Nâng cao kiến thức và kỹ năng về thích ứng biến đổi khí hậu cho đồng bào DTTS huyện Kỳ Sơn
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay mà trái đất và nhân loại đang phải đôi mặt và thậm chí đẩy thêm hàng trăm triệu người vào cảnh thiếu đói. Hạn hán, nhiệt độ tăng cao, lũ ống lũ quét là những thách thức không ngừng gia tăng do biến đổi khí hậu tạo nên trên các vùng núi cao, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An, huyện nghèo 30A Kỳ Sơn nói riêng. Ảnh hưởng đó không những tác động không ngừng đến môi trường, sức chống chịu của hệ sinh thái rừng, tự nhiên mà còn gây ra các hiệu ứng lan tỏa tiêu cực, bất lợi đến mọi lĩnh vực kinh tế xã hội như an ninh lương thực, sử dụng nguồn nước sinh hoạt, sản xuất, sức khỏe, phúc lợi và sinh kế.
Để Dự án triển khai đi đến đích thành công như mong muốn, Ban Quản lý Dự án đã kì công trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức hội nghị truyền thông tại các thôn bản. Xây dựng mô hình phát triển các khu rừng tự nhiên nghèo là rừng phòng hộ đầu nguồn trên cơ sở giao nhận khoán bảo vệ rừng thực hiện phương án quản lý rừng bền vững, phát triển cây Bon bo, phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với cảnh quan rừng nhằm tăng cường khả năng phòng hộ của rừng và đa dụng hóa sinh kế từ rừng cho đồng bào DTTS tại các xã được lựa chọn triển khai dự án trên địa bàn huyện. Dự án có tổng nguồn vốn đầu tư gần 5 tỉ đồng, thực hiện từ 10/ 2023 – 10/2025.
Cụ thể, việc nhận khoán bảo vệ rừng tự nhiên nghèo thực hiện phương án quản lý rừng bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng tạo nguồn nước sinh hoạt cho cộng đồng tại 7 thôn bản của xã Nậm Cắn gồm bản: Noọng Dẻ, Khánh Thành, Tiền Tiêu, Trường Sơn; xã Tây Sơn gồm các bản: Huồi Giảng 1, Huồi Giảng 2, Huồi Giảng 3 với quy mô 3.466 ha rừng phòng hộ đầu nguồn, trong đó có 331ha rừng tạo nguồn nước sinh hoạt gắn với xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung cho bản Noọng Dẻ, Huồi Giảng 1, Huồi Giảng 2. Chương trình này có 965 hộ, 4.942 đồng bào DTTS là người Mông, người Thái tham gia và hưởng lợi.
Để thực hiện được Dự án, Ban Quản lý Dự án cũng như các cơ quan chức năng địa phương huyện Kỳ Sơn đã triển khai nhiều hoạt động nhằm giúp cho người dân hiểu hơn về tác hại của biến đổi khí hậu, cách ứng phó và thích nghi. Song song với đó là nhiều hoạt động hỗ trợ đi kèm như: Hỗ trợ bảo hộ đi tuần tra giám sát rừng, cảnh báo, giám sát sự cố thiên tai; Hỗ trợ thu dọn vật liệu cháy, giảm nguy cơ cháy rừng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, thúc đẩy phát triển du lịch cho 100ha rừng phòng hộ là rừng Pơ Mu, Sa Mu Dầu tại bản Huồi Giảng 3; Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ phát triển du lịch cộng đồng như cách đón tiếp khách du lịch, chế biến và trình bày, giới thiệu ẩm thực, tổ chức Homestay, hướng dẫn viên du lịch điểm đến; Tổ chức giao lưu kết nối phát triển du lịch cộng đồng tại 4 xã Mỹ Lý, Mường Lống, Tây Sơn, Nậm Cắn;…
Kỳ Sơn là huyện miền núi vùng cao, địa hình chia cắt phức tạp, độ che phủ và chất lượng rừng thấp nên thường xuyên xảy ra các sự cố thiên tai ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội. Do đó, việc thực hiện Dự án “Nâng cao kiến thức, năng lực về thích ứng với thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn” có ý nghĩa rất thiết thực và kỳ vọng vào những đổi mới trong thời gian tới từ chương trình Dự án.
Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn là đơn vị đã thực hiện nhiều Dự án trên địa bàn như: Đào tạo nghề và mở rộng sản xuất sản phẩm làng nghề dệt thổ cẩm phối hợp với Trung tâm khuyến công tỉnh Nghệ An; Phát triển mô hình chăn nuôi Gà đen do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tài trợ; Phát triển mô hình nuôi Dê địa phương theo kế hoạch của UBND huyện giao. Từ tháng 7/2021 Hội đã thực hiện dự án Nâng cao kiến thức, năng lực quản lý rừng và phát triển sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tại huyện Kỳ Sơn, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An.
-
Cơ hội mới cho trái cây Việt Nam khi áp dụng canh tác theo tiêu chuẩn Châu Âu -
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương: Hàng loạt chương trình phối hợp, hợp tác được ký kết -
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam công bố quyết định về công tác cán bộ -
Xây dựng 3 chương trình công tác, 6 đề án; nhiều văn bản, kế hoạch cụ thể hóa các Nghị quyết
- Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm việc tại Lai Châu
- Cán bộ Hội tiên phong thực nghiệm, hướng dẫn hội viên nông dân sản xuất phân vi sinh
- Hội Nông dân các địa phương chủ động, tích cực, sáng tạo hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam
- Biểu dương 62 tập thể và 80 cá nhân là cán bộ, hội viên nông dân tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
- Nông dân Tam Sơn trao tặng con giống và trồng tre mét chống xói mòn
- Hội Nông dân tỉnh Bình Dương, phối hợp trao nhà Đại đoàn kết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Tây Ninh
- Đồng Nai:Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 19 của Hội
-
Kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí MinhChiều 15/11, tại TP. Hồ Chí Minh (HCM), UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận.
-
Cơ hội mới cho trái cây Việt Nam khi áp dụng canh tác theo tiêu chuẩn Châu ÂuSáng 15/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) tổ chức hội thảo tổng kết Dự án Tăng cường chất lượng trái cây Việt Nam do tổ chức Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam tài trợ giai đoạn 2021-2024.
-
Đồng Tháp, khai mạc Diễn đàn Mekong Startup lần II năm 2024Ngày 15/11/2024, tại tỉnh Đồng Tháp, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp khai mạc Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần II/2024, với chủ đề “Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển”.
-
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương: Hàng loạt chương trình phối hợp, hợp tác được ký kếtNgày 15/11, tại tỉnh Bình Dương, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình Hợp tác 6 nhà, tạo chuỗi liên kết hỗ trợ nông dân nâng cao giá trị sản phẩm nông sản và Lễ ký kết các chương trình phối hợp giai đoạn 2024 - 2028.
-
Cà Mau: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954 - 2024)Chiều ngày 15/11, tại TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử”. Đây là một trong những hoạt động do Ban Tuyên giáo Tỉnh Ủy Cà Mau chủ trì tổ chức nhằm kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954 -2024).
-
Các địa phương xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu cho nông sảnNgày 15/11, các tỉnh Cà Mau, Nam Định, Khánh Hoà đã xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu cho nông sản.
-
Đặc sắc đêm lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer Trà VinhTối 15/11, tại Khu di tích Văn hóa - Du lịch Ao Bà Om, tỉnh Trà Vinh tổ chức đêm lễ hội Ok Om Bok năm 2024.
-
TP. Hồ Chí Minh: Tổ chức Hội thi “Nông dân với pháp luật” năm 2024Ngày 15/11, tại TP. Hồ Chí minh (HCM) Hội Nông dân TP. HCM phối hợp với Trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức Hội thi “Nông dân với pháp luật” năm 2024. Hội thi nhằm hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 9/11”.
-
Thanh Hóa: Đối thoại và tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho nông dânTrong 2 ngày 14-15/11, tại huyện Thạch Thành, Thành phố Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa), Hội Nông dân (HND) Việt Nam và Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị đối thoại và tư vấn chính sách BHXH tự nguyện, Bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình với nông dân năm 2024.
-
Làng rau Trà Quế là đại diện của Việt Nam có mặt trong "Làng Du lịch tốt nhất" 2024Tối 14/11, tại Cartagena de Indias, Colombia đã diễn ra Lễ công bố giải thưởng Làng Du lịch tốt nhất năm 2024 của Tổ chức Du lịch Liên Hợp quốc (UN Tourism). Giải thưởng năm nay thuộc về Làng rau Trà Quế thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Vinh dự này là kết quả sau nhiều năm nỗ lực và kiên định của Tỉnh ủy, UBND và toàn thể nhân dân Quảng Nam trong phát triển du lịch xanh.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
5 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ”