nguy cơ sập đổ. Hay diện tích nhà ông Nam không thuộc diện bị thu hồi? Hay vì một lý do nào đó...?
Bà Nguyễn Thị Vân, xóm Trung Mường, xã Quang Tiến cho biết, gia đình bà có 500m2 đất, trong đó có 300m2 đất thổ cư, năm 2006 gia đình bà thuộc diện hộ nghèo, nên đã được Nhà nước tặng nhà tình thương theo chương trình 134, với số tiền là 7.000.000 đồng, cộng với tiền gia đình có, đã xây được ngôi nhà cấp 4 khoảng 30m2. Sau gần 20 năm sử dụng đến nay ngôi nhà đã xuống cấp nghiêm trọng, nên gia đình đã gửi đơn lên xã xin sửa chữa, nhưng không được UBND xã Quang Tiến chấp nhận.

“Trước đó, gia đình tôi đã nhiều lần gửi đơn lên xã xin sửa lại nhà, nhưng ông Nguyễn Văn Nam – Chủ tịch UBND xã không đồng ý, ông bảo đất nhà tôi nằm trong quy hoạch dự án Cụm công nghiệp Tiên Tiến, nên gia đình đành dùng bạt che, đến nay trên mái nhà đã 3 lớp bạt, nhưng hễ mưa là dột cả nhà không có chỗ ngủ. Gần đây nhất, ngày 24/5/2023, gia đình tôi tiếp tục làm đơn, có sự xác nhận của ông Nguyễn Đức Chính – Trưởng xóm Trung Mường về thực trạng của gia đình tôi quá xuống cấp, dột nát, còn tường thì nứt toác do máy lu dự án gây nên, nhưng ông Chủ tịch UBND xã vẫn không đồng ý cho gia đình tôi sửa nhà” – bà Vân cho biết.
Bà Vân dẫn chúng tôi vào nhà, chỉ tay lên bức tường nứt toác, những cây luồng đã mục nát, những viên ngói mục vỡ nát để lộ ra khoảng trời sáng, bà bức xúc nói: “Nhà như thế này mà lãnh đạo xã vẫn không cho sửa, nhỡ mùa mưa bão đến nhà đổ sập, gây thương tích cho gia đình tôi thì ai chịu trách nhiệm? Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Nam – Chủ tịch UBND xã Quang Tiến đã mua đất xây nhà 2 tầng ở xóm Văn Minh, xã Quang Tiến mấy năm nay, ông có nhà xây khang trang rồi, ngôi nhà cũ ở xóm Trung Mường lâu nay ông có ở đâu, sao ông vẫn được phép sửa lại, mà gia đình tôi lại không được sửa?”.

Tương tự, gia đình ông Đinh Văn Chung, cạnh nhà bà Vân, cũng trong tình trạng sập xệ, tường nứt, nhưng cũng không được sửa chữa, đành phải chịu cảnh sống chung với mưa, nắng, ngập lụt.
“Nhà tôi có 4 nhân khẩu, với 896m2 đất, trong đó 300m2 đất thổ cư. Năm 2012 gia đình tôi xây dựng ngôi nhà cấp 4 khoảng 40m2, lợp bằng phipro xi măng, đến nay luồng, gỗ đã mục nát, mái phipro xi măng thì vỡ, nhưng không xã không cho sửa lại, khiến gia đình tôi rất khổ sở mỗi khi trời mưa gió. Nhiều hôm nửa đêm, cả nhà phải chạy vào nhà bố mẹ đẻ cách hơn 1km để ở nhờ, vì nhà dột, gió to sợ đổ sập” – ông Chung tâm sự.

Trao đổi với chúng tôi về những thông tin người dân phản ánh nêu trên, ông Nguyễn Văn Nam – Chủ tịch UBND xã Quang Tiến thừa nhận ông có một ngôi nhà ở xóm Văn Minh. Còn lý do ông sửa nhà cũ ở xóm Trung Mường là vì nhà ông xuống cấp và việc ông sửa nhà đã xin phép cấp trên. Tuy nhiên, khi chúng tôi đề nghị cung cấp giấy tờ thì ông không cung cấp được?!
Chúng tôi tiếp tục đặt câu hỏi, vì sao gia đình ông được sửa nhà, còn người dân thì không được sửa, diện tích nhà ông có nằm trong diện thu hồi của dự án Cụm công nghiệp Tiên Tiến hay không? Ông Nguyễn Văn Nam – Chủ tịch UBND xã Quang Tiến cho biết, gia đình ông có 300m2 đất thổ cư và khoảng 200m2 đất trồng cây lâu năm, còn ngôi nhà ông sửa khoảng 74m2, toàn bộ diện tích đất nhà ông nằm trong diện thu hồi của dự án và hiện đã kiểm đếm xong.

Theo ông Nam, sửa nhà thì được, nhưng một số hộ muốn xây lại nên xã không đồng ý, còn nếu sửa chữa thì xã sẽ xem xét. Tuy nhiên thực tế lại khác, người dân đã nhiều lần gửi đơn, trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa được xã “xem xét” để sửa lại ngôi nhà dột, rách nát, không biết sập lúc nào?!
“Tôi đang đề nghị với Chủ đầu tư (Công ty Cổ phần Thương mại Dạ Hợp – PV), Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP. Hòa Bình xem xét bỏ ra ngoài dự án diện tích của 3 hộ gồm gia đình tôi, ông Đỗ Văn Năm và Nguyễn Văn Ngà, tổng khoảng 1.200m2, trong đó khoảng 700m2 đất thổ cư, vì tính ra diện tích đất thu hồi không được mấy, so với đất tái định cư phải trả cho dân”, ông Nguyễn Văn Nam cho biết thêm.

Chuồng trại bỏ không, phòng trọ để trống
Hơn năm nay, khu chuồng nuôi lợn của gia đình bà Nguyễn Thị Vân buộc phải bỏ không, sau lần ngập lụt suýt nữa thì chết mất hơn 30 con lợn đang đến kỳ xuất chuồng. Bà Vân cho biết, chục năm nay gia đình bà sống chủ yếu bằng nghề nuôi lợn, gà. Theo đó, mỗi năm bà nuôi 2 lứa lợn, mỗi lứa khoảng 30 – 40 con và khoảng 100 con gà, trừ chi phí lãi từ 70 – 100 triệu đồng/năm, nhưng hơn năm nay gia đình đành bỏ chuồng không vì nuôi sợ mưa nước ngập chết lợn.

“Năm ngoái súyt nữa thì tôi mất toi 30 con lợn, vì mưa lớn ập đến trong đêm, chỉ vài tiếng đồng hồ, khu nhà tôi đã ngập trắng vào tận giường, các con phải chạy đi ở nhờ lúc nửa đêm trong mưa. Cũng may tôi kịp cắt cầu dao điện, rồi hai vợ chồng vội lao vào chuồng lợn bì bõm đẩy từng con lợn lên khu đất dự án, chứ chậm tí nữa là đàn lợn chết đuối hết”, bà Vân cho biết.
Theo bà Vân, trận mưa hôm đó, gia đình bà chết mất 50 con gà, hỏng 1 máy giặt, máy cưa điện, máy bơm nước và 2 cái quạt, giếng ăn thì ô nhiễm không thể ăn được, nên gia đình phải mua nước đóng bình để ăn, còn tắm giặt vẫn phải dùng nước giếng ô nhiễm, nhưng xã chỉ hỗ trợ 2 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến việc ngập lụt này, là 2 năm nay dự án Cụm công nghiệp Tiên Tiến san lấp mặt bằng, các con mương đã bị bịt hết, cả xóm Trung Mường nằm lọt thỏm giữa Cụm công nghiệp Tiên Tiến, không một lối thoát nước, nên khi mưa là cả xóm thành ao, thành hồ.

Dẫn chúng tôi vào khu chuồng nuôi lợn đầy rẫy màng nhện chăng, tường thì nứt toác, 4 tháp thông minh đựng thức ăn cho lợn bằng inox cũng đã hoen rỉ, ông Đinh Văn Chung phàn nàn: “Chúng tôi cần có câu trả lời của lãnh đạo UBND xã Quang Tiến, TP Hòa Bình rằng bao giờ thì dự án thu hồi đền bù cho chúng tôi; bao giờ thì chúng tôi có tái định cư để ở. Chứ bắt chúng tôi hết năm này qua năm khác sống trong cảnh tạm bợ, thiếu thốn, chăn nuôi thì không chăn nuôi được, vườn cây cối thì chết hết, thử hỏi chúng tôi lấy gì để sống”.
Khoảng tháng 5 năm 2023, gia đình bà Đinh Thị Sáu cũng bị ngập lụt, làm 80 con gà, ngan bị chết, khi đó ông Nguyễn Văn Hoa – Phó Chủ tịch UBND xã Quang Tiến xuống kiểm tra và hôm sau ông Nguyễn Văn Nam – Chủ tịch UBND xã Quang Tiến có xuống kiểm kê, rồi sau đó hỗ trợ cho gia đình Sáu 700.000 đồng.
“Gia đình tôi bị thiệt hại 80 con gà, ngan đựng đầy 2 bao tải, khoảng hơn 1 tạ, mà xã chỉ hỗ trợ có 700.000 đồng. Tôi không hiểu UBND xã Quang Tiến căn cứ vào đâu mà hỗ trợ người dân như vậy?” – bà Sáu phân trần.

Ông Nguyễn Văn Hữu, 49 tuổi, thôn Trung Mường, xã Quang Tiến cho biết, 2 năm nay Cụm công nghiệp Tiên Tiến đổ đất san lấp bao quanh nhà ông, bịt hết cống thoát nước, nên khi mưa xuống khu nhà ông trở thành cái rốn nước.
“Gia đình tôi có 4 phòng trọ cho công nhân thuê, nhưng hơn năm nay không ai dám thuê nữa, vì cứ mưa là ngập. Năm ngoái, nửa đêm mưa to, các công nhân chắc làm mệt nên ngủ say không biết, khi nước ngập đến ướt giường mới tỉnh ngủ dậy chạy, đồ đạc, quần áo ướt, hỏng hết. Mỗi năm 4 – 5 trận ngập, nên họ không dám thuê nữa, khiến gia đình tôi thất thoát kinh tế 3 – 4 triệu đồng/tháng” – ông Hữu cho hay.


-
Giá đất nông nghiệp tăng là cơ hội để đất không lãng phí
-
Thị trường bất động sản 2025: Làm thế nào để tránh “những cơn nóng lạnh”
-
Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp nhà nước
-
Tiếp tục đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Khẩn trương ban hành các văn bản quy định Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh BĐS
- Bài 2: Cần sớm xử lý triệt để những sai phạm trong quản lý đất đai tại xã Văn Phú
- Ý kiến luật sư: Cần khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm
- Hà Nội triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024
- Bài 1: Một gia đình xây 4 ngôi nhà kiên cố trên đất công, đất nông nghiệp
- Hòa Bình: Xung quanh vấn đề người dân chưa đồng thuận với Dự án Cụm Công nghiệp Tiên Tiến
- Kiểm kê chi tiết đất sân golf, cảng hàng không và sân bay từ ngày 1/8
-
Trà hoa vàng và câu chuyện phát hiện, bảo tồn cây dược liệu quý ở Thái NguyênTheo PGS.TS Trần Ninh, trong gần 30 năm gắn bó cùng các đồng nghiệp, ông đã đi khắp các vùng miền Việt Nam và phát hiện được 25 loài trà hoa vàng mới cho khoa học. Ông đã đặt tên cho loài hoa trà hoa vàng bản địa Thái Nguyên trên dãy núi Tam Đảo là Hakodae Ninh. Từ những phát hiện trên, "Nhà Khoa học của nhà nông" Phạm Thị Lý đã lựa chọn trà hoa vàng để đưa vào "mô hình đa hệ sinh học dược liệu dưới tán rừng".
-
Lễ hội Cà phê lần thứ 9: “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”Ngày 26/2, tại tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Họp báo Lễ hội Cà phê lần thứ 9 năm 2025, với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”. Đây là sự kiện thiết thực, ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk.
-
Người bác sỹ già cứu sống nhiều bệnh nhân tim mạch nguy kịchVới tâm huyết, kinh nghiệm và tay nghề cao, dù đã nghỉ hưu hơn 10 năm, bác sỹ Huy vẫn trực tiếp tham gia nhiều ca can thiệp tim mạch phức tạp, cứu sống nhiều bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch.
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bảo đảm người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế gần nhất với chất lượng tốt nhấtTối 26/2, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Y tế tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) với chủ đề “Bản hùng ca người chiến sĩ áo trắng”. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo.
-
Vinamilk đồng hành cùng Giải chạy vì cộng đồng nhân dịp 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt NamVinamilk đã đồng hành cùng với hơn 1.000 nhân viên y tế, runner tại giải chạy “Run With Me - Cộng Đồng Khỏe” nhân kỉ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2025). Đây là một trong nhiều hoạt động Vinamilk phối hợp cùng ngành y trong suốt thời gian qua hướng đến chăm sóc sức khỏe người Việt.
-
“Trong ngành y, đào tạo thực tế là rất quan trọng”Cách đây không lâu, trên một chuyến máy bay, có 1 nữ hành khách quốc tế lên cơn đau bất ngờ, cần sự giúp đỡ ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Tiếp viên trưởng ra tín hiểu khẩn tới toàn kíp bay và hành khách: “Có ai trong đoàn bay là bác sĩ không? Chúng tôi cần được giúp đỡ!”.
-
Ông Vũ Đức Thuận được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn LaNgày 26/2, tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức công bố các quyết định về công tác cán bộ tại Hội Nông dân tỉnh Sơn La. Dự Hội nghị có các ông Lò Minh Hùng, Phó Bí thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Sơn La, lãnh đạo huyện ủy Mường La.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khánh thành Viện Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe Cán bộ Trung ươngNhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025), sáng 25/2, tại Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tổ chức Lễ khánh thành hai tòa nhà: Viện Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe Cán bộ Trung ương (A11) và Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm (A4), góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ của Bệnh viện hạng đặc biệt trong công tác khám, chữa bệnh cho các cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân.
-
Trải nghiệm Xuân vùng cao Hà Giang theo những cung đường “hot” nhấtSức hút từ những điểm đến hoang sơ và độc đáo như cung đường Hà Giang cho thấy du khách trong nước và quốc tế ngày càng muốn có những trải nghiệm chân thực, yêu thích phiêu lưu và khám phá văn hóa.
-
Phú Mỹ và Hanwa ký kết biên bản ghi nhớNgày 24 tháng 2 năm 2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo – Phú Mỹ) và Công ty Hanwa (Nhật Bản) đã chính thức ký kết Biên bản Ghi nhớ (MoU), đánh dấu cột mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai bên. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng với sự tham dự của Ban lãnh đạo cấp cao từ cả Phú Mỹ và Hanwa.