Gạo OCOP nếp cái hoa vàng Thái Sơn ngày một vươn xa
Được các cấp Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang hỗ trợ trực tiếp, Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Sơn đã xây dựng thành công sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng Thái Sơn đạt chứng nhận OCOP 3 sao năm 2021 và năm 2024 gạo nếp cái hoa vàng Thái Sơn tiếp tục khẳng định được chất lượng của mình và đã đạt OCOP 4 sao của tỉnh Bắc Giang.
Chủ động liên kết sản xuất
Được thiên nhiên ưu đãi với đồng đất phì nhiêu màu mỡ, khí hậu thuận lợi cùng với sự cần cù, siêng năng; bao đời nay người dân xã Thái Sơn đã tạo ra sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng Thái Sơn thơm ngon chất lượng.
Theo người dân nơi đây để tạo ra sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng chất lượng thì phải bắt đầu từ giống, chính vì vậy trong quá trình trồng lúa nếp cái hoa vàng, người dân đã chuẩn bị kỹ lượng, chọn lựa những hạt gié, sáng, mẩy từ vụ trước để làm giống cho vụ sau.
Khâu thu hoạch và bảo quản cũng được người dân trồng lúa ở Thái Sơn làm rất cẩn thận, khi phơi thì không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mà phải phơi trong mát. Đến khi lúa khô thì đóng vào bao bóng, buộc kín; dùng đến đâu mới đem ra xay sát tới đó, chính vì vậy gạo nếp cái hoa vàng Thái Sơn luôn mới, có nhựa đậm, dẻo và thơm ngon.
Ông La Văn Trọng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Thái Sơn cho hay: Để hỗ trợ người dân xã Thái Sơn nâng cao giá trị cho sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang, Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa và Hội Nông dân xã Thái Sơn đã hỗ trợ thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Sơn. Ngoài ra, Hội Nông dân các cấp tỉnh Bắc Giang cũng đã hỗ trợ người dân và các thành viên Hợp tác xã từ: Kỹ thuật trồng, canh tác, chăm sóc đến thiết kế bao bì, tem nhãn, mác, túi đóng sản phẩm, làm hồ sơ thủ tục để đăng ký đạt OCOP 3 sao và 4 sao.
Ông Nguyễn Văn Mỳ - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Sơn cho hay: Tuy là sản phẩm chất lượng, nhưng trước đây người dân chúng tôi chưa biết làm thương mại, tạo thành hàng hóa mà chỉ trồng giống lúa nếp cái hoa vàng để dùng cho gia đình, vào những dịp lễ, tết. Được Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang hỗ trợ, chúng tôi đã chủ động liên kết các hộ gia đình trên địa bàn để cùng trồng và phát triển lúa nếp cái hoa vàng.
Đến nay, nhờ được liên kết sản xuất bền vững từ trồng đến bao tiêu sản phẩm mà giờ đây gạo nếp cái hoa vàng của Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Sơn đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao rồi 4 sao và đã trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực trong phát triển kinh tế cho người dân trong xã Thái Sơn.
Từ việc sản xuất nhỏ lẻ, đến nay, các hộ gia đình trên địa bàn xã Thái Sơn đã chủ động liên kết sản xuất, tạo thành chuỗi sản xuất hàng hóa lớn; hiện nay mỗi năm trung bình xã Thái Sơn đang duy trì trên 60ha diện tích trồng nếp cái hoa vàng với sản lượng đạt trên 250 tấn.
Trong đó Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Sơn đang bao tiêu khoảng 100 tấn cho các thành viên và các hộ liên kết. Sản phẩm gạo được đóng gói thành nhiều loại để người tiêu dùng dễ đặt mua từ 2kg, 3kg, 5kg, 10kg thông qua các sàn thương mại điện tử hay trang Zalo, Facebook… Đến nay, các sản phẩm xuất bán của Hợp tác xã đều đã được xây dựng và gắn mã QR-code, để người tiêu dùng hoàn toàn có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thông tin hộ gia đình sản xuất, địa chỉ…
Sản phẩm chất lượng lại được chứng nhận OCOP, đã góp phần tạo sự thuận lợi hơn trong bao tiêu sản phẩm cho Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Sơn và người dân, các tiểu thương trên địa bàn; Hiện nay thị trường tiêu thụ chính của gạo nếp cái hoa vàng Thái Sơn tại: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Hội, Thái Nguyên…
Nâng cao giá trị OCOP nếp cái hoa vàng Thái Sơn
Ông Lã Văn Đoàn – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang cho biết: Ngoài việc hỗ trợ xã Thái Sơn xây dựng thành công sản phẩm OCOP chúng tôi còn tư vấn, hỗ trợ để người dân phát triển thêm những sản phẩm chất lượng từ gạo OCOP như: Chè lam, bánh dày, bánh chưng, bánh dợm… Từ đó vừa nâng cao được giá trị cho sản phẩm gạo OCOP lại vừa thúc đẩy liên kết trong sản xuất trong các đơn vị trên địa bàn, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương…
Được sự hỗ trợ của các cấp Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang trong thời gian vừa qua, Cơ sở sản xuất Nguyễn Thị Nga ở xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa cũng đã đưa sản phẩm chè lam của mình để tham giá đánh giá phân hạng OCOP và đã đạt 3 sao của huyện Hiệp Hòa.
Bà Nguyễn Thị Nga cho hay: Để góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng của địa phương, gia đình tôi đã làm nghề sản xuất chè lam. Trong sản xuất chè lam nguyên liệu không thế thiếu đó là gạo, chính vì vậy gia đình tôi đã sử dụng sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng ở địa phương đã đạt chứng nhận OCOP để làm, việc sử dụng nguyên liệu gạo nếp cái hoa vàng Thái Sơn đạt OCOP đã giúp chúng tôi hoàn toàn yên tâm về chất lượng đầu vào cho sản phẩm của mình.
Chia sẻ thêm về định hướng phát triển các sản phẩm từ gạo OCOP nếp cái hoa vàng Thái Sơn, ông Trọng cho biết thêm: Với nguồn nguyên liệu quý từ những hạt gạo nếp cái hoa vàng OCOP Thái Sơn chất lượng, chúng tôi cũng đang tư vấn cho Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Sơn, hội viên nông dân, nông dân trên địa bàn xã Thái Sơn nhằm đẩy mạnh việc chế biến các sản phẩm từ gạo và đạt theo những tiêu chuẩn để đánh giá OCOP trong những năm tiếp theo. Việc chế biến các sản phẩm để đạt OCOP như ở Cở sở sản xuất Nguyễn Thị Nga thời gian qua sẽ góp phần tích cực đẩy mạnh thương hiệu gạo nếp cái hoa vàng Thái Sơn đến với bạn bè trong và ngoài tỉnh Bắc Giang.
-
Vĩnh Phúc: Xã Hồ Sơn duy trì và nâng “chất” các tiêu chí nông thôn mới đã đạt -
Sơn La: Tôn vinh 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2024 -
Cà Mau: Tăng cường công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh -
Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”
- Xã Tiến Thịnh huy động nội lực tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao
- Bài 3: Củng cố “điểm tựa” vững chắc
- Phum sóc rộn ràng đoàn kết xây dựng quê hương
- Huyện Định Hóa về đích nông thôn mới sau 13 năm nỗ lực
- Sơn Động xây dựng nông thôn mới: Dễ làm trước, khó làm sau
- Sơn La: Tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận lại sản phẩm OCOP
- Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 2): Đổi thay vùng “rốn lũ”
-
Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô(Tapchinongthonmoi.vn) – Sáng ngày 21/11 tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 133 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội), Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang.
-
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồngÔng Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định số 4550/QĐ-UBND ngày 15/11/2024 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương, trụ sở tại Thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
-
Đắk Lắk đưa Cổng Thông tin điện tử của tỉnh lên ZaloUBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành công văn số 1233/UBND-CNCTTĐT gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể… để giới thiệu trang Zalo Official Account “Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk”.
-
Hòa Bình: Phát triển mô hình kinh tế tập thể giúp nông dân làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) – Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đang tích cực hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ, liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu và tiếp cận thị trường, góp phần nâng cao thu nhập và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
-
Tuyên truyền pháp luật đến nông dân được duy trì thường xuyên, ổn địnhVới mục tiêu tuyên truyền đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, hội viên nông dân, trong năm 2024, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các cấp Hội nắm bắt tình hình kinh tế xã hội và nhận thức pháp luật để tổ chức quán triệt, học tập pháp luật cho hội viên, nông dân; vận động giúp đỡ các hộ dân tháo gỡ những khó khăn trong quá trình chấp hành pháp luật...
-
"Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc"Chủ tịch Quốc hội mong muốn mỗi thầy giáo, cô giáo luôn là tấm gương sáng về đạo đức, ứng xử văn hóa; nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, thương trò.
-
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số nhằm từng bước đưa công nghệ số và dữ liệu số trở thành yếu tố đầu vào quan trọng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong từng ngành, lĩnh vực.
-
Nhiều hoạt động sôi nổi kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam tại các trường đào tạo của Hội Nông dân Việt Nam(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 20/11, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam đã long trọng tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Dự buổi lễ kỷ niệm có ông Nguyễn Xuân Định – Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và lãnh đạo các ban, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
-
Gần 300 gian hàng tham gia Hội chợ AgroViet 2024Với chủ đề “Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn”, sáng 20/11 tại Khu Hội chợ triển lãm giao dịch Kinh tế và thương mại, số 489 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội đã khai mạc Hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024. Hội chợ diễn ra từ ngày 20 -23/11/2024.
-
Nâng cao hiệu quả thông tin dự báo, cảnh báo để vận hành hiệu quả và an toàn hồ chứa“Tăng cường nhận thức, thúc đẩy hợp tác và ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý an toàn hồ đập”, ngày 19/11 tại Hà Nội, Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi và Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
3 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh