
Theo số liệu chưa chính thức, các thử nghiệm lâm sàng cho thấy vaccine Pfizer an toàn và hiệu quả khi được sử dụng để ngăn ngừa COVID-19 ở trẻ em từ 5-11 tuổi.
Ngày 15/10, hãng dược phẩm Pfizer Inc (Mỹ) và đối tác BioNTech SE (Đức) thông báo nộp các dữ liệu về việc sử dụng vaccine phòng COVID-19, do hai hãng phối hợp phát triển, với nhóm trẻ em từ 5-12 tuổi lên Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) để được xem xét cấp phép. Dù hiện nay vaccine của hai hãng này chưa được cấp phép sử dụng cho nhóm trẻ nhỏ nhưng đã được cấp phép sử dụng cho nhóm trẻ trên 12 tuổi ở cả Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Các hãng trên cũng đã đề nghị Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm của Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng vaccine phòng COVID-19 cho nhóm trẻ nhỏ. Các bậc cha mẹ vẫn có thắc mắc và lo lắng về sự an toàn và cần thiết của vaccine COVID cho trẻ em từ 5-11 tuổi. Dưới đây là một số điều bạn cần biết.
Trẻ em có thể bị mắc COVID-19 không?
Trong những ngày đầu của đại dịch, không có nhiều lo ngại đối với nhóm trẻ em. Tuy nhiên đến tháng 4/2020, số lượng trẻ em mắc COVID-19 bắt đầu gia tăng, mặc dù tỷ lệ vẫn thấp hơn nhiều so với người trưởng thành. Tính đến nay, Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) ước tính có hơn 5,8 triệu trẻ em mắc COVID-19. Vào tuần cuối cùng của tháng 9/2021, trẻ em chiếm khoảng 1/4 số ca mắc COVID-19 trên khắp nước Mỹ.
Trẻ em có thể bị bệnh nặng hoặc thậm chí tử vong do COVID-19 không?
Có, nhưng hiếm.
Theo AAP, phần lớn trẻ em mắc COVID-19 chỉ bị nhẹ. Các triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường hoặc cúm (nghẹt mũi, đau họng, mệt mỏi, sốt nhẹ, sổ mũi, v.v.). Tuy nhiên cũng có tỷ lệ trẻ diễn tiến nặng, đặc biệt do biến thể Delta. Trẻ em trong nhóm có các bệnh lý nền có thể diễn tiến COVID-19 nhanh, nhưng cũng có một số trẻ khỏe mạnh phải nhập viện để điều trị các triệu chứng. Tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở trẻ em là rất thấp.
Trẻ em có làm lây lan COVID-19 không?
Điều này đúng cho dù trẻ em có triệu chứng hay không có triệu chứng. Tuy nhiên mức độ lây truyền cũng khác nhau ở một số nghiên cứu. Một nghiên cứu của Canada cho thấy trẻ nhỏ có nhiều khả năng truyền virus trong nhà hơn trẻ lớn hơn, nhưng một nghiên cứu của Israel cho thấy rằng trẻ từ 10 tuổi trở xuống không có nhiều khả năng lây lan COVID-19 trong môi trường học.
Nghiên cứu về trẻ em và vaccine Pfizer COVID-19
Thử nghiệm bắt đầu vào tháng 3/2021 nghiên cứu tác dụng và độ an toàn của vaccine Pfizer cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Liều lượng được đưa ra bao gồm hai liều, mỗi liều 10 microgam, cách nhau 21 ngày. Tổng cộng, khoảng 4.500 trẻ em đã tham gia tại 4 quốc gia Mỹ, Phần Lan, Ba Lan và Tây Ban Nha, tại 90 điểm tiêm chủng khác nhau. Để đo phản ứng của kháng thể, Pfizer đã nghiên cứu Hiệu giá trung bình hình học (GMT) ở những người tham gia 1 tháng sau khi tiêm liều thứ hai. Pfizer nhận thấy GMT tương tự ở trẻ em từ 5-11 tuổi so với ở nhóm từ 16 đến 25 tuổi. Các tác dụng phụ cũng tương tự với nhóm tuổi đó.
Các lựa chọn vaccine COVID-19 khác cho trẻ em
Tại thời điểm này, Pfizer là lựa chọn có thể duy nhất ở Mỹ cho trẻ em trong độ tuổi từ 5- 11 được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Moderna cũng đang tiến hành các thử nghiệm lâm sàng cho nhóm tuổi đó. Johnson & Johnson cũng có kế hoạch thử nghiệm ở trẻ em dưới 18 tuổi, nhưng chưa đưa ra bất kỳ mốc thời gian nào Hiện tại, chỉ có vaccine Pfizer được phép sử dụng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên; trong khi vaccine Moderna hoặc Johnson & Johnson dành cho người từ 18 tuổi trở lên.
Tính an toàn của vaccine Pfizer COVID-19 ở trẻ em
Theo số liệu chưa chính thức, các thử nghiệm lâm sàng cho thấy vaccine Pfizer an toàn và hiệu quả khi được sử dụng để ngăn ngừa COVID-19 ở trẻ em từ 5-11 tuổi. FDA chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về tính an toàn và hiệu quả của vaccine. Ngày 20/9/2021, Pfizer bày tỏ tin tưởng khả năng tạo ra phản ứng kháng thể “mạnh mẽ” của vaccine ở trẻ em từ 5-11 tuổi sau khi tiêm hai liều vaccine cách nhau 21 ngày. Về cơ bản, vaccine Pfizer được coi là an toàn để sử dụng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên và các chuyên gia đang cân nhắc đánh giá cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Tác dụng phụ của vaccine Pfizer COVID-19 ở trẻ em
Giống như với bất kỳ loại vaccine nào, con bạn có thể gặp một số tác dụng phụ sau khi tiêm một hoặc cả hai liều vaccine COVID-19. Các tác dụng phụ thường gặp của vaccine COVID-19 có thể bao gồm:
Đau, sưng hoặc đỏ ở chỗ tiêm
Sốt và ớn lạnh
Đau đầu
Mệt mỏi
Đau cơ hoặc khớp
Những tác dụng phụ này được coi là nhẹ và thường hết trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi chủng ngừa. Phụ huynh có thể giảm bớt sự khó chịu cho con mình bằng cách:
Cho dùng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen
Cho trẻ uống nhiều chất lỏng
Để trẻ được nghỉ ngơi
Bạn hoàn toàn có thể cho con uống thuốc giảm đau sau khi tiêm vaccine nếu chúng thấy khó chịu, nhưng không nên dùng thuốc giảm đau cho con trước khi tiêm. Điều này có thể làm giảm phản ứng miễn dịch và làm giảm hiệu quả của vaccine. Hiếm khi vaccine có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Đã có thông tin, đặc biệt là trẻ em trai, gặp một loại viêm tim được gọi là viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine. Điều này đang được nghiên cứu và theo dõi chặt chẽ trong các thử nghiệm lâm sàng và tác dụng phụ này vẫn rất hiếm gặp (Và điều quan trọng cần lưu ý là viêm cơ tim cũng là một biến chứng của COVID-19). Điều đó có nghĩa là, nếu con bạn bị đau ngực, khó thở hoặc nhịp tim tăng lên trong vòng một tuần sau khi tiêm vaccine, hãy đưa con đến cơ quan y tế. Ngoài ra cũng có thể xảy ra phản ứng dị ứng với vaccine và thường xảy ra trong vòng 15 phút sau khi tiêm./.
Theo VOV
-
Tỷ lệ mắc mới, tử vong do bệnh ung thư ở Việt Nam tăng nhanh
-
"Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao"
-
Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến khó lường, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống
-
Tăng cường giám sát, ngăn bệnh Marburg đặc biệt nguy hiểm xâm nhập Việt Nam
- Số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh, Bộ Y tế yêu cầu giám sát chặt
- Cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ vi phạm quảng cáo
- Đào tạo về quản lý và điều trị đái tháo đường cho nhân viên y tế tuyến huyện, xã
- Ca bệnh đầu tiên trong năm ở Hà Nội lây vi khuẩn từ lợn
- Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây sang người
- Không chủ quan với các bệnh nấm phổi thường gặp
- Bộ trưởng Y tế nêu nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế năm 2023
-
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam: Đào tạo nghề cho gần 10.000 học viên nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Trải qua 22 năm hình thành và phát triển, hiện nay Nhà trường có 03 khoa; 03 Phòng; 01 Trung tâm và 04 phân hiệu nằm ở các tỉnh, thành như Tuyên Quang, Nghệ An, Đà Nẵng, Long An. Từ khi thành lập đến nay Nhà trường đã đào tạo gần 10.000 học sinh, học viên có tay nghề, có khả năng đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
-
Trao giải cuộc thi “Vườn chuẩn nông thôn mới đẹp” tỉnh Nghệ An năm 2022(Tapchinongthonmoi.vn) - Qua các vòng chấm thi, Ban Tổ chức đã công nhận 16 vườn đạt giải, gồm 01 vườn đạt giải Nhất; 02 vườn đạt giải Nhì; 03 vườn đạt giải Ba; 10 vườn đạt giải Khuyến khích. Đồng thời, Ban Tổ chức đã lập tờ trình đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho các chủ hộ có vườn đạt giải Nhất, Nhì, Ba của cuộc thi.
-
Đưa hơn 500 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp vào diện theo dõi ở cấp tỉnhTheo báo cáo, từ khi thành lập đến nay, các Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh đã đưa 327 vụ án, 179 vụ việc trên địa bàn vào diện theo dõi, chỉ đạo.
-
Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh BìnhThay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã trao quyết định, tặng hoa và chúc mừng ông Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, tân Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020-2025.
-
Đào tạo nghề hướng đến giảm nghèo bền vững cho lao động nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập là một trong những trọng tâm hướng đến của Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam
-
Di sản Văn hóa Sa Huỳnh - Dấu tích ngàn xưaĐể phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể. Qua đó, xây dựng Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều giá trị văn hoá, lịch sử, biển, đảo độc đáo
-
Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tăng hơn 46% giá trịTheo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi trong tháng 3 năm 2023 ước đạt 47,4 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 3 tháng đầu năm 2023 đạt 114,9 triệu USD, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm 2022.
-
Đại hội Hội Nông dân cấp cơ sở bám sát thực tiễn của hội viên nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Tính đến hết ngày 30/3 Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã cơ bản tổ chức thành công Đại hội Hội Nông dân cấp cơ sở. Sau thành công Đại hội cấp cơ sở, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thành phố trên địa bàn để thực hiện tổ chức Đại hội Hội Nông dân cấp huyện theo đúng kế hoạch.
-
Quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để giảm nghèo(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 18/01/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
-
Thanh Hóa phát động nhiều hoạt động thi đua chào mừng Đại hội(Tapchinongthonmoi,vn) - Để chào mừng Đại hội Hội ND các cấp, Đại hội đại biểu Hội ND tỉnh lần thứ XI và tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội NDVN lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028, ngay từ tháng 1/2023 Hội ND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản phát động đợt thi đua chào mừng Đại hội.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh