Khi nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống
Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ
Nhưng khó khăn bế tắc, chưa có lối ra đang dần trở thành quá khứ. Hiện nay chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề đã có, người lao động các huyện miền núi Nghệ An đã và đang có nhiều cơ hội lựa chọn hướng đi, trang bị cho mình hành trang thoát nghèo và vươn lên cuộc sống tốt hơn.
Phân luồng, định hướng từ trường học
Từ chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước, huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm là “chìa khóa” tháo gỡ những nút thắt, từ đó tạo bước đột phá toàn diện hơn trong giai đoạn kế tiếp.
“...Ưu tiên nguồn lực để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề có chất lượng, lựa chọn nghề phù hợp khả năng của người lao động với nhu cầu thị trường lao động trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nguồn lực để phát triển KT-XH, giải quyết việc làm cho nhiều lao động sau đào tạo...”.
Trích Nghị quyết số 01/NQ-ĐH Đại hội Đảng bộ huyện Tương Dương lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Đây là lựa chọn đúng đắn. Phải thừa nhận gánh nặng cơm áo gạo tiền đã xáo trộn cuộc sống của nhiều gia đình đồng bào vùng cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người dân nói chung, trẻ nhỏ nói riêng. Hành trình tìm kiếm cái chữ, kiến thức của các em nhọc nhằn vô cùng. Vì đói, nghèo nhiều trường hợp phải bỏ dở lưng chừng, tương lại cũng mịt mờ theo.
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết, Đề án phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh THCS, THPT sớm được huyện Tương Dương áp dụng, qua một thời gian ngắn đã tạo nên tín hiệu khởi sắc.
Xã Lượng Minh là đơn vị tiên phong thực hiện đề án này vào năm 2019, trong đó xác định ưu tiên phân luồng đào tạo nghề theo mô hình 9+ làm điểm. Trước tiên, địa phương sẽ lựa chọn đối tượng học sinh phù hợp với chính sách theo Quyết định 53/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp. Kế đó, xã khâu nối, hợp tác chặt chẽ với Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc trên nhiều phương diện, vừa đào tạo văn hóa THPT, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho học viên sau tốt nghiệp.
Nói đi đôi với làm, lý thuyết phải song hành cùng thực tiễn mới mong đi đến đích đã vạch sẵn. Trước mỗi dịp đầu năm học, UBND xã Lượng Minh đều chủ động thành lập các tổ công tác để tuyên truyền, vận động học sinh đến trường, đến lớp, kết hợp lan tỏa nội dung phân luồng. Không chỉ có thế, các thành viên còn trực tiếp đến nhà các hộ để lắng nghe nguyện vọng, tâm tư của bậc phụ huynh, của các em học sinh trên theo tinh thần khó ở đâu tìm cách tháo gỡ ở đó.
Bằng thái độ cởi mở, thẳng thắn, không vụ lợi riêng, chủ trương này đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thôn bản. Khi trên dưới chung một quan điểm, tức thì tạo nên hiệu ứng tích cực. Thầy Trần Hưng Thái – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Lượng Minh khẳng định: "Nhà trường đã lồng ghép các hoạt động để bổ trợ cho nhau, ngoài chuyên đề phân luồng, hướng nghiệp đình kỳ hàng tháng sẽ tích hợp nội dung này vào các môn học thường ngày. Qua nắm bắt thực tiễn, chúng tôi thấy rằng việc phân luồng đào tạo nghề theo mô hình 9+ đáp ứng được nhu cầu xã hội, đặc biệt là phù hợp với năng lực, nguyện vọng, hoàn cảnh của học sinh vùng cao.
Quá trình thực hiện chủ trương này sẽ điều chỉnh (nếu cần) phù hợp với tình hình thực tế, như năm 2024 chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc tổ chức cho các em nhập học ngay từ giữa năm, thay vì tháng 9 như thường lệ. Thay đổi là có nguyên do nhằm cuốn hút các em đến trường, tránh trường hợp một số em học sinh "tận dụng" quãng thời gian nghỉ hè để bỏ học, tiến tới tìm kiếm việc làm nhất thời”.
Đề án đã hòa kịp nhịp đập thời cuộc. Tuy nhiên, quá trình triển khai cũng đối diện với không ít rào cản, thách thức, từ tác động ngoại cảnh và những khó khăn nội tại. Vướng mắc hơn cả khi thực hiện Đề án phân luồng là thời điểm ra trường, các em chưa đủ tuổi lao động, do đó buộc phải đào tạo liên thông lên Cao đẳng. Ngặt nỗi theo cách này sẽ không được hỗ trợ theo Quyết định 53/2015/QĐ-TTg. Điều đó kéo theo tâm lý ái ngại của phụ huynh khi cho con em theo học.
“Trong cái khó ló cái khôn”, nhà trường, chính quyền địa phương và đơn vị tiếp nhận đào tạo đã linh động kết nối với Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các hộ gia đình vay vốn, trang trải cho sự học của các em.
Để tránh tình cảnh “đứt gánh giữa đường", Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc cam kết “giữ” khoản phí hỗ trợ trong thời gian học viên thực tập tại các doanh nghiệp để sau khi hoàn tất khóa học có thêm nguồn trả nợ cho ngân hàng. Các bên kiên trì, nhẫn nại tháo gỡ từng bước góp phần mang lại mối liên kết bền chặt, trong đó các em học sinh là đối tượng hưởng nhiều quyền lợi hơn cả.
Em Lô Thị Thu Hà ở bản Minh Thành, xã Lượng Minh là tân sinh viên, chẳng mấy khi rời xa bản làng, nên thời gian đầu rất bỡ ngỡ ở môi trường mới. Dù vậy, được sự quan tâm của thầy cô, bạn bè, cũng như sự hướng dẫn tận tình của các anh chị khóa trên nên em hòa nhập khá nhanh.
Gia đình Hà thuộc diện hộ nghèo, quyết tâm xóa bỏ “truyền thống nghèo bền vững” em đã ra sức học tập để đạt kết quả cao, trong đó riêng điểm môn lịch sử, em đạt loại giỏi của tỉnh. “Sau khi học xong trung cấp, em sẽ học liên thông lên cao đẳng, mong muốn của em là đi du học nghề tại Hàn Quốc, được sống và làm việc tại môi trường tốt nhất. Khi có điều kiện sẽ trở về công tác, đóng góp sức mình cho quê hương, làng bản” - Hà chia sẻ.
Niềm vui lộ rõ trên khuôn mặt ông Hắp Văn May ở bản Cà Moong khi cậu con trai Hắp Văn Hoàng có công việc ổn định: “Gia đình tôi thuộc diện khó khăn, mỗi tháng 2 vợ chồng làm lụng vất vả cũng chỉ tích cóp được vài triệu đồng bạc lẻ, phải chi tiêu chắt bóp, tận dụng trồng đôi luống rau, nuôi thêm dăm ba con gà mới có cái ăn. Cha mẹ khốn khó mãi không ngóc đầu lên được, chỉ biết trông chờ vào chúng nó thôi... Sau quá trình học nghề theo hệ 9+, cháu Hoàng được tiếp nhận vào công ty làm việc, hàng tháng gửi về đều đặn 7 – 9 triệu đồng. Niềm vui như nhân đôi khi Hoàng kết nối, hỗ trợ anh trai tìm được việc làm phù hợp, thu nhập cũng khá”.
Cùng chung tâm trạng ấy, ông Lô Văn Thịnh, SN 1965 ở bản Lạ, xã Lượng Minh, phụ huynh của cháu Lô Ngọc Ánh kể thật như đếm. Trước giờ cuộc sống gia đình ông chỉ xoay quanh phạm vi dải đất cao, sáng lên rừng, chiều xuống khe kiếm con tôm, con cá. Chữ nghĩa, kiến thức hạn hẹp, nào dám đèo bòng trèo cao. Đói nghèo buộc phải chấp nhận sống kham khổ, chỉ khi căn nhà nhỏ thó dột nát tứ tung, rách lả tả, xiêu vẹo chực đổ sập, ông mới chấp nhận vay mượn kinh phí nâng cấp để có chỗ chui ra chui vào. Miếng ăn thường nhật còn canh cánh, nay gánh thêm khoản nợ “to đùng” khiến ông Thịnh đứng ngồi không yên, suốt ngày thở ngắn than dài.
“Đến năm 2024, khi cháu Ánh tìm được việc làm vợ chồng tôi mới trút bỏ phần nào âu lo. Mỗi tháng cháu gửi về cho gia đình gần 10 triệu đồng, thú thực đây là số tiền mà trong mơ tôi cũng không dám nghĩ tới” - ông Thịnh nói.
“Tín hiệu tích cực trong công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề đã lan rộng khắp địa bàn huyện Tương Dương, bắt nguồn từ Lượng Minh, rồi đến Yên Na, Nhôn Mai, Tam Thái, Xá Lượng... Đáng nói trong danh sách không chỉ có các em thuộc diện hỗ trợ, nhiều trường hợp khác không nằm trong diện này vẫn chủ động đăng kí theo học”
Thầy Nguyễn Mạnh Hùng – Trưởng phòng Tuyển sinh và Hợp tác doanh nghiệp, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc.
Ông Lô Thanh Tuân, Chủ tịch UBND xã Tam Thái so sánh sự khác biệt trước và sau khi có Đề án đào tạo nghề theo hệ 9+: “Tam Thái có lực lượng lao động khá dồi dào nhưng phần đa tự học là chính, không theo quy chuẩn chính quy, do đó chưa phát huy được hết giá trị. Năm 2023, chúng tôi đẩy mạnh tuyên truyền, mong muốn người dân lĩnh hội rõ giá trị của Đề án phân luồng để có cho mình sự lựa chọn đúng đắn.
Các em theo học vừa đảm bảo kiến thức văn hóa, lại có kiến thức kỹ năng tay nghề, có bằng cấp, có trình độ sẽ mở ra nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm tiềm năng. Đến nay trên địa bàn xã có trên 10 em theo học, tương lai con số này sẽ tăng cao”.
Mỗi tầng lớp đều có đóng góp thiết thực
Địa hình miền Tây xứ Nghệ trắc trở muôn phần, thiên tai chực chờ ghé thăm hàng năm, quỹ đất canh tác thiếu hụt trầm trọng, doanh nghiệp lại chưa mặn mà về đầu tư, chung quy học nghề để hoàn thiện kỹ năng, kiến thức là giải pháp tối ưu đối với đồng bào vùng cao trong con đường thoát nghèo. Có sức khoẻ, có tay nghề, mỗi người, bất kể độ tuổi nào vẫn có thể đóng góp công sức của mình tốt hơn cho gia đình, xã hội.
Dù mới triển khai chưa lâu, nhưng thực tiễn những năm gần đây đã chứng minh chính sách đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp bền vững trong công tác giảm nghèo, đồng thời đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới.
Nhận thức rõ điều đó, huyện Tương Dương quyết tâm phủ sóng đào tạo nghề với phương châm “cầm tay chỉ việc”. Tham gia các lớp học nghề, các học viên sớm lĩnh hội, tiếp thu kiến thức cần có, trên hết là hòa mình vào guồng quay đang vận động không ngừng. Thông qua đây, học viên từng bước đã thay đổi nếp nghĩ, phương thức cũ kỹ trước kia. Họ đã mạnh dạn chuyển từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang hướng sản xuất ứng dụng công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo bước đột phá cho chính công việc và cuộc sống của họ.
Điều này được thể hiện qua mô hình trồng ổi lê Đài Loan tại bản Đoọc Búa của xã Tam Thái. Từ vùng đất cát sỏi xen lẫn đồi dốc, bao đời trước đồng bào chỉ biết trồng lúa, trồng ngô. Do phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên nên thu nhập chẳng đáng là bao. Kể từ khi được định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đồng thời vận dụng kiến thức và đôi bàn tay có kỹ năng nghề khéo léo, bà con đã biến vùng đất cằn thành những cánh đồng ổi xanh mướt mắt, quả nặng trĩu.
Toàn bản Đọc Búa có 100% các hộ gia đình tham gia mô hình, phần đa có thu nhập khá ổn định. Đáng nói, thành phần chủ lực tham gia mô hình này là người cao tuổi, những người vốn chỉ làm những việc nhẹ, ít mang lại giá trị kinh tế trước đây.
Điển hình là trường hợp của ông Lô Quang Phùng, người sở hữu trên 60 gốc ổi trưởng thành. Giá ổi được cánh thương lái thu mua tại vườn dao động từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, bình quân mỗi vụ gia đình ông bán ra khoảng 9 tạ sản phẩm, trừ chi phí ông Phùng thu về 15 – 20 triệu đồng/vụ.
Ông Phùng thừa nhận đây là mô hình mới, cách thức, quy trình có nhiều điểm khác biệt, nếu không nắm vững kiến thức thì khó áp dụng thành thục. Nhờ sự tư vấn, hướng dẫn của cán bộ chuyên ngành, trên hết là tinh thần ham học hỏi, ông đã thu về thành quả tương xứng: “Nhờ trồng ổi, người dân có việc làm, có thu nhập ổn định, đời sống được nâng cao rõ rệt. Bỏ công sức hưởng thành quả nên dân bản Đoọc Búa rất chú tâm. Bà con không muốn đốt nương làm rẫy, không phá rừng nữa đâu” - ông Phùng phấn khởi nói.
Những con số thống kê dù khô khan nhưng đủ sức lột tả bản chất của vấn đề. Trong 10 tháng đầu năm 2024, số lượng lao động được đào tạo nghề của toàn huyện Tương Dương là 1.763 người trên tổng số 1.700 theo kế hoạch, đạt 103,7%....
-
Phấn đấu đến năm 2030 đào tạo 50.000 nhân lực có trình độ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn -
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị miễn giảm học phí, hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão số 3 -
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam xây dựng chương trình đào tạo mới gắn với lợi ích của nông dân -
Hào hứng chào đón năm học mới tại ngôi trường mang tên người anh hùng áo vải Lương Văn Nắm
- Cơ hội việc làm cuối năm cho nhiều lao động ở Đồng Nai
- Trước ngày 27/8, thí sinh cần xác nhận nhập học Đại học qua cổng trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Yêu cầu các địa phương sẵn sàng chuẩn bị cho năm học 2024-2025
- Ngành Giáo dục và Đào tạo Sơn La góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới
- Đại học Quốc gia Hà Nội công bố đề thi tham khảo bài thi đánh giá năng lực năm 2025
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cân nhắc bỏ phương thức xét tuyển đại học sớm
- Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung thời gian năm học 2024 – 2025
-
TP. Cần Thơ: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và sạchNhững năm gần đây, tại TP. Cần Thơ việc phát triển sản xuất nông nghiệp đạt theo các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, Global GAP...) và sản xuất theo hướng hữu cơ đã được nhiều nông dân, doanh nghiệp và hợp tác xã (HTX) trên địa bàn quan tâm thực hiện. Qua đó, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố đã cung ứng ra thị trường ngày càng nhiều loại nông sản đạt chất lượng cao, an toàn, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
-
Hội Nông dân Cà Mau hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã phát triển bền vữngTrong những năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh Cà Mau xác định việc tham gia xây dựng và phát triển kinh tế tập thể, trọng tâm là tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, gắn liền xây dựng tổ chức HND vững mạnh, góp phần vào thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh, xây dựng nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có.
-
Bình Phước, tập huấn tuyên truyền Đề án “Tăng cường phòng chống tội phạm về đa dạng sinh học”Ngày 30/10, tại tỉnh Bình Phước, Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT ) phối hợp Sở TT&TT tỉnh Bình Phước tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền Đề án “Tăng cường phòng chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” và phòng chống bệnh cúm gia cầm năm 2024.
-
Tái hiện hành trình lập đô, dời đô, định đô của một triều đại tại Festival Ninh Bình lần thứ III – 2024Sáng ngày 30/10, tại Hà Nội, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức họp báo thông tin về Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản”. Chương trình sẽ diễn ra từ ngày 24 - 30/11/2024 tại TP. Ninh Bình và huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
-
Kỳ Sơn thực hiện tốt công tác quản lý nguồn vốn được ủy thácThời gian qua, HND huyện Kỳ Sơn đã làm tốt công tác quản lý nguồn vốn được ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện. Qua đó, tạo điều kiện để các hội viên vay vốn phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng trên quê hương...
-
Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tếNgày 31/10, các đại biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
-
Kỷ luật 6 cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lýBộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 6 cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
-
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triểnTổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu rà soát, xử lý dứt điểm tồn tại kéo dài đối với những dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức QatarĐây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến Qatar sau 15 năm, diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước đang trên đà phát triển tốt đẹp với nhiều kết quả thực chất.
-
Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyếtThực tiễn đã chứng minh Nghị quyết 94, 95 của Đảng bộ huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ là những Nghị quyết “đúng và trúng” làm “thay da, đổi thịt” cả một huyện miền núi nghèo, góp phần tích cực đưa Phù Ninh về đích Huyện nông thôn mới (NTM)… Trong quá trình thực hiện, Huyện ủy, UBND huyện Phù Ninh đã đánh giá cao vai trò của Hội Nông dân huyện trong nỗ lực đưa Nghị quyết vào cuộc sống và đặc biệt trong vấn đề phát triển kinh tế tập thể, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu cho hội viên nông dân.