Hà Giang: Nuôi dê Bách Thảo - tạo sinh kế lâu dài cho nông dân vùng cao
Bà Lương Thị Bích Thủy – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quản Bạ cho hay: Hiện nay, trên địa bàn huyện Quản Bạ nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung đang tích cực đẩy mạnh hoạt động du lịch, khách đến với địa phương ngày một nhiều, vì vậy mà nhu cầu về sử thực phẩm thịt dê ở các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn rất lớn. Cùng với đó trên địa bàn xã Quyết Tiến huyện Quản Bạ đã có hộ gia đình chăn nuôi dê Bách Thảo rất thành công (dê Bách Thảo phát triển khỏe mạnh với khí hậu và cách chăn nuôi của người dân nơi đây). Vì vậy Hội Nông dân huyện Quản Bạ đã tham mưu để Hội Nông dân tỉnh Hà Giang hỗ trợ hội viên nông dân trên địa bàn xã Lùng Tám phát triển nghề nuôi dê Bách Thảo.
Bà Nguyễn Thị Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Giang cho hay: Trên cơ sở những đề xuất của Hội Nông dân huyện Quản Bạ, chúng tôi đã phê duyệt phương án để xây dựng mô hình chăn nuôi dê Bách Thảo sinh sản, luân chuyển cho 5 hội viên nông dân xã Lùng Tám, mỗi hộ 29 triệu đồng vừa xây dựng chuồng nuôi vừa mua dê Bách Thảo giống. Mong rằng trong thời gian tới mô hình sẽ phát huy hiệu quả kinh tế mở ra hướng đi mới giúp hội viên nông dân xã Lùng Tám nói riêng và nông dân huyện Quản Bạ nói chung ngày một khá giả, vượt khó đi lên.
Trước khi trao dê Bách Thảo giống để bà con xã Lùng Tám chăn nuôi, Hội Nông dân tỉnh Hà Giang, Hội Nông dân huyện Quản Bạ, Hội Nông dân xã Lùng Tám đã phối hợp với ngành Nông nghiệp địa phương để tổ chức tuyên truyền về việc chăn nuôi dê Bách Thảo; kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi, phòng trừ dịch bệnh; trồng thêm cỏ để làm thức ăn chăn nuôi…
Dê Bách Thảo có nhiều tên gọi khác nhau như: Bắc Thảo, Bát Thảo, Bắc Hải, Bách Thảo nhưng được gọi thống nhất là Bách Thảo từ sau năm 1992. Dê Bách Thảo cho nhiều sản phẩm có giá trị về kinh tế và y học. Với khả năng sinh trưởng, sinh sản, cho sữa của dê Bách Thảo khá tốt, vì vậy đã có nhiều hộ chăn nuôi dê sử dụng giống dê Bách Thảo.
Một số đặc tính của dê Bách Thảo
Dê Bách Thảo dễ nhận biết và có màu sắc tương đối đồng nhất. Trên mặt, dọc phần cổ, tai, chân, bụng có màu trắng. Mũi dô, đầu dài, tai cụp xuống, đa số là không có râu cằm.
Trọng lượng: Con đực trưởng thành có thể đạt 75 - 80kg/con, con cái trưởng thành đạt từ 40 - 45kg/con. Giống dê này có tỷ lệ thịt xẻ cao, đạt từ 40 - 45%, tỉ lệ thịt tinh đạt từ 30 - 35%.
Kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi dê Bách Thảo: Nên lựa chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Nam để chuồng thông thoáng, mát mẻ. Chuồng nuôi cần đảm bảo sạch sẽ, khô ráo và tránh được nắng nóng, ẩm thấp. Nền chuồng chăn nuôi dê có thể láng bằng xi măng, bằng phẳng để dễ dàng vệ sinh, các cống rãnh thoát nước tiểu và phân dê được thiết kế hợp lý.
Do đặc điểm cấu trúc chuồng dê đơn giản nên khi làm chuồng các gia đình lựa chọn các vật liệu có sẵn tại địa phương, dễ kiếm và rẻ tiền như: Gỗ tận dụng, tre, lứa... Các loại lá tranh, rơm, ngói... đều có thể làm nguyên liệu lợp mái.
Hiện nay có 2 dạng chuồng phổ biến nhất là chuồng sàn có chia ngăn và chuồng sàn không chia ngăn. Đối với nuôi dê Bách Thảo lấy thịt thường áp dụng kiểu chuồng sàn không chia ngăn. Khoảng cách từ sàn nuôi đến mặt đất phải cao 50 - 80cm; sàn nhốt dê chỉ được hở 1 - 1,5cm để chân dê không bị lọt xuống bên dưới nhưng vẫn dễ dàng dọn dẹp vệ sinh; Thành chuồng nuôi phải cao tối thiểu 1,5 - 1,8m đóng bằng gỗ hoặc tre, các nan cách nhau 6 - 10cm; Nền chuồng bên dưới sàn phải có độ nghiêng 2 - 3%, dốc dần về phía rãnh thoát nước.
Về thức ăn: Dê Bách Thảo là loài ăn tạp nên nguồn thức ăn vô cùng phong phú, có sẵn ở địa phương. Người nuôi có thể tận dụng tối đa các phế phẩm và phụ phẩm của ngành trồng trọt, các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm để đáp ứng nhu cầu thức ăn và phát triển của đàn dê. Trong khẩu phần ăn của dê, thức ăn thô xanh chiếm khoảng 55 - 70%, còn lại là thức ăn tinh; thức ăn thô xanh (Cỏ, cỏ voi, rau muống, rau bèo, lá xoan, dây khoai lang, lá mít, lá sấu, thân cây chuối, thân cây đậu lạc, thân cây ngô…); thức ăn tinh (các loại hạt ngũ cốc, thóc, ngô, đậu tương…).
Chăm sóc: Dê Bách Thảo cần được chăn thả vận động ít nhất là 2 - 4 giờ/ngày. Chuồng nuôi dê cần được quét dọn sạch sẽ hàng ngày. Định kỳ hàng tháng khử trùng chuồng trại, máng ăn để hạn chế sự lây nhiễm các mầm bệnh, đặc biệt là các loại bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa. Tiêm phòng cho dê các bệnh truyền nhiễm như: Đậu dê, tụ huyết trùng, viêm ruột hoại tử, lở mồm long móng... và tẩy ký sinh trùng sau 3 tháng tuổi và định kỳ tiêm nhắc lại sau 6 tháng. Hàng ngày chú ý kiểm tra tình trạng sức khỏe của dê để có những biện pháp điều trị kịp thời.
-
Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường -
Lào Cai: Hỗ trợ hơn 1 tấn cá giống giúp nông dân khôi phục sản xuất sau bão Yagi -
Nông dân Hiệp Hòa thay đổi tư duy khi tham gia sản xuất lúa “thân thiện với môi trường” -
Bà Rịa-Vũng Tàu: Nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp hội viên vươn lên làm giàu
- Hội Nông dân Cà Mau hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã phát triển bền vững
- Nghệ An: Tổ chức cho cán bộ và hội viên nông dân tham quan mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Tuyên Quang: Chi, tổ hội nghề nghiệp phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi
- Nông dân Hà Nội sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, góp sức xây dựng nền nông nghiệp Thủ đô hiện đại
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững
- Nông dân Tam Đường mở rộng sản xuất nhờ vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân
- Kênh dẫn vốn, giúp nông dân yên tâm mở rộng sản xuất và làm giàu
-
Khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024Từ ngày 16/11-17/11/2024, tại thành phố Sơn La đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV, năm 2024.
-
Hà Giang: Nuôi dê Bách Thảo - tạo sinh kế lâu dài cho nông dân vùng cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm hỗ trợ hội viên nông dân xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ có sinh kế mới để phát triển kinh tế hộ gia đình, vừa qua, Hội Nông dân tỉnh Hà Giang đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn tập huấn kỹ thuật nuôi dê, thiết kế xây dựng chuồng nuôi, kỹ thuật chăm sóc và trao dê giống (dê Bách Thảo) cho bà con nông dân.
-
Cầu truyền hình Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc tại Cà MauLễ kỷ niệm đã tái hiện lại dấu mốc một cuộc dịch chuyển lực lượng, giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, góp phần vào thắng lợi trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của toàn dân tộc.
-
Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện sắp xếp bộ máy tinh gọnThủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm Phó Trưởng ban.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Brazil bắt đầu chuyến công tác dự Hội nghị G20Đây là lần thứ năm Việt Nam được mời tham dự một Hội nghị thượng đỉnh G20 và là lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20.
-
Bàn giải pháp phát huy vai trò của Hội trong hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh nông sản, thực phẩm an toànSáng ngày 16/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo “Phát huy vai trò của Hội Nông dân Việt Nam trong tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn vì sức khoẻ cộng đồng”. Ông Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) dự và chủ trì hội thảo.
-
Trao đổi kiến thức xử lý rác thải thân thiện với môi trường tại tỉnh Nghệ AnNgày 16/11/2024, BQLDA xử lý rác thải thân thiện với môi trường HND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức cho cán bộ, hội viên và hộ mô hình tiêu biểu của 3 huyện Quảng Xương, Yên Định, Thiêu Hóa đi thăm quan, học tập kinh nghiệm tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
-
Nghệ An: Khuyến cáo người chăn nuôi chủ động phòng chống dịch tả lợn châu PhiTừ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Nghệ An đã xảy ra 244 ổ dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại các huyện, thành, thị với tổng số lợn buộc tiêu hủy 9.955 con. Nguyên nhân một phần vì chưa có vắc xin phòng bệnh cho các loại lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực, phần vì tính tự giác, chủ động phòng chống dịch của người chăn nuôi chưa cao.
-
Kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí MinhChiều 15/11, tại TP. Hồ Chí Minh (HCM), UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận.
-
Ông Hoàng Văn Nghiệm được giới thiệu làm Bí thư Tỉnh ủy Lạng SơnSáng 15/11, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác cán bộ để giới thiệu nhân sự kiện toàn chức danh Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 – 2025.
-
1 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế -
2 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
5 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ”