Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội
Tham dự hội nghị có ông Hồ Thanh Sơn – Phó Bí thư Thường trực tỉnh uỷ Đồng Nai, cùng lãnh đạo Hội ND 8 tỉnh thuộc Cụm thi đua số 4 gồm TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận. .
Phát biểu tại Hội nghị, ông Phan Như Nguyện - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã biểu dương và đánh giá các Hội ND các tỉnh trong Cụm thi đua số 4 đã vượt qua nhiều khó khăn, có nhiều cách làm sáng tạo, tâm huyết, góp phần khẳng định hơn vai trò vị thế của Hội Nông dân, đóng góp tích cực hơn vào phát triển kinh tế xã hội ở từng địa phương. Hội Nông dân 8 tỉnh thành trong Cụm đều hoàn thành đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam giao năm 2024.
Nhiều tỉnh đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra
Báo cáo tại Hội nghị, ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai cho biết: Trong năm 2024, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo Hội Nông dân các cấp triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị, đến nay, Hội ND tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Tỉnh ủy, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam giao. Với một số nội dung nổi bật như: Có 18/18 chỉ tiêu đạt và vượt, trong đó có 17 chỉ tiêu vượt và 1 chỉ tiêu đạt 100% so với kế hoạch Trung ương Hội giao như: Số cán bộ, hội viên được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách pháp, luật của nhà, Nghị quyết, Chỉ thị của Hội vượt 82%; thành lập chi hội nông dân nghề nghiệp vượt 480%; Số cán bộ Hội chuyên trách các cấp và Chi hội trưởng chi Hội Nông dân được trang bị kiến thức về nông nghiệp, kinh tế nông thôn, nghiệp vụ công tác Hội vượt 231%; tăng trưởng Quỹ Hỗ trợ nông dân, trong đó 2% là vận động từ nguồn ngoài ngân sách vượt 139%; số hội viên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vượt 149%; cơ sở Hội xây dựng được mô hình về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vượt 243%... Đặc biệt, hiện nay, huyện Xuân Lộc đã cơ bản hoàn thành tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu và đang trình các bộ, ban ngành công nhận.
Ông Đỗ Ngọc Huy - Chủ tịch Hội ND tỉnh Bình Dương cũng thông tin các thành quả đạt được như Hội ND tỉnh đã tổ chức triển khai chương trình liên kết 6 nhà, tạo chuỗi liên kết hỗ trợ nông dân nâng cao giá trị sản phẩm nông sản giai đoạn 2024-2028 tổ chức ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh với các đơn vị như: Hội Nông dân thành phố Hà Nội, Hội Nông dân tỉnh Bình Phước, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai, Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang; với Sở Công thương, Liên Minh hợp tác xã tỉnh, Viễn thông Bình Dương, các Ngân hàng thương mại (SHB, Agribank, Vietcombank, Viettinbank ....), Công ty TNHH tập đoàn An Nông, Công ty cổ phần giải pháp công nghệ Filex, Hội Doanh nhân trẻ, Viện Phát triển ứng dụng (Trường Đại học TDM), Chương trình phối hợp giữa các Trung tâm Hỗ trợ nông dân thuộc cụm thi đua số 4.
Trong năm qua, Hội Nông dân TP.HCM cũng đã tập trung phối hợp tháo gỡ khó khăn trong xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Một điểm nhấn khác là Hội Nông dân TP.HCM ra mắt Câu lạc bộ sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Bình Chánh với 24 hội viên. Đây là Câu lạc bộ sản phẩm OCOP đầu tiên của Thành phố.
Đề xuất tháo gỡ khó khăn của các cấp Hội
Ngoài những thành tích đáng khích lệ của năm đầu nhiệm kỳ, vẫn tồn tại những khó khăn mà Hội ND một số tỉnh còn đang vướng mắc và cần có sự hỗ trợ của Trung ương Hội. Ông Trần Văn Vinh - Chủ tịch Hội ND tỉnh Bình Phước cho rằng việc giao chỉ tiêu phát triển hội viên thì Trung ương Hội nên xem xét đối với Bình Phước trong giai đoạn vừa qua và hướng những năm tới dựa trên cơ cấu ngành Nông nghiệp. Theo đó, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ giảm dần so với các ngành công nghiệp, dịch vụ, do vậy Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Bình Phước đang ưu tiên tập trung vào công tác quản lý, nâng cao chất lượng hội viên, hội viên nòng cốt thay cho việc đẩy mạnh phát triển số lượng hội viên.
“Kính đề nghị giao chỉ tiêu phát triển hội viên mới cho Bình Phước khoảng 2.500 hội viên/năm. Đồng thời, để hỗ trợ nguồn lực cho các chi Hội nghề nghiệp, tổ Hội nghề nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, xin đề xuất với T.Ư Hội: Bổ sung tăng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, các chương trình dự án cho Hội Nông dân tỉnh Bình Phước”, ông Vinh đề xuất.
Một vấn đề khó khăn được đa số các Hội ND nêu ý kiến trong Hội nghị lần này chính là chỉ tiêu tăng trưởng Quỹ Hỗ trợ Nông dân và cài đặt, kích hoạt và sử dụng App Nền tảng số Nông dân Việt Nam. Công tác vận động, tuyên truyền hội viên nông dân xây dựng kinh tế tập thể ở các địa phương tuy vượt chỉ tiêu nhưng vẫn chưa được đông đảo nông dân tích cực hưởng ứng do hiệu quả hoạt động, nhất là hiệu quả kinh doanh của các HTX trước đây vẫn chưa nổi bật, nhân sự điều hành khó khăn về chuyên môn. Một số cơ sở Hội triển khai thực hiện các phong trào thi đua của Hội chưa bám sát thực tế nên hiệu quả hoạt động một số phong trào nông dân chưa cao.
Trong việc triển khai các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 37 về Quỹ Hỗ trợ nông dân, bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh - Phó chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM đề nghị, cần tạo điều kiện cho hội viên nông dân kinh doanh dịch vụ được vay vốn từ nguồn Quỹ. Điều này phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp đô thị tại TP.HCM.
Ông Lê Thanh Hùng – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Trung ương Hội có hướng dẫn cụ thể hơn với cài đặt App, nhằm tận dụng tối đa tính năng của nền tảng số Nông dân Việt Nam, đảm bảo tính tương thích và hiệu quả hoạt động.
Bà Trương Thị Kim Phượng, Phó chủ tịch Hội ND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đưa ra kiến nghị: “Trung ương Hội có hướng dẫn cụ thể hơn về cách quản lý hội viên cũng như việc khai thác các tính năng của Mini App nhằm tận dụng tối đa tính năng của nền tảng số Nông dân Việt Nam, đảm bảo tính tương thích và hiệu quả hoạt động. Đồng thời, kính đề nghị Trung ương Hội tháo gỡ khó khăn về kinh phí triển khai mini App để các đơn vị có điều kiện thực hiện trong năm 2025”.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Ông Phan Như Nguyện - Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khẳng định: Trung ương Hội Nông dân ghi nhận các ý kiến đề xuất và sẽ chỉ đạo khắc phục những vấn đề mà các cấp Hội địa phương đã phản ánh. Mặc dù tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Cụm thi đua số 4 có nhiều thuận lợi, song vẫn đang đối diện nhiều khó khăn thách thức. Để phát huy hơn nữa hiệu quả phong trào và công tác Hội ở Cụm thi đua số 4, các cấp Hội và tự thân nông dân phải nỗ lực hơn nữa để đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Các cấp Hội cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đưa nông dân trở thành lực lượng kinh tế, chính trị, xã hội mạnh mẽ ở địa phương. Hiện nay, Đảng và Nhà nước đẩy mạnh việc thực hiện liên kết vùng, nội vùng. Hội Nông dân các tỉnh thành cũng cần xác định thế mạnh, nội dung cụ thể để liên kết, hỗ trợ lẫn nhau cũng như tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm thông qua ký kết chương trình phối hợp, đặc biệt là ký kết phối hợp quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và tổ chức các hoạt động an sinh xã hội giữa các địa phương trong cụm.
-
Sát cánh cùng nông dân vượt khó, Cụm thi đua số 1 đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong công tác Hội -
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh: "Thành phố sẽ tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ nông dân..." -
Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
"Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ
- Nghệ An: Hội nghị truyền thông vận động nông dân xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Nhân rộng mô hình, đưa hoạt động nông dân tham gia bảo vệ môi trường đi vào chiều sâu, bền vững
- Năm 2024, đạt và vượt 16/18 chỉ tiêu Trung ương Hội giao
- Thừa Thiên Huế: Mô hình nông dân bảo vệ môi trường sẽ thành điểm sáng và lan tỏa, nhân rộng
- Lan toả cách làm hiệu quả trong việc phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt nông thôn của Hội Nông dân
- Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn
- 13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5 hoàn thành chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giao
-
Điểm sáng nhân rộng mô hình hợp tác hỗ trợ nông dân bảo vệ môi trườngNhằm chung tay, góp phần làm giảm thiểu những tác hại đối với môi trường, những năm qua Hội Nông dân các cấp trong tỉnh Bình Định đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực mang lại hiệu quả về bảo vệ môi trường nông thôn, nhất là ở các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
-
Thị trường chứng khoán: Chuyển biến tích cực trong tháng cuối cùng của nămTrong tuần giao dịch từ ngày 25-29/11/2024, thị trường chứng khoán Việt Nam có tuần thứ 2 hồi phục từ mốc 1.197,99 điểm lên lại 1.250,46 điểm. Giá trị giao dịch bình quân giảm xuống còn 11.247 tỷ đồng/ngày. Bên cạnh sự phục hồi tích cực của chỉ số, nhóm nhà đầu tư nước ngoài đảo chiều mua ròng, góp phần cải thiện tâm lý thị trường.
-
Chính sách ưu đãi xây dựng công trình nước sạch ở nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 10/2024/QĐ-TTg “về tín dụng thực hiện cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn”. Đây là một chính sách có ý nghĩa xã hội và mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng sống cho người dân nông thôn.
-
Chủ tịch nước: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Tòa ánChủ tịch nước đề nghị ngành Tòa án thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy; gắn đổi mới tổ chức bộ máy với đổi mới phương thức lãnh đạo.
-
Thái Nguyên: Hơn 590 hợp tác xã nông nghiệp khẳng định sức mạnh của kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Với hơn 590 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động, tỉnh Thái Nguyên khẳng định sức mạnh của kinh tế tập thể trong phát triển nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân và thúc đẩy kinh tế địa phương.
-
Bài cuối: Giảm nghèo và làm giàu bền vững trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sơn LaBài toán giảm nghèo ngày nay không chỉ gắn với giải quyết thu nhập mà còn là bảo đảm cho bà con được tiếp cận các dịch vụ cơ bản. Trong giai đoạn tới, để duy trì những kết quả đã đạt được, đồng thời, đối mặt với những thách thức mới như biến đổi khí hậu, Sơn La đã có những chính sách toàn diện, có tính đồng bộ để phát triển sinh kế bền vững cho người dân.
-
Công điện của Thủ tướng về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phíCông điện số 125/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
-
Xuất khẩu thủy sản lập kỷ lục tự tin cán mốc 10 tỷ USD(Tapchinongthonmoi.vn) - Sau khi đạt mức đỉnh 1 tỷ USD trong tháng 10, xuất khẩu thủy sản tháng 11 tuy chững lại nhẹ nhưng vẫn duy trì tăng trưởng ấn tượng, với giá trị đạt 924 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, tính chung 11 tháng đầu năm, ngành này thu về gần 9,2 tỷ USD từ thị trường nước ngoài.
-
Thủ tướng: Sớm làm chủ công nghệ điện gió ngoài khơi, hình thành trung tâm năng lượng tái tạo tầm cỡ thế giớiTối 1/12, tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chuỗi các sự kiện về dầu khí và điện gió ngoài khơi có quy mô nhiều tỷ USD, đánh dấu bước ngoặt phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC).
-
Dự kiến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan báo chíTrưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt các nội dung chính trong triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, trong đó, dự kiến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan báo chí.
-
1 Hướng dẫn cách nuôi gà an toàn khi thời tiết giao mùa -
2 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
3 Hưng Yên: Trồng nhãn hữu cơ nâng tầm thương hiệu nhãn "tiến Vua" -
4 Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắc -
5 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển