Lào Cai: Nguyên nhân 10 người may mắn thoát nạn khi thảm họa ập xuống làng Nủ
Như vậy, tính đến trưa nay, ngày 13/9, có 48 thi thể được tìm thấy sau vụ lũ quét, 39 người mất tích, 17 người bị thương và 8 người may mắn thoát nạn.
Ngoài ra, cơ quan chức năng đang xác nhận, làm rõ thông tin trong số những nạn nhân mất tích, có một số người đi làm ăn xa.
Ông Hoàng Văn Tiện, chủ hộ 4 người đi lánh nạn ở nhà người thân, nói ông không biết nhà mình trong danh sách mất tích nên không báo cho trưởng thôn. Ông Hoàng Văn Tiện và Hoàng Văn Duân là anh em của Trưởng thôn Làng Nủ - ông Hoàng Văn Diệp.
Sáng hôm xảy ra lũ quét, tiếng nước lũ mạnh đẩy đá lăn lục cục ở suối đánh thức ông Hoàng Văn Tiện từ 5 giờ sáng. "Tôi ra suối xem, rồi sau đó về gọi vợ con dậy. Gần 6 giờ sáng cả nhà cùng ra xem. Taluy nhà ông nội cách đấy 50m cũng đã bị sạt", ông Tiện nhớ lại.
Theo ông Tiên, khi gia đình ông trên đường về nhà thì nghe thấy một tiếng nổ rất lớn phát ra từ trên núi, đất đá bị thổi bay lên hàng trăm mét rồi đổ ụp xuống bản.
“Thấy vậy, cả nhà tôi chạy vội ra khi vực an toàn, từ trên cao nhìn xuống cả làng đã bị san phẳng, không nhìn thấy nóc nhà nào còn sót lại", ông Hoàng Văn Tiện bàng hoàng nhớ lại.
Ngay sau khi vụ sạt lở kết thúc, ông Tiện quay trở lại hiện trường, tìm kiếm người bị thương. Theo ông Tiện, ông đã kịp kéo được hai cháu bé là Hoàng Gia Bảo và Nguyễn Thị Tuynh, năm nay đều 7 tuổi, đang học lớp hai. Còn bố mẹ cháu thì đã bị đè dưới đống đổ nát, mất tích.
Vẫn chưa hết bàng hoàng, khi biết cả làng Nủ đã bị sạt lở đất san phẳng, ông Hoàng Văn Duân kể lại nguyên nhân gia đình ông thoát chết. Theo ông Duân, từ tối hôm trước khi xảy ra trận sạt lở đất, ông đã sang chăm ông nội bị ốm. Sáng hôm sau, ông Duân dậy xem nước tràn vào ruộng không, rồi sang gọi vợ con về.
"Đang từ nhà ông nội ở gần đấy về, tôi thấy đất đá đổ ập xuống. Tôi vôi hô chạy đi, chạy mau đi các con ơi. Rồi gia đình anh trai tôi cũng chạy, chỉ vài phút sau đất đá đá đổ sập xuống chỗ chúng tôi vừa chay qua”, ông Duân kể lại.
Những ngày qua, hai gia đình tá túc ở trường học rồi sang ông nội ở, có tham gia hỗ trợ địa phương cứu hộ cứu nạn. Tuy nhiên, trong lúc đông người, công việc khẩn cấp nên không biết gia đình mình trong danh sách mất tích. Tối qua, sau khi biết tin, họ đã trình báo với chính quyền địa phương.
Chiều qua 12/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã trực tiếp đến hiện trường vụ lũ quét ở thôn Làng Nủ để chia sẻ mất mát với bà con và động viên lực lượng tìm kiếm cứu nạn. Thủ tướng đã nhiều lần xúc động, bật khóc khi chứng kiến nỗi đau, nỗi mất mát quá lớn của người dân nơi đây.
Trong cuộc họp với lãnh đạo tỉnh sau đó, Thủ tướng nhận định, lịch sử Lào Cai chưa bao giờ có trận mưa lũ như lần này. Điều này thể hiện qua phạm vi mưa lũ rộng, đối tượng nhiều, tính chất phức tạp, diễn ra rất nhanh chóng, đột ngột, kỹ năng, trang thiết bị ứng phó còn thiếu, yếu, phản ứng chưa kịp thời, vẫn còn một bộ phận người dân chủ quan.
Thay mặt Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời chia buồn, thăm hỏi sâu sắc nhất tới các gia đình có người thân bị thiệt mạng, mất tích; đồng thời hoan nghênh Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Lào Cai đã nỗ lực, quyết tâm, vận dụng hết khả năng, "gồng mình" ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Thủ tướng biểu dương lực lượng quân đội, công an đã sẵn sàng, triển khai lực lượng từ sớm, từ xa, bám sát địa bàn, sát cánh cùng cấp ủy, chính quyền, nhân dân trong ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ.
Ngoài thiệt hại về vật chất, Thủ tướng cho rằng tổn thương về tinh thần, tâm lý của một bộ phận người dân cũng rất nặng nề, cần được động viên, chia sẻ và có giải pháp kịp thời, nhằm sớm đưa người dân trở lại với cuộc sống hàng ngày.
Theo thống kê chưa đầy đủ, mưa lũ trên địa bàn tỉnh tỉnh Lào Cai đã khiến 9.172 ngôi nhà bị hư hỏng, trong đó có 810 nhà thiệt hại hoàn toàn (hơn 70%). Theo thống kê sơ bộ đến thời điểm này, mưa lũ gây thiệt hại hơn 3.000 tỷ đồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Tạp chí Nông thôn mới kêu gọi các tổ chức, cá nhân, bạn đọc, doanh nghiệp, các nhà hảo cùng chung tay ủng hộ, giúp đỡ đồng bào vượt qua thiên tai và những khó khăn trong và sau bão, lũ sớm ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất.
Việc ủng hộ được chia làm 2 đợt:
* Đợt 1: Ủng hộ để đồng bào đảm bảo cuộc sống
- Thời gian từ 11/9/2024 đến ngày 30/9/2024
- Ủng hộ bằng tiền hoặc hiện vật là các nhu yếu phẩm như: Gạo, mì tôm, lương khô, bánh chưng, bánh mì ruốc, đèn pin, áo phao, chăn, màn, quần, áo, thuốc thông thường…
* Đợt 2: Ủng hộ để giúp đồng bào khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống
- Thời gian từ 01/10/2024 đến ngày 15/11/2024
- Ủng hộ bằng tiền hoặc giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương; vật tư máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp; vật liệu xây dựng nhà cửa; đồ gia dụng…
Sự tham gia ủng hộ của Quý vị là nguồn động viên to lớn đối với đồng bào, giúp đồng bào sớm vượt qua khó khăn, hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất do thiên tai gây ra. Những đóng góp, chia sẻ của quý vị sẽ được chuyển nhanh nhất đến đúng những đối tượng cần ủng hộ.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Tạp chí Nông thôn mới, Tầng 7, Tòa nhà Báo Nông thôn ngày nay - Lô E2, phố Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Điện thoại: 024.38470876 - 0984 599 179; 0976 606 690
Tên tài khoản nhận tiền: Tạp chí Nông thôn mới. Số tài khoản: 1506 201037979 Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Tây Hồ - Hà Nội.
(Ghi rõ tên, địa chỉ của đơn vị, cá nhân ủng hộ. Nội dung ghi: Ủng hộ đồng bào bị thiệt hại vì bão lũ).
-
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồng -
"Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc" -
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025 -
Thầy giáo "quân hàm xanh" đem con chữ đẩy lùi nạn tảo hôn ở miền biên viễn
- Sơn La: Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng
- Doanh nghiệp Việt cần bắt tay cùng làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Nghệ An: Khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động phòng chống Dịch tả lợn Châu Phi
- Làng rau Trà Quế là đại diện của Việt Nam có mặt trong Làng Du lịch tốt nhất" 2024
- Đẩy mạnh truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm
- Tạo tín chỉ carbon nhưng vẫn đảm bảo năng suất lúa
- Bão số 7 tiếp tục giảm cấp và sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới vào đêm 11/11
-
Nghệ An: Tham quan, chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trườngThực hiện Kế hoạch hoạt động Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế". Trong hai ngày 20 và 21/11, Ban Quản lý dự án xử lý rác thải Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức hai đoàn tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm cho tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường tại huyện Quỳnh Lưu.
-
Hội chợ dược liệu 2024: Tiềm năng trường còn rất lớn đối với vùng nguyên liệu dượcHội chợ dược liệu, y dược cổ truyền sẽ góp phần giúp hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng; đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
-
Hội Nông dân huyện Diễn Châu đã chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, xây dựng Hội, xây dựng mô hình, điển hìnhChiều ngày 21/11/2024, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) cùng đoàn công tác đã có chuyến làm việc tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, thăm và lắng nghe tình hình công tác Hội và phong trào nông dân cơ sở năm 2024.
-
Hưng Yên gặt hái thành công với 271 sản phẩm OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) – Hưng Yên đang đẩy mạnh chương trình OCOP với mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 265 - 280 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao. Sau 6 năm triển khai, tỉnh đã có 271 sản phẩm OCOP được công nhận, góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của các làng nghề, địa phương.
-
Thanh Hoá: Tập huấn nghiệp vụ phòng, chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dânTrong 2 ngày 21 và 22/11, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức chương trình tập huấn về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại tố cáo, và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác phòng chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn.
-
Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN thăm và làm việc tại tỉnh Đồng ThápNgày 20/11, tại tỉnh Đồng Tháp, Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) do ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Ban chấp hành Trung ương Hội NDVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, kiểm tra thực tế và thăm các mô hình sản xuất tại trên địa bàn tỉnh.
-
Nghệ An: Phát huy vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mớiHiệu quả từ Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Nghệ An thực sự là luồng gió đổi mới, làm thay đổi căn bản diện mạo khắp các vùng nông thôn của tỉnh. Những kết quả đạt được này mang đậm dấu ấn, vai trò quan trọng của các cấp Hội Nông dân (HND) Nghệ An.
-
Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô(Tapchinongthonmoi.vn) – Sáng ngày 21/11 tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 133 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội), Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang.
-
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồngÔng Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định số 4550/QĐ-UBND ngày 15/11/2024 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương, trụ sở tại Thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
-
Đắk Lắk đưa Cổng Thông tin điện tử của tỉnh lên ZaloUBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành công văn số 1233/UBND-CNCTTĐT gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể… để giới thiệu trang Zalo Official Account “Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk”.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh