Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Hỗ trợ nông dân Nghĩa An xử lý chất thải trong chăn nuôi

Tuệ Anh - 15:54 23/12/2024 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Vừa qua, Trung tâm Môi trường Nông thôn- Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân xã Nghĩa An (TX. Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) tổng kết mô hình “Hội Nông dân ứng dung công nghệ sinh học xử lý nước thải, chất thải trong chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2024 – 2026”.
Ông Nguyễn Đức Thuận - Phó Giám đốc Trung tâm Môi trường Nông thôn (T.Ư Hội Nông dân Việt Nam) phát biểu tại buổi nghiệm thu và tổng kết mô hình.

Hơn 300 hội viên được tập huấn về xử lý chất thải chăn nuôi

Theo ông Chu Văn Phát – Chủ tịch Hội Nông dân Nghĩa An, xã có tổng diện tích tự nhiên 1.163,83ha với 764 hộ chia thành 7 thôn, bản, trong đó có 7 chi hội với với trên 664 hội viên nông dân. Xã Nghĩa An có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 95% dân số.

Cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô hộ gia đình, hiện trong toàn xã có 1.133 con trâu, bò. Tuy nhiên, theo thói quen, hầu hết những nhà nuôi trâu, bò đều buộc dưới gầm sàn, không những vậy, chuồng gà, vịt, lợn cũng ở gần khu vực nhà ở nên gây mùi hôi rất khó chịu. Nguyên do là còn có nhiều bất cập trong xử lý chất thải, nước thải chưa được đảm bảo, ảnh hưởng đến môi trường sống của bà con nhân dân. Do vậy, việc nâng cao nhận thức trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường, việc ứng dụng công nghệ sử lý nước thải, chất thải trong chăn nuôi là rất cần thiết.

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Yên Bái hỗ trợ cho 37 hội viên nông dân ở xã Nghĩa An (TX. Nghĩa Lộ) tham gia thực hiện ứng dụng công nghệ sinh học xử lý nước thải, chất thải trong chăn nuôi. Thông qua việc hỗ trợ vỏ trấu, cám gạo, chế phẩm vi sinh để hội viên nông dân thực hiện ngay tại chuồng trại của gia đình…

Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức lớp tập huấn, nhằm nâng cao kiến thức về ứng dụng công nghệ sinh học xử lý nước thải, chất thải trong chăn nuôi và kỹ thuật làm đệm lót sinh học cho 310 hội viên nông dân trên địa bàn thị xã.

Lãnh đạo Hội Nông dân các cấp tỉnh Yên Bái thăm mô hình nuôi bò sử dụng đệm lót sinh học của hội viên nông dân xã Nghĩa An.

Đảm bảo vệ sinh môi trường nhờ dự án

Ông Chu Văn Phát thông tin, từ khi thực hiện áp dụng chế phẩm vi sinh trong việc xử lý chất thải chăn nuôi tại hộ gia đình, tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực nhà ở của người chăn nuôi đã giảm đáng kể, đồng thời, đàn gia súc được bảo vệ tốt hơn tránh được các bệnh do vi khuẩn vi rút gây nên. Các hộ dân cũng giảm được công việc nặng nhọc do phải thường xuyên thay đổi chất độn.

Để giúp hội viên nông dân xử lý tốt chất thải chăn nuôi, các báo cáo viên đã hướng dẫn người chăn nuôi sử dụng vỏ trấu trộn với Chế phẩm sinh học SV24 do Trung tâm Môi trường Nông thôn hỗ trợ. Ngoài phun trùng tẩy uế phòng chống dịch bệnh trong chuồng trại trước, trong và khi chăn nuôi trâu, bò, chế phẩm sinh học SV24 còn giúp khử mùi hôi, khí độc trong chuồng trại và đồng thời phân hủy mùn, bã hữu cơ tự nhiên; giúp duy trì môi trường sống lành mạnh, tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho sự phát triển của động vật nuôi và cải thiện điều kiện làm việc cho người chăm sóc.

“Chăn nuôi trâu, bò theo mô hình ứng dụng đệm lót sinh học tiết kiệm được nước; nước chỉ dùng để phun tạo độ ẩm nền chuồng. Việc sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi trâu, bò làm ấm phần chân, bụng cho trâu bò, giúp trâu bò tiêu hóa tốt, phòng dịch bệnh giúp người chăn nuôi hạn chế việc sử dụng thuốc thú y nuôi” – ông Chu Văn Phát cho hay.

Ông Chu Văn Phát cho biết thêm: Với 310 cán bộ, hội viên nông dân được tập huấn kiến thức về ứng dụng công nghệ sinh học xử lý nước thải, chất thải trong chăn nuôi, sẽ trở thành những tuyên truyền viên tích cực cho hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn.

Trong thời gian tới, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể xã tiếp tục tuyên truyền để các hộ nông dân thay đổi tập quán chăn nuôi lạc hậu, tích cực triển khai thực hiện dự án đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật áp dụng công nghệ sinh học tiên tiến cho sản xuất chăn nuôi trâu, bò, nhằm đem lại hiều quả kinh tế cao cho bà con nông dân, đảm bảo môi trường không khí trong lành, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người và vật nuôi.

“Tôi mong muốn được Trung tâm môi trường nông thôn - Trung ương HND Việt Nam; Hội Nông dân tỉnh tiếp tục tư vấn về kỹ thuật trong quá trình phát triển, nhân rộng dự án để mang tới nhiều lợi ích hơn cho hội viên nông dân chăn nuôi trên địa bàn” – ông Chu Văn Phát bày tỏ.

Yên Bái có 10 sản phẩm OCOP xuất khẩu sang Anh quốc
Yên Bái hiện có 10 sản phẩm OCOP đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng được xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, nhất là Anh quốc, gồm: trà quế, chè xanh, trà Shan tuyết, miến đao, quế...
  • Hỗ trợ nông dân Nghĩa An xử lý chất thải trong chăn nuôi
    Vừa qua, Trung tâm Môi trường Nông thôn- Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân xã Nghĩa An (TX. Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) tổng kết mô hình “Hội Nông dân ứng dung công nghệ sinh học xử lý nước thải, chất thải trong chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2024 – 2026”.
  • Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Trước tình trạng một số công trình được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp đã nhiều năm chưa bị xử lý ở thị trấn Di Lăng (huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi), lãnh đạo huyện Sơn Hà và thị trấn Di Lăng đều thừa nhận do vướng quy định mới của Luật Đất đai nên... chưa thể xử lý được!
  • Bình Thuận: Làm giàu từ mô hình trồng dâu nuôi tằm và nuôi chồn hương tại xã Đức Tín
    Tại xã Đức Tín, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận đã có nhiều nông dân làm giàu từ các mô hình phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Tiêu biểu có thể kể đến các mô hình của ông Phạm Văn Quyết với nghề trồng dâu nuôi tằm và ông Phạm Ngọc Bồi với mô hình nuôi chồn hương. Hiệu quả của 2 mô hình này đã khiến cho nhiều người đến học hỏi và làm theo.
  • Tín dụng chính sách – Động lực cho đồng bào các dân tộc Kỳ Sơn phát triển
    Sau 22 năm triển khai các chương trình tín dụng chính sách, 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội”. Với cách làm sáng tạo, phù hợp, phát huy sức người, lợi thế địa phương đã đem lại nhiều đổi mới cho huyện Kỳ Sơn (Nghệ An).
  • 4 chính sách hỗ trợ chuẩn hóa nông sản Việt
    (Tapchinongthonmoi.vn) - "Nghị định về xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu nông sản Việt Nam" sẽ giúp quản lý chặt chẽ chất lượng trong sản xuất, chế biến và chứng nhận sản phẩm đạt nhãn hiệu nông sản quốc gia giúp người tiêu dùng an tâm khi sử dụng, đảm bảo sản phẩm an toàn, chất lượng, được chứng nhận và cam kết truy xuất được nguồn gốc, là cơ sở để phát triển thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm nông sản.
  • Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân: Đổi mới để phục vụ bệnh nhân tốt hơn
    Với mục tiêu “Tất cả hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa) đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên. Đồng thời tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, triển khai các kỹ thuật mới, phục vụ tốt nhu cầu khám và điều trị bệnh cho nhân dân.
  • Giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp
    Để thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính, ngành Nông nghiệp Việt Nam phải đi đầu và có nhiều thay đổi. Ngành Nông nghiệp Việt Nam đang thúc đẩy các giải pháp giảm phát thải thông qua các kế hoạch chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang kinh tế tuần hoàn.
  • Hành trình đến sản phẩm OCOP 4 sao, xuất khẩu của nước mắm Bà Hai  
    Nước mắm Bà Hai, cái tên gọi bình dị, thân thương gắn liền với bao người dân địa phương và du khách muôn nơi. Việc liên tiếp đạt được sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao đã giúp thương hiệu nước mắm Phan Thiết phát triển mạnh mẽ vươn mình trở thành thương hiệu, sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Bình Thuận. Đến nay, nước mắm Bà Hai đã có trong các siêu thị, cửa hàng trên khắp cả nước. Đặc biệt, nước mắm Bà Hai đã xuất khẩu được ra nước ngoài là Mỹ, Canada.