Thủ tướng: Gắn kết, chủ động và trách nhiệm đã trở thành một ‘thương hiệu’ của ASEAN
“Gắn kết và chủ động thích ứng” không chỉ đơn thuần là chủ đề của năm 2020 mà điều đó cùng với tinh thần chủ động và trách nhiệm đã trở thành một “thương hiệu” của ASEAN, khi chúng ta tay trong tay, ngẩng cao đầu đối diện với khó khăn thách thức, đoàn kết cùng vượt sóng gió, tự tin tiến lên.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ chủ trì Hội nghị trong các ngày từ 9-12/9. Đây là loạt hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lớn và quan trọng nhất trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam và đây là lần đầu tiên hội nghị thường niên này được tổ chức trực tuyến.
Hội nghị lần này là minh chứng cho việc ASEAN đang điều chỉnh, thích nghi với hoàn cảnh mới, vững vàng, gắn kết cùng vượt khó khăn, thử thách. Năm 2020 là năm có nhiều sự kiện. ASEAN bước sang thập kỷ thứ 6, Cộng đồng đã hình thành 5 năm, đang phát triển mạnh mẽ, trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới và là lực lượng quan trọng, giữ vai trò trung tâm cho đối thoại, hợp tác vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực. “Những thành quả đáng trân quý ấy đang được thử lửa trong môi trường đầy biến động, với những thách thức chưa từng thấy, nhất là sự bùng phát dịch COVID-19”, Thủ tướng nói.
“Thương hiệu” vượt khó đã được khẳng định rõ trong hơn 8 tháng qua, thể hiện qua các cam kết ở cấp cao nhất mà lãnh đạo ASEAN đã thông qua tháng 4/2020 tại Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN, ASEAN+3 và tháng 6/2020 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36. Đó cũng là nỗ lực của các Trụ cột Cộng đồng hợp tác, mở rộng liên kết, thực hiện “mục tiêu kép” vừa đẩy mạnh phát triển vừa kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Nhân dịp này, Thủ tướng đánh giá cao việc các cơ quan của ASEAN đã đưa cả bộ máy vào cuộc, từng bước hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh và người dân ổn định đời sống. Những sáng kiến như lập Quỹ ứng phó COVID-19, lập Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực, xây dựng Quy trình chuẩn ứng phó dịch bệnh và thúc đẩy Phục hồi tổng thể, không chỉ giúp chúng ta vượt qua dịch bệnh, mà còn là chất keo gắn kết các nước thành viên.
“Vững vàng, bản lĩnh trước những biến chuyển phức tạp của tình hình, tôi đánh giá cao Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Ngoại giao nhân kỷ niệm 53 năm thành lập ASEAN, đã khẳng định quyết tâm duy trì khu vực Đông Nam Á hòa bình, an ninh, trung lập và ổn định, củng cố đoàn kết, tự cường, đề cao vai trò trung tâm của ASEAN, thúc đẩy xây dựng lòng tin, tôn trọng lẫn nhau và dựa trên luật lệ”, Thủ tướng nêu rõ.
Vai trò, vị thế quốc tế của ASEAN ngày càng được nâng cao. Là Chủ tịch ASEAN, vừa qua, Thủ tướng đã dự Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến G-20, Hội nghị Phong trào Không liên kết, Hội nghị đại hội đồng của Tổ chức Y tế Thế giới WHO/LHQ về ứng phó dịch COVID-19 và đã chuyển tải thông điệp mạnh mẽ của ASEAN đồng hành cùng cộng đồng quốc tế đối phó với thách thức mang tính toàn cầu này. Thủ tướng hoan nghênh Tổng Thư ký ASEAN lần đầu tiên phát biểu tại Hội đồng Bảo an LHQ thể hiện hợp tác, cam kết và đóng góp của ASEAN vào nỗ lực duy trì hòa bình, an ninh của LHQ.
Chỉ còn 4 tháng nữa năm 2020 sẽ khép lại, thời gian không còn nhiều, dịch bệnh tiếp diễn rất phức tạp, người dân và doanh nghiệp đang phải gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề quá sức; môi trường kinh tế, địa chính trị khu vực, bao gồm cả Biển Đông, đang có nhiều biến động mạnh, tác động tới hòa bình, ổn định. Để tiếp nối những kết quả đã đạt được, Thủ ướng đề nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN quan tâm thúc đẩy những ưu tiên:
Một là, tiếp tục đề cao đoàn kết, giữ vững thống nhất, triển khai thành công các kế hoạch tổng thể thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. Kịp thời đánh giá, nâng cao hiệu quả triển khai Hiến chương ASEAN, bộ máy ASEAN, làm cơ sở hoạch định tầm nhìn phát triển cho ASEAN sau 2025.
Hai là, tập trung đẩy lùi dịch COVID-19, thúc đẩy phục hồi bền vững. Tôi đề nghị sử dụng hiệu quả Quỹ ứng phó COVID-19 và đưa vào vận hành Kho dự phòng vật tư y tế cho hỗ trợ năng lực ứng phó của ASEAN. Nhanh chóng giúp đỡ người dân ổn định cuộc sống, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh, phục hồi tăng trưởng kinh tế. Thực hiện thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng, đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các tiểu vùng, như Mekong, với ASEAN…
Ba là, phát huy hiệu quả vai trò trung tâm của ASEAN trong thúc đẩy đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin tại khu vực; từ đó hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử; đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng, tin cậy, bình đẳng trong quan hệ giữa các quốc gia khu vực, các đối tác; giải quyết hòa bình các tranh chấp, khác biệt trên cơ sở luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982 và tinh thần các văn kiện quy chuẩn của ASEAN về ứng xử chung ở khu vực như Hiệp ước hữu nghị TAC, Tuyên bố DOC, Tài liệu AOIP (quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương)…
Trong bối cảnh phức tạp hiện nay, ASEAN cần tiếp tục kiên định với con đường và phương cách của mình trong hơn 5 thập kỷ, như tinh thần Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Ngoại giao về duy trì hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á ngày 8/8/2020 vừa qua.
“Chúng ta tiếp tục phát huy những giá trị, bản sắc của ASEAN, đó là chất keo gắn bó người dân các nước thành viên trong tình thân ái, sẻ chia, gắn kết như hình ảnh “bó lúa vàng” trên nền xanh của lá cờ ASEAN cùng với bài hát ASEAN mà chúng ta cần thúc đẩy để trở thành những biểu tượng phổ biến, niềm tự hào của 650 triệu người dân ASEAN”, Thủ tướng nói, khẳng định cam kết của Việt Nam nỗ lực hết mình cùng các nước thành viên xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN và “trông đợi sự ủng hộ và hợp tác từ các bạn để có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm kỳ 2020, vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, tiếp thu chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, “chúng ta sẽ tiếp tục củng cố đoàn kết, thống nhất, đồng cảm và chia sẻ, tôn trọng những lợi ích, quan tâm của nhau để các nước thành viên gắn kết bền vững trong một Cộng đồng ASEAN vững mạnh”.
Tiếp nối nỗ lực của ASEAN những năm trước, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh kết nối, phát triển bền vững, khuyến khích đổi mới sáng tạo, thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và đồng đều, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Xác định nguy cơ dịch bệnh COVID-19 còn thường trực, chúng ta một mặt chủ động kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh thông qua nỗ lực ngăn ngừa lây nhiễm, phát triển vaccine và thuốc điều trị tiếp cận rộng rãi với người dân, mặt khác, cần triển khai ngay các biện pháp hiệu quả hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục hậu quả của dịch bệnh, từng bước phục hồi nền kinh tế và ổn định đời sống xã hội.
Để giảm thiểu hệ quả từ những biến động phức tạp của môi trường chiến lược khu vực và quốc tế, để duy trì ổn định tình hình, tập trung ứng phó dịch bệnh, cần chú trọng củng cố các thiết chế đối thoại và hợp tác khu vực do ASEAN dẫn dắt và làm động lực. Chúng ta sẽ trao đổi về phương hướng phát triển của các diễn đàn như: EAS nhân kỷ niệm 15 năm hình thành, ARF với giai đoạn hợp tác và chương trình hành động mới 2020-2030, tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác với các Đối tác theo các khuôn khổ ASEAN+1, ASEAN+3, để các cơ chế này có thể phát huy tốt nhất vai trò của mình trong bối cảnh mới.
Song song với đó là nỗ lực xây dựng và thực thi các chuẩn mực ứng xử phổ quát, đề cao các nguyên tắc của Hiến chương LHQ và Hiến chương ASEAN trong quan hệ giữa các quốc gia, trong đó có tuân thủ luật pháp quốc tế, bình đẳng, tôn trọng, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Tin cậy chiến lược sẽ là yếu tố quan trọng hóa giải nghi kỵ, thực tâm hợp tác trên cơ sở cùng có lợi và ngăn ngừa nguy cơ xung đột.
ASEAN sẽ tiếp tục tham gia đóng góp và phát huy vai trò trong các nỗ lực duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. Các thách thức đối với an ninh và ổn định ở khu vực luôn hiện hữu, trong đó có các nhân tố đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, tuyến hàng hải huyết mạch của khu vực và thế giới. ASEAN sẽ kiên định với lập trường nguyên tắc, nhấn mạnh kiềm chế, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, thúc đẩy đối thoại, tăng cường xây dựng lòng tin, không quân sự hóa, không làm phức tạp tình hình. ASEAN kiên định thúc đẩy triển khai đầy đủ, nghiêm túc Tuyên bố DOC và nỗ lực xây dựng Bộ quy tắc COC hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển UNCLOS 1982.
“ASEAN chúng ta gắn kết một lòng, với niềm tự hào trong tim, bước ra thế giới”, những ca từ trong lời bài ca ASEAN từ đầu buổi lễ khai mạc vẫn còn đọng lại trong chúng ta đầy cảm xúc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nói.
(Theo Chính phủ)
-
Việt Nam luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại -
Tổng Bí thư đề nghị Bắc Ninh thí điểm triển khai mô hình chính quyền đô thị -
Thủ tướng: Việt Nam đang tràn đầy khát vọng và quyết tâm bước vào kỷ nguyên mới -
Phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số giúp đất nước phát triển nhanh và bền vững
- Thủ tướng: Với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà dột nát
- Dự kiến bộ máy Chính phủ có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ, không còn cấp tổng cục
- Ông Đặng Xuân Phong làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên
- Các dấu ấn đặc biệt trong chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Lào
- Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam
- Ấm áp chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”
-
Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phíMục tiêu của Chương trình là thực hiện kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp hữu hiệu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức.
-
Việt Nam luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoạiTổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện với Nga, luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại.
-
Xuất khẩu hạt điều Việt Nam năm 2024 lập kỷ lục, tiếp tục dẫn đầu thế giới(Tapchinongthonmoi.vn) - Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí quốc gia xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới trong năm thứ 18 liên tiếp, chiếm hơn 80% tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu toàn cầu. Với kim ngạch đạt 4,37 tỷ USD, xuất khẩu hạt điều năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng cả về lượng và giá trị, khẳng định sức mạnh của ngành Điều Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Tổng Bí thư đề nghị Bắc Ninh thí điểm triển khai mô hình chính quyền đô thịTổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh tỉnh Bắc Ninh phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào cuối năm 2026, đề nghị Bắc Ninh thí điểm triển khai mô hình chính quyền đô thị.
-
Thủ tướng: Việt Nam đang tràn đầy khát vọng và quyết tâm bước vào kỷ nguyên mớiThủ tướng cho biết bước sang năm mới 2025, Việt Nam đang tràn đầy khát vọng và quyết tâm bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.
-
Phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số giúp đất nước phát triển nhanh và bền vữngNgày 13/01, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hội trường Ba Đình kết hợp với trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
-
Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối nămThực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết Nguyên đán, Xuân Ất Tỵ và các lễ hội Xuân 2025, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lạng Sơn huy động lực lượng, phương tiện đồng loạt ra quân tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường trên địa bàn.
-
Vai trò của công tác giáo dục xã hội trong phát triển đất nướcTrong sự phát triển toàn diện của đất nước, công tác giáo dục xã hội đạt được những thành quả đáng tự hào và trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển chung; góp phần nâng cao dân trí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển của giáo dục xã hội là minh chứng sống động cho khát vọng vươn lên và hội nhập quốc tế của Việt Nam, đồng thời củng cố vị thế của đất nước trên bản đồ thế giới.
-
Quảng Bình: Cứu nạn 8 ngư dân trên hai tàu cá bị chìm, cháy trên biểnTàu cá số hiệu NĐ-92357.TS bị mắc cạn, sóng to đánh chìm, 6 thuyền viên được đưa vào bờ an toàn trong khi tàu cá BV-92536.TS bị chập điện gây cháy.
-
Thủ tướng: Với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà dột nátThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
4 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
5 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix