
Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ động vật sang người và có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và qua tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như chăn, ga, gối, đệm.
Cơ chế lây của bệnh đậu mùa khỉ
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Chính phủ, đại diện Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, bệnh đậu mùa khỉ là bệnh lây truyền từ động vật sang người và có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và qua tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như chăn ga gối đệm.
Bệnh đậu mùa khỉ thường diễn biến nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc những người bị suy giảm miễn dịch. Thời gian ủ bệnh thường từ 6 đến 13 ngày nhưng cũng có thể từ 5 đến 21 ngày.
Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tương tự như bệnh đậu mùa, tuy nhiên ở bệnh đậu mùa khỉ hay gặp tổn thương da toàn thân và hạch to hơn ở đậu mùa. Các yếu tố nguy cơ bị lây nhiễm là ăn thịt động vật chưa nấu chín kỹ hoặc ăn các sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh.
Theo WHO, định nghĩa các ca bệnh mắc đậu mùa khỉ cụ thể như sau:
1. Ca bệnh nghi ngờ: Là người ở mọi lứa tuổi, đang sinh sống tại quốc gia không lưu hành bệnh đậu mùa khỉ, bị phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân và bị một hoặc nhiều triệu chứng sau kể từ ngày 15/3/2022 như đau đầu, sốt (> 38,5 độ C), nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau cơ, đau lưng, suy nhược. Các phát ban này không điển hình cho các triệu chứng của các bệnh thông thường gây ra như: Thủy đậu, hepes, sởi, Zika, sốt xuất huyết, chikungunya và các bệnh nhiễm trùng khác.
2. Ca bệnh có thể: Là ca bệnh nghi ngờ và có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ như tiếp xúc trực tiếp với người mắc; tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da, bao gồm cả quan hệ tình dục; hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường hoặc đồ dùng của ca bệnh có thể hoặc xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ trong 21 ngày trước khi bắt đầu có triệu chứng; có tiền sử đi du lịch đến các quốc gia có lưu hành bệnh đậu mùa khỉ trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng; có nhiều bạn tình trong 21 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng; có kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính với virus orthopoxvirus (trong trường hợp chưa tiêm phòng bệnh đậu mùa hoặc chưa tiếp xúc với các chủng virus orthopoxvirus đã biết khác); có các triệu chứng trên đến mức phải nhập viện.
3. Ca bệnh xác định: Là ca bệnh nghi ngờ hoặc có thể và có kết quả xét nghiệm Realtime PCR dương tính với virus đậu mùa khỉ.
4. Ca bệnh loại trừ: Là ca bệnh nghi ngờ hoặc có thể nhưng có kết quả xét nghiệm Realtime PCR âm tính với virus đậu mùa khỉ.
Cũng theo khuyến cáo của WHO, các trường hợp bị nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ đều phải được điều tra và nếu được xác định phải cách ly cho đến khi các tổn thương trên da của người mắc khô, bong vảy và lành hẳn.
Bệnh đậu mùa khỉ có thể tiếp tục gia tăng
WHO cho biết, ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại nước Anh được báo cáo vào ngày 13/5/2022. Tính đến ngày 21/5/2022, trên thế giới đã ghi nhận 92 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ và 28 trường hợp nghi ngờ, chưa có trường hợp tử vong.
Các ca bệnh ghi nhận tại 12 quốc gia của châu Á, châu Âu và châu Mỹ gồm: Australia, Bỉ, Canada, Pháp, Anh, Đức, Italy, Mỹ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Thụy Điển. Điều đáng nói là các nước này trước đó chưa từng lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ và các ca bệnh phát hiện và nghi ngờ đều không có tiền sử đi về từ vùng có dịch. Phần lớn các ca bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện ở những người có quan hệ đồng giới nam.
Cho đến nay, tất cả các trường hợp mắc có mẫu được xét nghiệm bằng Realtime PCR đều xác định là bị nhiễm chủng Tây Phi. Giải trình tự gene cũng cho thấy, virus đậu mùa khỉ gây ra đợt bùng phát hiện tại có sự trùng khớp với virus đậu mùa khỉ lây truyền từ Nigeria sang Vương quốc Anh, Israel và Singapore vào năm 2018 và 2019.
Theo dự báo của WHO, dịch bệnh đậu mùa khỉ sẽ tiếp tục gia tăng số trường hợp mắc trong thời gian tới.
Tăng cường giám sát ca bệnh tại cửa khẩu
Để chủ động giám sát các ca bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam và kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống, hạn chế tối đa số mắc và tử vong, Bộ Y tế sẽ đề nghị Sở Y tế các địa phương tăng cường giám sát phát hiện các ca nghi ngờ ngay tại cửa khẩu, đặc biệt là các trường hợp đi về từ các quốc gia đang lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ: Benin, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Gabon, Ghana, Bờ Biển Ngà, Liberia, Nigeria, Cộng hòa Congo, Sierra Leone và Nam Sudan.
Đồng thời, các cơ sở y tế cũng tăng cường giám sát phát hiện trường hợp nghi ngờ, trường hợp có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ (theo định nghĩa của WHO). Khi phát hiện, báo cáo ngay Sở Y tế để phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur để chẩn đoán xác định ca bệnh.
Các biện pháp phòng bệnh
Đối với người dân, Bộ Y tế khuyến cáo tránh tiếp xúc trực tiếp (gồm cả quan hệ tình dục) với người mắc bệnh đậu mùa; thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường, che miệng khi ho, hắt hơi.
Người có các triệu chứng của ca bệnh nghi ngờ, cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Người có các triệu chứng của ca bệnh nghi ngờ cần chủ động tự cách ly và tránh quan hệ tình dục; người xác định mắc bệnh phải được cách ly y tế đến khi điều trị khỏi bệnh.
Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ cần tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như: Động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (chết hoặc sống) có thể chứa virus đậu mùa khỉ, không nên ăn hoặc tiếp xúc với động vật hoang dã, không ăn thịt động vật chưa nấu chín kỹ hoặc ăn các sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh.
Bộ Y tế sẽ tiếp tục chủ động phối hợp với WHO, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC) và các tổ chức quốc tế khác để cập nhật thông tin, kỹ thuật chẩn đoán. Từ đó, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur đề xuất hỗ trợ các sinh phẩm phục vụ giám sát, chẩn đoán xác định bệnh đậu mùa khỉ.
Theo Báo Chính Phủ

- Cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ vi phạm quảng cáo
- Đào tạo về quản lý và điều trị đái tháo đường cho nhân viên y tế tuyến huyện, xã
- Ca bệnh đầu tiên trong năm ở Hà Nội lây vi khuẩn từ lợn
- Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây sang người
- Không chủ quan với các bệnh nấm phổi thường gặp
- Bộ trưởng Y tế nêu nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế năm 2023
- Hơn 96% bệnh viện khám chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chíp
-
Bình Dương là một trong những địa phương làm rất tốt việc giải ngân vốn đầu tư côngNgày 25/3, tại tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Chương trình “Bình Dương Khởi động - Kết nối - Phát triển mới”; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, cùng Lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; các đồng chí Lãnh đạo các tỉnh, thành đã tham dự.
-
Đào tạo giảng viên nguồn về xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong 2 ngày 22/3 - 23/3, tại TP Vinh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức khóa tập huấn đào tạo giảng viên nguồn (khóa 2) về xử lý rác thải hữu cơ, thân thiện với môi trường.
-
Thủ tướng nhắn nhủ thế hệ trẻ 'dám nghĩ, dám làm, dám khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo'Sáng 25/3, tại TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ V năm 2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức.
-
Bắt tạm giam đối tượng chôn lấp hơn 600 tấn chất thải ra môi trườngNgày 21/3, Công an tỉnh Bình Dương thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Tô Văn Hải - đối tượng chôn lấp hơn 600 tấn chất thải ra môi trường, để điều tra làm rõ theo quy định
-
TP.Hồ Chí Minh hợp tác phát triển kinh tế xã hội với các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung BộSáng 25/3, tại TP.Vinh (tỉnh Nghệ An) đã diễn ra Hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM với một số địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
-
Tiếp sức để gà thương phẩm Phủ Lý vươn xa(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong sáng ngày 24/3 tại xã Phủ Lý (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên), Quỹ Hỗ trợ Nông dân (Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên) đã tổ chức giải ngân 750 triệu đồng cho 10 hộ dân trên địa bàn xã để phát triển “Chăn nuôi gà thương phẩm”.
-
Chủ tịch nước: Phong trào “Nghìn việc tốt” phát huy nét đẹp văn hoá người Việt NamTối 24/3, tại Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dự lễ kỷ niệm 60 năm phong trào “Nghìn việc tốt” và tuyên dương “Dũng sỹ nghìn việc tốt” toàn quốc do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh phối hợp tổ chức.
-
Hai huyện của tỉnh Đồng Nai quyết tâm về đích huyện nông thôn mới nâng cao trong năm nayNăm 2023, Đồng Nai tiếp tục đặt mục tiêu cao trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Đặc biệt, 2 huyện Xuân Lộc và Định Quán đặt mục tiêu về đích huyện NTM nâng cao vào năm 2023.
-
Uỷ quyền cho địa phương cấp, quản lý mã số vùng trồng nông sản xuất khẩuNgày 23/3, Bộ NN-PTNT có văn bản số 1776 (sau đây gọi la văn bản 1776) gửi Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Sở NN-PTNT các tỉnh về việc cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu. Theo đó, quy định mới về cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu sẽ được phân cấp triệt để về địa phương.
-
An Phú Trung từng bước chuyển đổi số để bắt kịp nhịp thở thời đạiXã An Phú Trung là một xã vùng ven của huyện Ba Tri - Tỉnh Bến Tre cách trung tâm huyện 9km, là một xã thuộc tiểu vùng V của huyện Ba Tri, kinh tế chính của bà con trong xã 80% nông nghiệp với diện tích đất sản xuất là 963,77 ha (chủ yếu trồng lúa và chăn nuôi); 20% cơ sở kinh doanh, dịch vụ mua bán nhỏ lẻ. Đến nay, Tân Phú Trung đang từng bước triển khai chuyển đổi số để bắt kịp hơi thở của thời đại.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh