Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Thanh Hóa: Trại nuôi lợn công nghệ cao tiếp tục gây ô nhiễm môi trường

Việt Tùng - 07:48 27/04/2024 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina ở xã Tân Phúc (huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) lại tiếp tục gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân nơi đây.

Những ngày gần đây, người dân xã Tân Phúc và thị trấn Lang Chánh luôn phải sống trong cảnh ngột ngạt, bởi mùi hôi thối bốc lên từ trang trại nuôi lợn công nghệ cao của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina. Điều đáng nói là, tình trạng này đã từng xảy ra nhiều lần và đơn vị này cũng đã từng bị xử phạt về việc gây ô nhiễm môi trường.

Ngày 23/4, ông Hoàng Văn Thanh, Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh cho biết, những ngày qua mùi hôi thối phát ra từ trang trại chăn nuôi lợn của Công ty CP Đầu tư nông nghiệp Agri-Vina đã làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống người dân. Do đó, UBND huyện Lang Chánh đã có văn bản yêu cầu doanh nghiệp triển khai các biện pháp nhằm chấm dứt mùi hôi thối, nếu không giải quyết được thì trang trại phải tạm dừng hoạt động để xử lý.

Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina ở xã Tân Phúc (huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) lại tiếp tục gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Minh Hải

Theo đó, qua ghi nhận thực tế của UBND huyện Lang Chánh, những ngày gần đây, tại khu vực ép tách phân của trang trại, việc xử lý mùi hôi từ quá trình chăn nuôi lợn chưa hiệu quả, nồng độ khí gây hôi thối còn cao, và mùi hôi thối sau quạt thông gió chưa được xử lý triệt để, khiến mùi phát tán ra không khí trên phạm vi rộng. 

Cụ thể, mùi hôi thối từ trang trại lợn của Công ty CP Đầu tư nông nghiệp Agri-Vina đã phát tán đến khu dân cư thuộc thị trấn Lang Chánh và xã Tân Phúc làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Đến chiều ngày 23/4, mùi hôi thối vẫn đang rất nồng nặc.

Trước thực trạng trên, UBND huyện Lang Chánh đã yêu cầu Công ty CP Đầu tư nông nghiệp Agri-Vina kịp thời có giải pháp triệt để nhằm chấm dứt mùi hôi thối ảnh hưởng đến người dân; hoặc bổ sung các biện pháp kỹ thuật, công nghệ để chấm dứt mùi hôi thối phát tán trong thời gian ngắn nhất.

Nếu doanh nghiệp không sớm khắc phục tình trạng hôi thối phát tán đến khu dân cư, thì phải dừng hoạt động chăn nuôi.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không sớm khắc phục tình trạng hôi thối phát tán đến khu dân cư, thì phải dừng hoạt động chăn nuôi để đánh giá, bổ sung thêm các giải pháp bảo vệ môi trường, khi nào đảm bảo mới được hoạt động trở lại.

Điều đáng nói là, đây không phải lần đầu tiên trang trại nuôi lợn của Công ty CP Đầu tư nông nghiệp Agri-Vina gây ô nhiễm môi trường. Từ cuối tháng 8 đến tháng 10/2023, trang trại này cũng liên tục gây ra mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến các khu dân cư của xã Tân Phúc và thị trấn Lang Chánh, với khoảng cách gây mùi hôi thối khoảng 4km tính từ vị trí trại lợn.

Được biết, dự án trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao kết hợp trồng rừng sản xuất của Công ty CP Đầu tư nông nghiệp Agri - Vina được UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định cho thuê đất từ tháng 7/2022, với tổng diện tích hơn 37ha. Trong đó, gần 18ha diện tích đất để xây dựng các hạng mục công trình nuôi lợn với quy mô nuôi 60.000 con lợn thịt/năm; và hơn 19ha còn lại để trồng rừng sản xuất.

Trang trại của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina thiết kế nuôi 60.000 con lợn/năm, hiện đang nuôi 30.000 con lợn các loại.

Sau khi được cấp phép xây dựng, doanh nghiệp đã xây dựng hàng chục dãy chuồng nuôi và tiến hành chăn nuôi. Theo đó, hiện tại trang trại chăn nuôi đang nuôi khoảng 30.000 con lợn từ lợn con đến lợn trưởng thành. Thời điểm này, ở Thanh Hóa thời tiết nắng nóng, mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ trang trại lợn của Công ty CP Đầu tư nông nghiệp Agri-Vina khiến người dân nơi đây vô cùng khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe của người dân.

“Trước đó, trong quá trình hoạt động, chủ trang trại thực hiện không đầy đủ một trong các nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định như: Chưa lắp đặt đầy đủ giàn phun sương, sử dụng chế phẩm vi sinh hạn chế mùi hôi phía sau quạt hút của các chuồng nuôi. Do đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi nêu trên và ban hành quyết định xử phạt với tổng số tiền phạt 70 triệu đồng. Ngoài ra, trang trại này còn bị phạt 25 triệu đồng về hành vi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường không đúng thời hạn”.

Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An chỉ đạo kiểm tra thông tin trại lợn Masan gây ô nhiễm
(Tapchinongthonmoi.vn) - Sau khi Tạp chí Nông thôn mới phản ánh trình trạng ô nhiễm môi trường từ trang trại nuôi lợn lớn của Công ty TNHH MNS Farm Nghệ An (thành viên thuộc Tập đoàn Masan) tại xã Hạ Sơn (huyện Quỳ Hợp – tỉnh Nghệ An), ông Thái Thanh Quý - Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan và UBND huyện Quỳ Hợp kiểm tra, báo cáo tình hình thực tế.
  • Gia Lai: Xã Bàu Cạn phấn đấu xây dựng nông thôn mới nâng cao
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Sau khi được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2016, xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai đã tiếp tục được Huyện uỷ giao nhiệm vụ nâng cao chất lượng và giữ vững các tiêu chí, chỉ tiêu đã đạt được, tập trung tuyên truyền, huy động các nguồn lực cùng chung tay xây dựng NTM nâng cao.
  • Cảnh báo nguy cơ tử vong do nhiễm liên cầu lợn
    Thời gian gần đây xuất hiện nhiều ca nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế khuyến cáo, để phòng bệnh liên cầu lợn, người dân nên ăn chín, uống sôi và không nên giết mổ lợn ốm chết.
  • Phát triển du lịch cộng đồng – hướng đi mới ở Tịnh Khê
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Rừng dừa nước xã Tịnh Khê được ví như “miền Tây” trong lòng thành phố Quảng Ngãi, việc phát triển du lịch cộng đồng giúp người dân vừa khai thác tiềm năng, lợi thế của cánh rừng ngập mặn và duy trì, bảo tồn di tích lịch sử của rừng dừa trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ của dân tộc ở miền Đông huyện Sơn Tịnh (nay mở rộng thành TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi).
  • Hoàn thiện chính sách thu tiền sử dụng đất, thuê đất, đáp ứng yêu cầu cuộc sống
    Căn cứ Luật Đất đai năm 2013, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định về việc thực hiện chính sách thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2024 đã có những nội dung thay đổi lớn liên quan đến tài chính về đất đai. Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước theo các văn bản nêu trên có phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập cần sớm được khắc phục trong các bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024.
  • Về Đường Lâm thăm lăng mộ hai Vua
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Cách trung tâm Thủ đô chưa tới 50km, có một ngôi cổ trấn bình yên đã tồn tại hàng ngàn năm, đó là làng Đường Lâm. Ngôi làng cổ kính này không chỉ để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng du khách về kiến trúc, cảnh quan độc đáo mà còn là nơi sinh ra hai vị vua, hai vị Anh hùng Dân tộc đã để lại những mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
  • Cô gái Tày mong “đưa hát Then đi khắp đất nước”
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Tròn 30 tuổi, nhưng cô gái Đàm Thanh Hiền, người dân tộc Tày ở thôn Quan Hạ, xã Trung Yên (huyện Quan Sơn, tỉnh Tuyên Quang) đã có gần 20 năm gắn bó với hát Then - đàn Tính. Chính tiếng hát Then của mẹ khi dệt vải, của ông bà bên bữa cơm, đã khiến cô khát khao đi vào và tìm hiểu “thế giới Then - Tính” đầy thú vị này.