
Hệ lụy từ quá khứ
Hầu hết những xưởng chế biến chè này đều được hình thành và đi vào hoạt động từ nhiều năm trước đó như xưởng chè Truyền Thống hoạt động từ năm 2007 với diện tích 8.800m2, xưởng chè Đường Thích năm 2003 trên diện tích 8.560m2, xưởng chè Dũng Lam năm 2004 tổng diện tích 7.700m2, xưởng chè Bình Hằng hoạt động từ năm 1995 với 4.500m2, xưởng chè Minh Hải năm 1996 với 8.100m2. Những xưởng này được mua sắm trang thiết bị khá hiện đại để thực hiện hấp, sấy, luộc chè thành phẩm đem xuất khẩu sang các nước Trung Đông. Có một số xưởng chủ yếu sản xuất chè lưu hành trị trường trong nước và trải qua một giai đoạn nữa mới xuất khẩu đi Đài Loan.

Việc nhiều xưởng chế biến chè không phép mọc lên trên đất nông nghiệp đã có tiền lệ từ quá khứ và trải qua một thời gian dài vẫn chưa có hướng tháo gỡ. Cụ thể, xưởng chè Đường Thích do ông Nguyễn Văn Đường làm chủ ở xóm Trường Sơn (xóm Nam Sơn cũ) xây dựng từ năm 2003 trên đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64/CP của hộ gia đình và một phần chuyển nhượng từ các hộ khác với tổng diện tích vi phạm 8.560m2, trong quá trình xây dựng và hoạt động, UBND xã đã lập biên bản vi phạm và đình chỉ nhiều lần nhưng chưa xử lý dứt điểm được. Trong số 8.560m2 vi phạm, có 4040,5m2 đã được ông Đường xây dựng nhà ở và xưởng có từ trước năm 2014 (thuộc thửa đất 338 tờ 28). Số diện tích còn lại 4519,5m2, ông đổ đất, gạt mặt bằng bao vào khuôn viên của xưởng thuộc thửa đất 416, 417, 341, 340, 336, 337, tờ 28.

Mới đây nhất, vào tháng 1/2022 xưởng chè Truyền Thống ở vùng Quảng Sim (xóm Trường Sơn) do ông Lê Văn Thống tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Ông Lê Văn Thống đã tiến hành đổ đất san lấp mặt bằng, bó giằng móng để xây dựng công trình xưởng chế biến chè trên tổng diện tích 2.733,4m2. Trong đó, gia chủ chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác là 737,4m2 thuộc số thửa 276, tờ bản đồ số 28 và chuyển từ đất trồng lúa trên nền diện tích 1.996m2 gồm các thửa đất số 228, 245, 247, 266, 268, 220, 269, thuộc bản đồ số 28.
Hai hành vi nói trên của xưởng chè Truyền Thống đã bị UBND huyện Thanh Chương ra quyết định xử phạt 51.668.500 đồng và buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Những phần đất này được mua lại từ các hộ gia đình Bùi Thị Vân, Lương Quốc Dũng, Nguyễn Văn Hiếu, Bùi Văn Nghĩa. Do quá trình sản xuất không hiệu quả nên các hộ đã chuyển nhượng lại cho ông Thống mở rộng xưởng chế biến chè.

Từ năm 1996, các xưởng chè đã bắt đầu hình thành trên đất nông nghiệp và cơi nới mở rộng ra theo thời gian từ nhu cầu thực tiễn về mở rộng khuôn viên, tăng công suất hoạt động nên việc lấn chiếm đất nông nghiệp vẫn tiếp tục tái diễn. Và cho đến nay, các xưởng này vẫn chưa hề có một bất cứ thủ tục nào liên quan được cấp phép.
Cần một hướng xử lý "mở" cho các xưởng chế biến chè
Mặc dù các xưởng chè hoạt động đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương và cũng là nơi tiếp nhận đầu ra cho vùng nguyên liệu chè ở các huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Tuy nhiên dù ở góc độ nào cũng cần phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật hiện hành.
Để mở được xưởng chè quy mô như hiện nay, ông Lương Văn Minh – chủ xưởng chè Minh An (xóm Trường Sơn) đã phải bôn ba đi học hỏi tận Lâm Đồng, đi ra ngoài Bắc tìm hiểu mô hình để học hỏi nhưng khi về đầu tư thì hoạt động sản xuất ở đây có nhiều khó khăn hơn. Thời gian đầu để thu mua được chè từ các hộ dân, xưởng đã phải đầu tư phân bón để nhận nguyên liệu, nếu người dân có thiếu tiền thì cũng tạo điều kiện đầu tư cho họ nhưng sau này phương thức thay đổi nên việc này cũng bị cắt bỏ.

“Toàn bộ diện tích hoạt động của xưởng đều là đất chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng. Cá nhân tôi rất mong muốn làm thủ tục để hoạt động cho dễ dàng. Từ trước tới nay chưa có ai làm thủ tục cho cả. Nhà máy này được xây dựng đầu tiên của Nghệ An, do nguồn vốn khó khăn nên một năm nâng cấp lên một lần, kể cả đất đai cũng mở rộng dần nên mới có quy mô lớn như hôm nay. Đất làm xưởng chủ yếu đất của gia đình và có một phần quy đổi cho các hộ dân khác. Xưởng hoạt động với công suất 40 tấn ngày đêm và giải quyết việc làm cho hơn 20 lao động tại chỗ. Dù kinh phí có hết bao nhiêu tôi cũng rất muốn chuyển đổi cho đúng thủ tục để yên tâm sản xuất” - ông Minh nói.

Trao đổi về vấn đề này, ông Hà Quang Thắng – Chủ tịch UBND xã Thanh Mai cho biết: “Xã rất đồng hành và ủng hộ các xưởng chè trong việc thu mua nguyên liệu đầu vào cho bà con trồng chè và tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương nhưng việc vi phạm này đã diễn ra từ lâu trong quá khứ. Xã rất muốn các hộ kinh doanh sớm chuyển đổi, hoàn thành mọi thủ tục để yên tâm sản xuất. Dù trước đây huyện cũng đã về giải quyết nhưng vẫn chưa thành. Do đó, hiện nay xã rất khó để quản lý, và giải quyết những vướng mắc này lại vượt quá thẩm quyền của xã”.
-
Quy định tính thuế GTGT với hoạt động chuyển nhượng bất động sản
-
Người dân tham gia đầy đủ, thụ hưởng thực chất khi thực hiện Luật Đất đai (sửa đổi)
-
Quy hoạch đất đai đến từng thửa: Lo ngại phức tạp, gây tốn kém
-
Luật Đất đai (sửa đổi) cần hỗ trợ nông dân, HTX sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp
- Luật Đất đai (sửa đổi): Định giá đất sao cho "tiệm cận" với giá trị thị trường?
- Luật Đất đai phải là "tâm tư, tiếng nói" của người dân ở các vùng, miền khác nhau
- Luật Đất đai phải có tầm nhìn xa, sức sống lâu dài, khả thi
- NHNN không “siết chặt” tín dụng với bất động sản
- Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
- Thị trường bất động sản 2023: Khó khăn đi kèm cơ hội phát triển
- Đất lúa trong quy hoạch có được gia hạn sử dụng?
-
Tham gia hợp tác xã, nông dân "nhàn hơn" và có thu nhập ổn địnhCùng với phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây, trên địa bàn xã Phước Chỉ (Thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) đã thành lập nhiều hợp tác xã, quy tụ nhiều nông dân tham gia liên kết sản xuất với doanh nghiệp, bảo đảm đầu ra cho nông sản.
-
Nông dân tỉnh Long An chuẩn bị phương án bảo vệ vườn cây ăn trái trong mùa khôTỉnh Long An hiện có trên 28.000ha cây ăn trái, trong đó, có trên 22.000ha đang trong giai đoạn cho trái, chủ yếu là cây lâu năm, nhiều loại có khả năng chống chịu cao với khô hạn và nắng nóng. Song, ngành Nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân không nên chủ quan mà cần thường xuyên chăm sóc vườn cây nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra trong mùa khô năm nay.
-
Nghệ An: 2.420 ngôi nhà tình nghĩa tại 6 huyện miền núi do lực lượng Công an hỗ trợ(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 22/3/2023 tại xã Tam Hợp (Tương Dương, Nghệ An), Bộ Công an đã phối hợp Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTQ tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ trao tặng nhà mẫu và kinh phí hỗ trợ xây nhà cho người nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
-
Đồng Nai: Đối thoại với nông dân để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệpNgày 23/3/2023, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị gặp gỡ nông dân, Hội Nông dân, các nhà khoa học, quản lý… để cùng trao đổi định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất của nông dân trong tỉnh.
-
Bảo vệ nước, an toàn trước thiên tai: "Cảnh báo sớm để hành động sớm"Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng “cảnh báo sớm để hành động sớm, hành động kịp thời” là giải pháp quan trọng để giảm thiểu được nhiều rủi ro từ thiên tai.
-
Thanh niên xứ Lạng thành công với than sạch không khói(Tapchinongthonmoi.vn) Vừa kinh doanh phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần bảo vệ môi trường… đó là mô hình sản xuất kinh doanh than sạch không khói của thanh niên Lý Văn Vương ở xã Tân Thành (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn).
-
Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 2-2,5%Kỳ vọng vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp năm 2023 tăng trưởng từ 2-2,5%, UBND tỉnh Long An vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
-
Thông tin cảnh báo thiên tai cần chính xác, kịp thời đến từng người dânĐể ứng phó với thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan và khó đoán định cần có hệ thống cảnh báo sớm, thông tin kịp thời đến từng người dân.
-
Cà Mau: Thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thịÔng Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Cà Mau cho biết: Ứng dụng Chính quyền điện tử (CaMau-G) được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng và trên các phương điện truyền thông đại chúng. Đây là ứng dụng làm đại diện, tích hợp các ứng dụng nền tảng số, các dịch vụ thuộc Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng thuận tiện thông qua thiết bị di động, điện thoại thông minh.
-
Tạo đòn bẩy thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệpTham gia chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu trong quá trình triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện của doanh nghiệp.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh