Khai mạc Triển lãm tranh, tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Đến dự buổi lễ có Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Lê Hải Bình; Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Vũ Việt Trang cùng đại diện lãnh đạo Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
Tái hiện bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” dài 3,21m từ Báo Nhân Dân số đặc biệt bản in
Ông Lê Quốc Minh - Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam thông tin: Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), Báo Nhân Dân tổ chức Đợt thông tin đặc biệt về sự kiện với sự chuẩn bị công phu, bài bản, kỹ lưỡng trong gần nửa năm. Mở đầu là việc ra mắt chuyên trang điện tử Chiến thắng Điện Biên Phủ (tại địa chỉ dienbienphu.nhandan.vn) vào ngày 13/3.
Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh phát biểu khai mạc triển lãm.
Điểm nhấn trong Đợt thông tin đặc biệt này là số Báo Nhân Dân ra ngày 7/5 được tăng thêm 12 trang thông tin đặc biệt. Trong đó có 4 trang nội dung, 4 trang tóm tắt diễn tiến 56 ngày đêm chiến dịch dưới dạng nhật ký bằng tiếng Việt và tiếng Anh cùng 4 trang in toàn bộ bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” với hơn 4.500 nhân vật đang được trưng bày tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Ông Lê Quốc Minh nhấn mạnh: Việc ra mắt chuyên trang điện tử với ý tưởng đi theo diễn tiến chiến dịch suốt 56 ngày là một sáng tạo độc đáo. Nhưng ê kíp thực hiện vẫn chưa hài lòng vì báo in hằng ngày mới là sản phẩm cốt lõi của Báo Nhân Dân. Do đó, ý tưởng về một chuyên trang đặc biệt và bức tranh panorama bản in ra đời ngay sau đó. Ê kíp muốn tạo sự bất ngờ hơn cho độc giả khi tích hợp các tính năng tương tác để du khách trải nghiệm nội dung mở rộng. Cùng với các sản phẩm báo chí đặc biệt, Báo Nhân Dân quyết định đưa bức tranh panorama bản in thành triển lãm để ngay cả những người không có trong tay số báo Nhân Dân ngày 7/5/2024 cũng có cơ hội trải nghiệm tương tự.
Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ khai mạc đồng thời tại hai địa điểm: Trụ sở Báo Nhân Dân Dân - 71 Hàng Trống, Hà Nội và Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Trong khuôn khổ chương trình, Ban Biên tập Báo Nhân dân đã trao tặng 1.000 phụ trang về bức tranh panorama và chiến dịch Điện Biên Phủ cho các cơ quan, đơn vị gồm: Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn, Báo Điện Biên Phủ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tại thành phố Điện Biên Phủ.
Ban Biên tập Báo Nhân dân trao tặng phụ trang về bức tranh panorama và chiến dịch Điện Biên Phủ cho các cơ quan, đơn vị tỉnh Điện Biên.
Tại khu vực triển lãm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (thành phố Điện Biên Phủ), khách tham quan đã được chiêm ngưỡng bức tranh panorama bao quanh hình tròn với đường kính 5,5m, chiều cao hơn 3m và trải nghiệm ứng dụng đa phương tiện đầu tiên của Việt Nam, kết hợp công nghệ thực tế ảo tăng cường, được giới thiệu về những dấu mốc quan trọng của Chiến dịch Điện Biên Phủ, lắng nghe chia sẻ của các nhân chứng lịch sử…
Báo Nhân Dân tặng phụ trương đặc biệt kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ cho nhân dân đến dự buổi khai mạc triển lãm tại thành phố Điện Biên Phủ.
Bạn đọc có thể cắt các trang Báo Nhân Dân số đặc biệt, ghép thành bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” dài 3,21m (kỷ lục đối với sản phẩm báo in) rồi treo trong phòng khách, nơi công cộng hoặc chụp ảnh check-in trên mạng xã hội cùng các hashtag #chienthangdienbienphu #dienbienphu. Người yêu thích công nghệ có thể trải nghiệm tương tác bằng cách dùng điện thoại quét các mã QR trên tranh hoặc tải ứng dụng xem hình ảnh chuyển động bằng công nghệ thực tế tăng cường (AR).
Tại Trụ sở, Báo Nhân Dân cũng quyết định đưa bức tranh panorama bản in thành triển lãm để mọi người dân có cơ hội trải nghiệm. Khách tham quan có thể chiêm ngưỡng trực tiếp bức tranh panorama bao quanh hình tròn đường kính 5,5m, chiều cao hơn 3m và trải nghiệm công nghệ thực tế tăng cường với mô hình tranh panorama 360 độ. Triển lãm mở cửa tự do đón khách tham quan từ ngày 7-12/5.
Bức tranh panorama “Chiến thắng Điện Biên Phủ” bao quanh hình tròn đường kính 5,5m, chiều cao hơn 3m tại trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Ông Lê Quốc Minh cho rằng, đây là nỗ lực đổi mới sáng tạo nhưng cũng là trách nhiệm của tờ báo Đảng hàng đầu của nền báo chí cách mạng Việt Nam trong công tác tuyên truyền về những sự kiện quan trọng của đất nước.
Họa sỹ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam đánh giá bức tranh panorama tái hiện Chiến dịch Điện Biên Phủ thực sự là kỳ tích của các họa sỹ hiện đại Việt Nam khi đã tạo ra một tác phẩm chất lượng, tôn vinh những chiến sỹ Điện Biên năm xưa. Đây là một trong những tác phẩm mỹ thuật lớn trên thế giới về đề tài chiến tranh với sự tham gia sáng tác của gần 100 họa sĩ, thực hiện trong 2,5 năm. Đặc biệt hơn nữa, Báo Nhân Dân làm một triển lãm tương tác thì tính lan tỏa, phổ quát ngày càng sâu rộng. Rất đông công chúng, đồng bào đến Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ để chiêm ngưỡng tác phẩm, nơi đây đã thực sự trở thành điểm đến du lịch, về nguồn để mỗi đánh thức cảm xúc về lịch sử dân tộc với chiến công của các chiến sỹ đã làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”...
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”
Trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), 20h tối 6/5, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”. Chương trình do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Điện Biên thực hiện. Theo Ban Tổ chức, Chủ đề "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử" dựa theo thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là tên cuốn sách tập hợp các bài viết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Một tiết mục trong chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”.
Chương trình nhằm tái hiện phần nào một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, vẽ lại bức tranh toàn cảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ, mang đến không khí linh thiêng ngay chính tại chiến trường ác liệt năm xưa, đồng thời ngợi ca vẻ đẹp mảnh đất và con người Điện Biên hôm nay. Theo đó, khán giả được nhìn lại một thời kỳ oanh liệt và hào hùng của dân tộc Việt Nam. Chương trình có sự kết nối giữa quá khứ - hiện tại và tương lai, thể hiện tầm vóc của chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Đây cũng là một trong những sự kiện tri ân các anh hùng, liệt sĩ và những người có công với cách mạng, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc; tri ân những hy sinh trong chiến tranh để trân trọng giá trị của độc lập, tự do hôm nay, qua đó gửi đi thông điệp về khát vọng hòa bình cho nhân loại trên toàn thế giới. Đồng thời, góp phần tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng và trách nhiệm của các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước.
Chương trình nghệ thuật với 3 chương gồm: Toàn dân ra trận; Khúc tráng ca thế kỷ XX và Điểm hẹn hòa bình. Với sự tham gia của khoảng 180 nghệ sĩ chuyên nghiệp, cùng với các lực lượng khác vào khoảng gần 800 người. Chương trình kết hợp giữa những tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu và những hồi tưởng quá khứ, đan xen giữa âm nhạc là những phân tích, đánh giá về chiến thắng Điện Biên Phủ của những nhân chứng, nhà báo Việt Nam và quốc tế.
-
Khai mạc Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tại Cần Thơ -
Phát huy giá trị văn hiến Thăng Long - Hà Nội qua triển lãm sách 70 năm giải phóng Thủ đô -
Biến “phế liệu chiến tranh” thành nhạc cụ nơi bản làng Hướng Hoá, Quảng Trị -
Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Nắng Ba Đình"
- 119 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch” lần thứ Hai
- Khai trương không gian văn hóa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tình yêu văn học
- Sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là cẩm nang cho người làm văn hóa
- Sôi nổi tiếng hát nông thôn mới
- Cuộc đời thăng trầm của nữ nghệ sĩ cải lương Ngọc Đáng
- Đặc sắc các chương trình biểu diễn nghệ thuật mừng sinh nhật Bác
-
Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao“Bản làng có bình yên, nhà nhà êm ấm thì bà con mới yên tâm sản xuất, mới no đủ được” - Câu nói của ông Giàng Lao Khay, người có uy tín trong bản Pa Kha II, xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La làm chúng tôi nhớ mãi.
-
Hà Tĩnh: Triển vọng từ nghề trồng dâu nuôi tằm(Tapchinongthonmoi.vn)–Trong những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã An Dũng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng các loại cây ngắn ngày hiệu quả thấp sang trồng dâu nuôi tằm và đã thu được kết quả kinh tế khả quan, có thể nghiên cứu nhân rộng.
-
Lào Cai: Nông dân thu hơn trăm tỷ đồng một năm từ quả quýt sen(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai hiện có trên 800ha quýt, trong đó có trên 500ha quýt đang cho thu hoạch, dự kiến sản lượng quýt đạt trên 6.000 tấn, trung bình đạt 12 tấn/ha, thu về khoảng trên 140 tỷ đồng.
-
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An(Tapchinongthonmoi.vn) – Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phát triển kinh tế, xã hội.
-
Chuỗi bán lẻ của Masan báo lãi sau thuế dương trong quý III/2024WinCommerce ghi nhận doanh thu quý III tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 8.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng đạt 20 tỷ đồng, lần đầu có lãi dương kể từ đại dịch Covid-19.
-
Lâm Đồng: Tổ chức sản xuất và thu nhập của người dân nông thôn được nâng caoSau 14 năm thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã giúp diện mạo nông thôn tỉnh Lâm Đồng ngày càng hoàn thiện, chất lượng cuộc sống người dân dần được nâng cao. Thành tựu nổi bật là đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 111/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
-
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đồn Biên phòng Bát MọtTrong chương trình công tác tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại tỉnh Thanh Hóa, chiều 4/12, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, động viên và tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bát Mọt, huyện Thường Xuân.
-
Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõiPhó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 4/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi.
-
Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con sốThủ tướng yêu cầu các dự án luật cần đảm bảo vừa có thể quản lý được nhưng cũng cần đảm bảo thông thoáng để huy động các nguồn lực trong xã hội, phục vụ cho yêu cầu phát triển đất nước.
-
Hội NDVN tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai nghị quyết, nghiệp vụ và ứng dụng nền tảng số Nông dân Việt Nam 2024(Tapchinongthonmoi.vn) – Ngày 4/12, tại thành phố Đà Nẵng, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Nghị quyết, nghiệp vụ công tác văn phòng và ứng dụng nền tảng số App Nông dân Việt Nam 2024.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
4 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn -
5 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua